Phương pháp chữa chàm môi bằng Đông y

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh chàm môi tưởng chừng đơn giản nhưng không hề đơn giản như bạn nghĩ, đau khi mở miệng nói chuyện, đau khi ăn uống, kèm theo những con nhức ảnh hưởng không hề nhỏ đến giao tiếp. Hiện có khá nhiều phương pháp điều trị chàm môi, một trong số đó là phương pháp Đông y vừa an toàn vừa hiệu quả được nhiều người bệnh áp dụng.

chữa chàm môi bằng Đông y
Chữa chàm môi bằng các bài thuốc Đông y vừa an toàn vừa hiệu quả

Tại sao nên chữa chàm môi bằng phương pháp Đông y?

Với nền y khoa ngày càng phát triển, hiện có khá nhiều phương pháp điều trị chàm môi, người bệnh có thể lựa chọn như: phương pháp Tây y, phương pháp Đông y hoặc kết hợp cả hai phương pháp. Phương pháp Đông y được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn để điều trị chàm môi, dù tác dụng chậm hơn nhưng phương pháp Đông y khắc phục được một số nhược điểm bên phương pháp Tây y như:

  • Áp dụng cho phần lớn đối tượng, an toàn khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai và trong thời kỳ cho con bú.
  • Không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào, nếu có, đó chỉ là số ít và nhanh chóng biến mất trong các ngày tiếp theo.
  • Không ẩn chứa các chất gây mòn da.
  • Đối với các bài thuốc uống, thuốc thấm sâu từ bên trong cơ thể, ngoài tác dụng chữa bệnh chàm môi, còn giúp thanh lọc cơ thể, mát gan, giải nhiệt.

Tuy nhiên, người bệnh phải dùng thuốc kiên trì, bền bỉ trong lộ trình dài hơn lộ trình bên phương pháp Tây y, thuốc không có tác dụng tức thì.

chữa chàm môi bằng Đông y
Điều trị bằng phương pháp Đông y sẽ khắc phục được một số nhược điểm của phương pháp Tây y

Trong phương pháp Đông y sẽ có các bài thuốc uống, thuốc bôi ngoài, thuốc ngâm rửa từ các thảo dược và dược liệu có thể có sẵn trong tự nhiên hoặc có sẵn tại một số cửa hàng thuốc Bắc – Nam. Sử dụng các vị thuốc như: sinh địa, sinh khung, kinh giới, bồ công anh, đẳng sâm, ý dĩ,… hoặc các nguyên liệu đơn giản như lá chè xanh, lá đinh lăng, ngải cứu, dưa leo, bột nghệ, sữa tươi,…

Xem thêm: 6 Cách trị chàm môi theo dân gian được nhiều người tin dùng

Các phương pháp chữa chàm môi bằng phương pháp Đông y hiệu quả

Áp dụng phương pháp chữa chàm môi không những đem lại kết quả như mong muốn mà còn mang lại sự an toàn cho người điều trị. Dưới đây là cách chữa bệnh chàm môi bằng phương pháp Đông y cổ truyền:

1. Bài thuốc uống chữa chàm môi

Một số bài thuốc uống chữa bệnh chàm môi, người bệnh có thể lựa chọn một trong những bài thuốc dưới đây để điều trị:

Bài thuốc số 1 (Long đởm tả can thang gia giảm)

Dùng hoàng cầm, khổ sâm, trạch tả, sinh địa, địa phu tử mỗi vị 12 gram cùng với long đởm thảo, chi tử xa tiền tử mỗi vị 8 gram. Đem tất cả các vị thuốc trên sấy khô, thái nhỏ rồi tán thành bột mịn, cho thêm một ít mật để làm thành hoàn. Sử dụng 15 – 20 gram/ lần, mỗi ngày uống 2 lần.

Bài thuốc số 2 (Tứ vật hợp tỳ giải thẩm thấp thang gia giảm)

Dùng 16 gram sinh địa; đương quy, bạch thược, xuyên khung, kinh giới, phòng phong, tỳ giải, ý dĩ mỗi vị 12 gram; hoạt thạch, trạch tả mỗi vị 10 gram cùng với thuyền thái và thông thảo mỗi vị 6 gram. Sắc một thang thuốc trên để lấy nước uống, chia làm 3 lần uống mỗi ngày.

Bài thuốc số 3 (Ngưu bàng giải cơ thang gia giảm)

Dùng ngưu bàng tử, liên kiều, hạ khô thảo, kinh giới, chi tử, đơn bì, huyền sâm, cát cân với liều lượng bằng nhau làm thành một thang. Đem một thang thuốc với các vị thuốc trên sắc đặc để sử dụng trong ngày. Đối với người lớn, dùng liều uống gấp 3 lần trẻ em.

