Triệu chứng đau dạ dày nhẹ – Mẹo chữa không cần thuốc

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Đau dạ dày nhẹ có những triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với tình trạng sức khỏe khác. Do đó, người bệnh không nên chủ quan mà cần tìm hiểu nguyên nhân để áp dụng đúng phương pháp điều trị. Bởi, trường hợp đau dạ dày nhẹ không được khắc phục có nguy cơ chuyển biến nặng hơn, khi đó việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Triệu chứng đau dạ dày nhẹ - Mẹo chữa không cần thuốc
Đau dạ dày nhẹ là gì?

Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa bệnh nổi tiếng nhất hiện nay trong lĩnh vực YHCT. Trung tâm đã cứu giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh, đau đớn do bệnh dạ dày. Trong đó bao gồm cả nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng, NS Chiến Thắng, NS Thu Hà…

Đau dạ dày hình thành như thế nào?

Dạ dày là cơ quan đảm nhiệm nhiệm vụ chứa đựng thức ăn của cho cơ thể. Cơ quan này nằm ở vị trí thông giữa thực quản và ruột non. Thông thường, khi thức ăn được đưa vào dạ dày, tại đây chúng sẽ được nghiền nhuyễn, trộn chung với axit tiêu hóa trong dạ dày.

Cũng ở dạ dày, một phần dưỡng chất trong thức ăn sẽ được hấp thụ, phần còn lại sẽ tiếp tục được chuyển xuống ruột non. Nếu trong quá trình tiêu hóa xảy ra vấn đề sẽ gây nên tình trạng đau dạ dày. Theo đó, lớp niêm mạc bị tổn thương ở mức độ nhất định.

Cụ thể như, lớp niêm mạc dạ dày bị bong tróc, xước, viêm, sưng, loét hay xuất huyết. Nguyên nhân gây nên tình trạng đau dạ dày có thể là do hàm lượng axit dạ dày tăng cao. Bên cạnh đó, sự phát triển quá mức của hại khuẩn, ký sinh trùng,…có sẵn trong dạ dày cũng là tác nhân gây nên những cơn đau khó chịu.

Ở trạng thái bình thường, lớp niêm mạc dạ dày được bao bọc bởi một lớp dịch nhầy. Tuy nhiên, gặp một số vấn đề mà lớp dịch này bị phá vỡ, mất đi hoặc không còn hoạt động. Điều này khiến cho axit dạ dày có cơ hội gây viêm loét, tổn thương niêm mạc. Mỗi người bệnh sẽ có vị trí đau không giống nhau, hiện tượng này có thể gọi chung là bệnh đau dạ dày.

Cách triệu chứng đau dạ dày nhẹ

Đau dạ dày nhẹ hay đau dạ dày mãn tính không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, cảm giác đau rát khó chịu sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt và tâm lý. Bên cạnh đó, khi bệnh không được kiểm soát có thể biến chứng gây hại cho hệ thống tiêu hóa, thậm chí gây ung thư dạ dày.

Chính vì thế, bạn đọc nên sớm nhận biết tình trạng đau dạ dày, thăm khám và điều trị. Nếu áp dụng những biện pháp kiểm soát từ giai đoạn khởi phát, cơ hội điều trị dứt điểm bệnh sẽ càng cao. Theo đó, một số triệu chứng đau dạ dày nhẹ điển hình như:

Xuất hiện cảm giác đau bụng

Bụng xuất hiện những cơn đau bất thường có nhiều nguy cơ là dấu hiệu sớm của chứng đau dạ dày. Dựa vào vị trí và đặc điểm của cơn đau để nhận biết đây có phải là đau dạ dày hay các bệnh lý tương tự khác. Do đó, bạn nên theo dõi và xác định vị trí đau:

Cách triệu chứng đau dạ dày nhẹ
Cơn đau dạ dày xuất hiện gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh
  • Đau vùng thượng vị: Vị trí trên rốn dưới xương ức. Thường nhiều người nhầm lẫn vị trí đau này với bệnh tá tràng. Thế nhưng, khi bị đau dạ dày, thượng vị sẽ xuất hiện các cơn đau âm ỉ, kèm theo tình trạng tức hay nóng rát khó chịu. Cơn đau có thể kéo dài 1 – 2 tuần, tái lại nhiều lần, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết hoặc khi người bệnh sử dụng các thực phẩm cay, nóng, uống rượu, bia. Trong khi đó, bệnh về tá tràng lại hình thành những cơn đau khi bụng đói.
  • Đau vùng giữa bụng: Đối với trường hợp này, vị trí đau tương đối khó xác định chính xác liệu có phải là đau dạ dày hay không. Tuy nhiên, thường nếu là đau do dạ dày bị tổn thương, cơn đau sẽ xuất hiện từ rốn kéo xuống tới bụng phía bên phải. Người bệnh phải đối mặt với cơn đau âm ỉ, có khi quặn thắt khó chịu.
  • Đau bên trái bụng: Không chỉ gây đau, nếu là đau dạ dày bệnh nhân còn cảm thấy bụng nóng, thường xuyên cảm thấy đói. Cơn đau dần dần thuyên giảm khi người bệnh ăn, tuy nhiên ăn xong lại thấy căng tức.

Ăn không cảm thấy ngon

Triệu chứng này không chỉ khi bị đau dạ dày mới xuất hiện, bởi nó có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau. Tuy nhiên, ở đa số người mắc bệnh về dạ dày, dù đau nhẹ hay nặng thì biểu hiện này vẫn khá đặc trưng. Nguyên nhân khiến biểu hiện này hình thành là do những tổn thương bên trong dạ dày khiến chức năng tiêu hóa gặp vấn đề. 

Do đó, thức ăn không được tiêu hóa hết khiến bụng luôn có cảm giác căng cứng, nặng nề. Chính vì điều này mà cơ thể xuất hiện cảm giác không muốn ăn, ăn không còn cảm thấy ngon miệng như bình thường. Bên cạnh đó, khi ăn xong, bụng của người bệnh sẽ bị căng trướng, xuất hiện nhiều cơn đau âm ỉ.

Ơ chua, ợ hơi

Một trong những biểu hiện rõ rệt khi cơ thể gặp những vấn đề ở hệ thống tiêu hóa là tình trạng ợ chua, ợ hơi. Các chuyên gia lý giải hiện tượng này hình thành khi lượng axit dạ dày tăng quá cao gây nên tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Cách triệu chứng đau dạ dày nhẹ
Tình trạng đau dạ dày ở thể nhẹ người bệnh thường xuyên bị ợ hơi, ợ nóng

Bên cạnh đó, khi thức ăn không được tiêu hóa, đọng lại trong dạ dày lâu ngày sẽ lên men và sinh hơi. Chính vì thế mà nhiều người bệnh bị đau dạ dày sẽ kèm theo tình trạng ợ hơi, ợ chua tương đối khó chịu. 

Buồn nôn, nôn

Bên cạnh những biểu hiện kể trên, người bị đau dạ dày nhẹ có thể còn kèm theo triệu chứng buồn nôn, nôn. Điển hình là khi người bệnh cảm thấy khó chịu, cổ họng nhộn nhạo, lượng axit tiêu hóa dư thừa quá mức gây sức ép cho cơ vòng thực quản khiến cơ quan này mở ra không đúng lúc. Chính vì thế mà lượng axit trào ngược lên trên cùng với thức ăn.

Theo các chuyên gia, đây cũng là cách mà dạ dày cân bằng lại lượng dịch vị tiêu hóa. Thế nhưng, khi người bệnh bị nôn mửa, trào ngược thường xuyên, thực quản có thể bị tổn thương khiến viêm loét nguy hại. Nguyên nhân là vì lượng axit trào ngược bào mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc thực quản, kèm theo những tác động của thức ăn gây nên sự cọ xát, trầy xước thực quản.

Không chỉ có những triệu chứng kể trên, người bị đau dạ dày nhẹ còn gặp một số biểu hiện khác như cân nặng tụt giảm không nguyên nhân, cơ thể bị thiếu máu, khó khăn trong việc đi đại tiện,…Để phòng ngừa rủi ro, khi bạn nhận thấy những dấu hiệu bất ổn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra và can thiệp, kiểm soát sớm.

Mẹo chữa đau dạ dày nhẹ không cần dùng thuốc

Đau dạ dày nhẹ có thể áp dụng những mẹo chữa tại nhà mà không cần can thiệp thuốc tân dược điều trị. Bằng các biện pháp đơn giản, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng đau, đồng thời ít gặp tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên, hiệu quả nhanh hay chậm còn phụ thuộc với cơ địa của từng người.

Song song với áp dụng các mẹo chữa, người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để thúc đẩy nhanh quá trình điều trị. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản, bạn đọc có thể tham khảo:

Chườm nóng giảm đau dạ dày nhẹ

Biện pháp giảm đau dạ dày nhẹ bằng cách chườm nóng được nhiều người áp dụng. Với tác dụng của nước nóng, tình trạng đau bụng sẽ được cải thiện. Do nhiệt độc giúp kích thích máu huyết lưu thông, giãn các cơ, đặc biệt là ở khu vực dạ dày. Bạn có thể thực hiện theo 2 cách đơn giản sau:

Mẹo chữa đau dạ dày nhẹ không cần dùng thuốc
Giảm đau dạ dày bằng cách chườm nóng được nhiều người áp dụng
  • Cách 1: Bạn đổ nước nóng vào một chai thủy tinh có nắp đậy kín hoặc để an toàn có thể đổ nước vào trong túi chườm chuyên dụng. Sau đó, đối với chai thủy tinh, bạn nên bọc thêm một lớp khăn rồi chườm lên bụng để tránh bỏng da. Túi chườm thì bạn chỉ cần chườm trực tiếp lên vị trí bụng bị đau. Nếu nhà không có hai dụng cụ này, bạn có thể nhúng nước ấm bằng khăn bông, vắt khô nước và chườm.
  • Cách 2: Bạn sử dụng muối rang nóng để chườm. Cách này cũng được nhiều người áp dụng. Sau khi muối rang nóng, cho vào một cái khăn, bọc cẩn thận và chườm lên bụng. Sức nóng của muối vô cùng hiệu quả trong việc giảm đau dạ dày nhẹ.

Massage bụng giúp giảm đau dạ dày nhẹ 

Massage nhẹ nhàng bụng giúp giảm đau dạ dày không cần dùng thuốc, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Những tác động giúp lưu thông máu đến bụng, giảm đau dạ dày. Đây là biện pháp thường được nhiều người bệnh sử dụng để làm dịu cơn đau trong quá trình đến gặp bác sĩ thăm khám. Theo đó, bạn chỉ cần thực hiện các thao tác đơn giản sau:

  • Bạn đặt hai bàn tay xếp chồng lên nhau, sau đó tiến hành xoa bụng nhẹ nhàng theo chiều thuận kim đồng hồ.
  • Trong quá trình xoa, bạn dùng tay ấn nhẹ lên bụng, đồng thời giữ cho hơi thở ở bụng ra vào lâu hơn.
  • Sử dụng ngón cái ấn nhẹ lên vị trí đang bị đau, nếu bạn cảm thấy dễ chịu hơn thì tiếp tục thực hiện đến khi cơn đau giảm dần.
  • Bạn nên nằm ngửa trong khi massage bụng, có thể sử dụng một vài giọt dầu gió để hiệu quả được tốt hơn.

Sử dụng trà hoa cúc uống giảm đau dạ dày nhẹ

Trà hoa cúc La Mã là một trong những thảo dược thiên nhiên có nhiều tác dụng cho sức khỏe con người. Khi bị đau dạ dày nhẹ, bạn có thể sử dụng loại trà này để chữa mà không cần can thiệp bằng thuốc tây. Theo đó, trà có công dụng tốt trong việc thư giãn các cơ trong hệ tiêu hóa, giảm táo bón và đặc biệt là làm dịu cơn đau dạ dày, giúp người bệnh ngủ ngon và sâu giấc. Sử dụng bằng cách sau:

Mẹo chữa đau dạ dày nhẹ không cần dùng thuốc
Uống trà hoa cúc xoa dịu cơn đau dạ dày
  • Lấy một ít trà hoa cúc khô hãm cùng với nước sôi.
  • Sau khi trà hòa tan tinh chất thì uống, sử dụng tốt nhất lúc trà còn ấm.
  • Uống mỗi tối trước 30 – 60 phút trước khi ngủ để cải thiện chứng đau dạ dày nhẹ.

Uống sữa ấm hay nước ấm giảm đau dạ dày

Sữa ấm, nước ấm pha một ít muối loãng giúp cho người bệnh cải thiện tình trạng co thắt dạ dày. Bạn có thể thực hiện với 2 cách như:

  • Cách 1: Bạn pha một cốc nước muối loãng bằng nước ấm, sau đó uống từng ngụm nhỏ, từ từ cho đến khi thấy cơn đau cải thiện.
  • Cách 2: Bạn pha một ly sữa ấm, sau đó cũng uống từ từ tương tự như cách trên, áp dụng khi thấy đau. Nên sử dụng lượng sữa nhỏ, không nên uống quá nhiều. Bởi, sữa cũng có thể khiến cho tình trạng đau nghiêm trọng hơn nếu bạn uống một lúc lượng sữa lớn, gây kích thích tăng sinh axit dạ dày, dẫn đến đau nặng nề hơn.

Uống trà gừng giảm đau dạ dày nhẹ

Ngoài cách sử dụng sữa ấm, nước ấm, uống trà hoa cúc, bạn có thể sử dụng vài lát gừng pha trà để chữa đau dạ dày nhẹ tại nhà. Do trong gừng chứa nhiều dưỡng chất giúp kháng viêm, chống lại quá trình oxy hóa, kháng khuẩn. Không những giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày, nước gừng ấm còn giúp thúc đẩy nhu động ruột hoạt động, xoa dịu những cơn đau thắt an toàn. Áp dụng cách thức thực hiện đơn giản sau:

  • Bạn chuẩn bị gừng tươi khoảng 10g, rửa sạch, để cho ráo nước.
  • Sau đó bạn cắt gừng thành nhiều lát mỏng, cho vào ly nước sôi vài lát, đậy nắp.
  • Hãm như hãm trà trong khoảng 15 phút thì có thể uống.
  • Bạn có thể cho thêm một ít mật ong vào để uống. Sử dụng loại gừng còn tươi, không nên sử dụng dạng khô. Ngoài ra, do gừng có tính nóng nên nếu đang bị sốt cao, bị trĩ, táo bón không nên áp dụng mẹo chữa này.

Cải thiện đau dạ dày nhẹ bằng nghệ, mật ong

Nghệ và mật ong là hai nguyên liệu thiên nhiên thường được sử dụng để điều trị một số vấn đề dạ dày, trong đó có chứng đau dạ dày nhẹ. Với thành phần chất chống oxy hóa, và những dưỡng chất mang lại công dụng kháng viêm, thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương diễn ra nhanh hơn. Vì thế, nhiều người đã áp dụng cách làm này để giảm đau dạ dày tại nhà:

Mẹo chữa đau dạ dày nhẹ không cần dùng thuốc
Sử dụng nghệ kết hợp một ít mật ong giúp giảm đau dạ dày tại nhà hiệu quả
  • Pha 1 muỗng mật ong nguyên chất và 2 muỗng bột nghệ với nước ấm.
  • Khuấy đều dung dịch và uống khi còn ấm.
  • Sử dụng hiệu quả khi bị đau dạ dày và trước khi đi ngủ để ngăn ngừa các triệu chứng xuất hiện trong đêm.

Trên đây là các mẹo chữa đau dạ dày nhẹ mà không cần dùng thuốc. Bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng. Để hiệu quả đạt được tốt nhất, bạn nên kết hợp điều trị và thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học hơn.

Phòng ngừa đau dạ dày nhẹ như thế nào?

Khi nhận thấy những triệu chứng đau dạ dày nhẹ, mới khởi phát, bạn đọc có thể áp dụng những biện pháp giảm đau kể trên. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, phòng tránh biến chứng, bạn nên lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:

  • Để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.
  • Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt. Ăn đúng bữa, tránh việc nhịn đói hay ăn quá no trong cùng một bữa ăn. Bạn nên chia nhỏ bữa ăn, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi ăn, chú ý nhai kỹ, ăn chậm, không chạy nhảy hay vận động mạnh ngay sau khi ăn. Ngoài ra, để tránh trào ngược dạ dày, hay tránh việc cản trở tiêu hóa, bạn không nên nằm ngay sau khi mới ăn no.
  • Hạn chế ăn thức ăn chế biến nhiều dầu mỡ, gia vị, tránh thức uống có cồn, chất kích thích,…
  • Trường hợp nhận thấy cơ thể có triệu chứng buồn nôn, bạn không nên sử dụng thực phẩm chế biến từ sữa hoặc những loại chứa nhiều axit như chanh, cam,…

    Phòng ngừa đau dạ dày nhẹ như thế nào?
    Thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, để cơ thể được nghỉ ngơi thư giãn để bệnh đau dạ dày sớm cải thiện
  • Uống đủ nước mỗi ngày, luyện tập thể dục, thể thao vừa sức để cải thiện hệ tiêu hóa, tuy nhiên không nên luyện tập sau khi ăn no. 
  • Khi nhận thấy có thể có những triệu chứng bất thường, bạn nên thăm khám y tế để tìm hiểu nguyên nhân và can thiệp điều trị. Không nên tự ý mua thuốc tân dược sử dụng khi chưa được bác sĩ chỉ định. Nếu uống sai thuốc, sai liều lượng có thể khiến cơ thể xảy ra những phản ứng phụ hoặc tương tác thành phần thuốc nguy hại.

Đau dạ dày nhẹ nếu sớm được điều trị khắc phục sẽ không gây hại quá mức đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, trường hợp chủ quan, tình trạng đau có thể chuyển biến nặng, thậm chí biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng. Do đó, bạn nên thăm khám sớm và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Đau Dạ Dày Ăn Bánh Mì Rất Tốt – Không Nên Kiêng

Người bị đau dạ dày có nên ăn bánh mì không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm....

Đi đại tiện ra máu ở nữ – Nguyên nhân và cách điều trị

Đi đại tiện ra máu ở nữ là hiện tượng thường gặp ở những người bị bệnh trĩ, xuất huyết...

Những Nhóm Thuốc Dùng Trong Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng vết loét hình thành ở lớp lót bên trong niêm mạc...

Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Trong thời kỳ mang thai, tâm lý, sinh lý và nội tiết tố của cơ thể thay đổi đột ngột...

Sau Khi Nội Soi Dạ Dày Xong Nên Ăn Gì, Tránh Gì?

Khi tiến hành chẩn đoán bệnh lý bằng phương pháp nội soi dạ dày, những triệu chứng khó chịu như...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.