Bài thuốc số 4 (Nhị diệu thang gia giảm)

Dùng hoàng kỳ, hy thiêm thảo, ké đầu ngựa, bạch tiễn bì, phú bình mỗi vị 12 gram cùng với thương truật và phòng phong mỗi vị 8 gram. Sắc một thang thuốc trên và chia làm 3 phần uống mỗi ngày.

Bài thuốc số 5 (Tứ vật tiêu phong gia giảm)

Dùng thục địa, sinh địa, kinh giới mỗi loại 16 gram; đương quy, bạch thược, thương truật, phòng phong, địa phu tử mỗi vị 12 gram cùng với khổ sâm, bạch tiễn bì, bạch tật lê mỗi vị 8 gram. Đem sắc một thang thuốc trên để lấy nước dùng và chia đều thành 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc số 6

Dùng đẳng sâm, huỳnh kỳ, sâm đại hành, củ kim cang mỗi vị 15 gram cùng với vỏ núc nác, bồ công anh, kim ngân hoa, thổ phục linh, phòng phong mỗi vị 10 gram. Đem tất cả các nguyên liệu trên sắc lấy nước uống.

**Lưu ý

Sắc một thang thuốc (trong các bài thuốc trên) cùng với 3 chén nước sắc còn 1 chén đặc. Tiếp tục cho 3 chén nước vào để sắc sao cho một thang thuốc sắc được 3 chén thuốc để uống. Dùng thuốc khi thuốc đã được sắc cô đặc lại, thuốc còn nóng, nếu nguội hãy hâm nóng lại trước khi dùng. Nếu chưa quen với việc uống thuốc, chia thuốc thành các phần nhỏ để sử dụng trong ngày, có thể dùng trước hoặc sau bữa ăn.

Tùy cơ địa hay tình trạng sức khỏe của mỗi người sẽ có các bài thuốc khác nhau. Người bệnh không nên chọn bài thuốc có chứa các vị thuốc mà bản thân dị ứng hay mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.

2. Bài thuốc bôi ngoài chữa chàm môi

Với các nguyên liệu dễ tìm, người bệnh có thể lựa chọn và thực hiện ngay tại nhà các bài thuốc bôi dưới đây:

Dưa leo

Cắt trái dưa chuột thành từng lát mỏng (như miếng dưa để đắp mặt nạ), sau đó để trong ngăn lạnh của tủ lạnh 30 phút. Đắp lên môi bị chàm khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch, có thể thực hiện nhiều lần trong ngày, bởi dưa leo là thực vật lành tính.

Rau sam

Dùng một nắm rau sam đem giã nát, bỏ phần bã chỉ lấy phần nước cốt để bôi lên môi. Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần, có thể sử dụng trước khi đi ngủ.

Bột nghệ và sữa tươi

Dùng nửa muỗng bột nghệ trộn với 1 muỗng sữa tươi, tốt nhất nên sử dụng sữa tươi không đường. Khuấy đều để trộn hai hỗn hợp ấy lên để tạo thành độ sệt nhất định rồi đem đắp lên vùng môi. Thực hiện liên tục, mỗi ngày 2 lần.

chữa chàm môi bằng Đông y
Hỗn hợp bột nghệ vàng và sữa tươi giúp chữa chàm môi

Lá sim

Rửa sạch một lắm lá sim bằng nước sạch, rồi đem sắc với nước sao cho cô đặc thành cao. Sử dụng một ít cao lên vùng môi bị chàm, sau khi cao khô tiếp tục bôi thâm một lớp mỡ gà trống. Thực hiện mỗi ngày 3 lần.

Hạt nhục đậu, mật ong và quế

Dùng một lượng hạt nhục đậu đem tán thành bột mịn rồi trộn với mật ong theo tỷ lệ 1:1, cho thêm một ít quế, khuấy đều đến khi đạt độ sền sệt. Đắp hỗn hợp vừa làm được lên vùng môi bị tổn thương khoảng 30 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Bột gỗ đàn hương

Dùng một muỗng bột gỗ đàn hương trộn cùng với một ít nước ấm để tạo thành một hỗn hợp sền sệt. Đem hỗn hợp này đắt lên vị trí bị chàm trên môi khoảng 10 phút rồi làm sạch bằng nước. Người bệnh thực hiện mỗi tháng 1 lần.

**Lưu ý

Người bệnh cần được vệ sinh sạch vùng môi bằng nước ấm trước khi bôi các hỗn hợp, sau đó rửa lại bằng nước và dùng khăn giấy hoặc khăn bông để thấm hết nước. Hạn chế nói chuyện hay ăn uống khi bôi thuốc, người bệnh nên nằm hoặc ngồi thư giãn thả lỏng cơ thể.

Ngoài ra, có thể kết hợp dùng các tinh dầu tự nhiên có độ ẩm cao để dưỡng môi hàng ngày như tinh dầu dừa, tinh dầu ô liu, tinh dầu bưởi,…

Người bệnh nên lựa chọn những dược liệu phù hợp, không dị ứng, không gây kích ứng da. Môi là vị trí khá nhạy cảm, vì vậy cần phải cẩn thận.

Gợi ý: Mẹo chữa chàm môi bằng dầu dừa đúng cách, cho hiệu quả rõ rệt

3. Bài thuốc rửa chữa chàm môi

Lá trà xanh

Dùng một nắm lá trà xanh (hay còn gọi là lá chè xanh) rửa sạch hoặc ngâm với nước muối pha loãng. Nấu một lượng nước, khi nước sôi bỏ lá trà xanh cùng với một ít muối và tiếp tục đun đến sôi. Đợi nước nguội bớt, dùng một khăn bông mềm, sạch nhúm thấm vào nước và chà xát nhẹ nhàng lên môi bị chàm. Thực hiện lặp lại 10 – 15 lần.

chữa chàm môi bằng Đông y
Lá trà xanh (lá chè xanh) có tinh chất kháng khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây hại khá hiệu quả

Lá ổi

Dùng một nắm lá ổi nấu cùng với nước đến khi đạt được độ đậm đặc. Dùng khăn bông sạch bằng bông gòn thấm nước rồi chấm lên vị trí bị chàm trên môi. Thực hiện mỗi ngày 3 – 4 lần.

Ngải cứu

Dùng 50 gram đinh lăng, 50 gram vỏ núc nác, 20 gram xà sàng tử, 10 gram kinh giới cùng với 5 gram phèn xanh. Đem tất cả các thảo dược trên nấu với 3 – 4 lít nước. Đợi nước nguội dần rồi dùng khăn bông thấm nước chấm lên vùng môi bị chàm. Thực hiện liên tục trong 5 ngày để đạt được kết quả như mong muốn.

Đinh lăng

Dùng lá đinh lăng, lá kinh giới, lá mít, lá vông, lá hòe mỗi thứ 15 gram (tương ứng với một nắm tay), đem rửa sạch các loại lá trên rồi cho vào nồi nấu cùng với nước. Thực hiện rửa vùng môi bị chàm mỗi ngày 2 lần.

Một số lưu ý khi chữa chàm môi bằng thuốc Đông y

Nên rửa sạch các nguyên liệu trước khi đem nấu nước để loại bỏ lớp cát, đất, bụi bẩn và có thể là vi khuẩn, nấm gây hại.

Sử dụng khăn bông, mềm hoặc bông gòn để thấm nước chà xát nhẹ nhàng lên môi bị tổn thương, thực hiện động tác nhẹ nhàng, cẩn thận những vùng bị viêm loét.

Kết hợp sử dụng các tinh dầu có độ ẩm cao để dưỡng môi hằng ngày.

chữa chàm môi bằng Đông y
Thường xuyên sử dụng các tinh dầu tự nhiên có độ ẩm cao để bảo vệ đôi môi của bạn

Tùy theo cơ địa hoặc tình trạng sức khỏe của mỗi cá nhân sẽ có các bài thuốc điều trị phù hợp. Người bệnh có thể kết hợp 2 hoặc cả 3 phương pháp điều trị cùng một lúc nếu cần thiết và buộc người bệnh phải kiên trì, không được rời khỏi lộ trình đột ngột. Trong quá trình điều trị có thể gặp phải các triệu chứng bất thường, bạn nên báo cáo với bác sĩ để được hỗ trợ.

Thông tin bài viết chỉ mang giá trị tham khảo, bạn đọc có nhu cầu áp dụng phương pháp Đông y để điều trị bệnh, vui lòng liên hệ trực tiếp với bác sĩ, không được tự ý dùng các bài thuốc khi chưa có chỉ định.

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh chàm bìu có lây không bác sĩ?

Bệnh chàm bìu có lây không bác sĩ?

Câu hỏi "bệnh chàm bìu có lây không?" luôn là nỗi lo của nhiều nam giới. Với các triệu chứng...

mẹ nên làm gì khi bé bị chàm sữa nặng

Khi bé bị chàm sữa nặng mẹ nên làm gì?

Chàm sữa là từ dùng để chỉ vấn đề về da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ....

Kem bôi nào trị chàm sữa phổ biến hiện nay?

11 Loại kem bôi trị chàm sữa phổ biến hiện nay nên tham khảo

Lựa chọn một loại kem bôi trị chàm sữa không phải là điều dễ dàng với các bà mẹ. Bởi...

chàm sinh dục nam

Đau khổ vì bệnh chàm sinh dục nam!

Chàm sinh dục nam là một căn bệnh liên quan đến vùng da sinh dục không truyền nhiễm. Chàm sinh...

Bí kíp trị chàm sữa bằng lá trầu không đúng cách

Lá trầu không có công dụng điều trị nhiều bệnh ngoài da, trong đó có bệnh chàm sữa. Bên cạnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *