Bệnh chàm hóa da là gì? Làm sao để điều trị?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh chàm hóa da do vi nấm gây ra. Các triệu chứng của bệnh không chỉ gây khó chịu mà còn làm mất đi tính thẩm mỹ cho bệnh nhân, giảm sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Vì thế, xác định được cách chữa trị hiệu quả là điều mà bất cứ bệnh nhân nào cũng mong muốn.

Chàm hóa da là gì? Cách điều trị như thế nào?
Chàm hóa da là gì? Cách điều trị như thế nào?

Thông tin cần biết về bệnh chàm hóa da

Nắm rõ các thông tin về bệnh chàm hóa da sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị, phòng bệnh cho bản thân.

1. Chàm hóa da là gì?

Chàm hóa da là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ chung cho các bệnh da liễu do vi nấm gây ra. Đặc trưng của nó là sẽ làm xuất hiện các tổn thương ở trên lớp biểu bì da. Điều này không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu bệnh nhân mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Chàm hóa da không phân biệt độ tuổi và giới tính, do đó bất cứ ai cũng có thể mắc phải tình trạng này.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Như đã được đề cập, bệnh chàm hóa da do vi nấm dermatophytes gây ra. Nếu được vệ sinh sạch sẽ thì chúng ta ít khi bị nhiễm nấm. Tuy nhiên, nếu da bị dính bụi bặm, các loại hóa chất, hoặc do ăn phải những thức ăn dễ gây dị ứng sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh cho bản thân. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể từ tay chân, bẹn. thắt lưng… và có khả năng lây lan từ vị trí này sang vị trí khác.

3. Các biểu hiện của bệnh chàm hóa da

Vì chàm hóa da là tên gọi chung cho các bệnh da liễu. Do đó để nhận biết được chính xác các triệu chứng của từng bệnh lý là điều không phải dễ dàng. Bởi ở mỗi bệnh lý khác nhau, tùy vào từng đối tượng bệnh nhân khác nhau sẽ có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, do đều là các căn bệnh ngoài da nên nhìn chung chúng ta có thể dễ dàng nhận biết các tổn thương bằng mắt thường.

Thông thường, bệnh nhân bị bệnh chàm hóa da sẽ có các biểu hiện như vùng da bị khô, tróc vảy, ngứa ngáy. Nhiều trường hợp còn thấy mọc cả mụn nước hoặc bị mưng mủ. Khi thấy các biểu hiện này, bệnh nhân cần phải đi thăm khám sớm. Bởi nếu để tình trạng này kéo dài, nó có thể gây ra các tổn thương nặng nề hơn. Vùng da bị bệnh có thể bị viêm loét, thậm chí bội nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

4. Bệnh chàm hóa da có lây nhiễm không?

Chàm hóa da là bệnh do vi nấm gây ra. Do đó, khác với chàm hay các bệnh da liễu khác, bệnh có thể lây nhiễm từ người này sang người khác, từ vị trí này sang vị trí khác. Do đó, khi người bệnh dùng chung khăn tắm, tiếp xúc trực tiếp hoặc ngủ chung cùng với bệnh nhân thì khả năng lây nhiễm sẽ rất cao.

Bệnh chàm hóa da điều trị như thế nào?

Uống thuốc tây để chữa viêm da chàm hóa
Uống thuốc tây để chữa viêm da chàm hóa

Vì là một loại viêm da nên chàm hóa da rất dễ tái phát. Việc áp dụng các biện pháp chữa trị không thể điều trị dứt điểm tình trạng bệnh lý cho bệnh nhân. Tuy nhiên, chúng ta có thể khắc phục các triệu chứng bằng cách áp dụng các biện pháp chữa trị phù hợp. Một trong những cách điều trị được sử dụng phổ biến là các loại thuốc tây. Cụ thể như sau:

1. Dạng thuốc bôi ngoài

Dùng thuốc thoa ngoài chữa chàm hóa da có thể khắc phục và ngăn chặn được bệnh nặng lên và lan rộng. Chính vì vậy, tùy vào từng giai đoạn khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng các loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc bạn có thể áp dụng bao gồm:

Bôi hồ nước:

Hồ nước có tác dụng làm dịu làn da, giúp giảm cảm giác ngứa ngáy do bệnh gây ra. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên áp dụng các chữa trị này khi bệnh mới chớm. Khi da mới bắt đầu có các biểu hiện như đỏ, ngứa, dịch tiết ít. Vì đây là phương pháp an toàn, do đó bạn có thể sử dụng hồ nước để điều trị cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.

Thuốc tím hoặc dung dịch Jarish:

Những loại dung dịch bôi ngoài này thường được dùng trong trường hợp bị chàm hóa da bán cấp. Đặc biệt là các dạng thuốc tím 0,001% và vioform 1%. Cách sử dụng như sau: Chuẩn bị bông y tế hoặc băng gạc để thấm dung dịch. Sau đó dùng chúng thoa lên vùng da bị tổn thương. Nó sẽ giúp làm giảm bớt các triệu chứng bệnh, đồng thời có thể ngăn ngừa bệnh lây lan sang các vùng khác.

Các loại thuốc mỡ:

Ở những mức độ bệnh lý khác nhau, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng những loại thuốc mỡ khác nhau. Tuy nhiên, những loại thuốc được sử dụng phổ biến có thể là:

  • Nhóm thuốc celestoderm neomycin, synalar neomycin: Chúng thường được chỉ định cho các trường hợp bị chàm hóa da kèm theo tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Nhóm thuốc mỡ chứa corticoid: Được chỉ định cho các đối tượng da bị chàm hóa, chàm khô. Nhưng lại không được dùng để điều trị vùng da bị nhiễm khuẩn. Nó cũng chỉ được sử dụng với diện tích nhỏ mà không được dùng trên diện rộng. Đồng thời, trong quá trình chữa trị, bạn cũng cần phải thận trọng trong khi điều trị. Vì nó có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn khi dùng sai cách.

2. Dạng thuốc uống

Ngoài dạng thuốc uống, bạn có thể sử dụng các loại thuốc uống để chữa trị viêm da chàm hóa. Tuy nhiên, thuốc bôi ngoài vẫn được dùng để điều trị chính. Bởi nó có tác dụng trực tiếp đến lớp biểu bì của vùng da bị tổn thương. Chính vì thế, thuốc bôi ngoài được dùng trong suốt quá trình chữa trị. Nhưng để mang lại tác dụng tốt, có thể kết hợp với các dạng thuốc uống. Loại thuốc uống được sử dụng phổ biến bao gồm viên ống tinh chất aloevera, vitamin E… Nó sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch trong cơ thể hoạt động tốt. Vì thế có thể kháng lại vi khuẩn, giúp tái tạo nhanh chóng vùng da bị tổn thương.

Phòng ngừa chàm hóa da bằng cách nào?

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày để phòng ngừa bệnh chàm hóa da
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày để phòng ngừa bệnh chàm hóa da

Song song với việc điều trị bằng thuốc, bạn cũng cần phải thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cho phù hợp. Điều này không chỉ giúp bệnh mau được chữa lành mà nó còn ngăn ngừa được nguy cơ bệnh tái phát. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn cần thực hiện:

  • Uống đủ nước hàng ngày. Do nước rất quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Nó không chỉ giúp cho cơ thể khỏe mạnh mà còn cung cấp độ ẩm cho làn da. Đồng thời, phòng ngừa được nguy cơ mắc các bệnh ngoài da khác. Bởi nó có thể đào thải được các độ tố ra khỏi cơ thể. Vì những lý do này, các chuyên gia khuyên mỗi người nên uống khoảng 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe.
  • Ăn uống hợp lý. Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, những thực phẩm có tính mát, chứa nhiều vitamin, chất xơ, các chất chống oxy hóa. Một số thực phẩm mà bạn nên sử dụng là đậu, khổ qua, bí đao, rau má…
  • Tránh sử dụng những thực phẩm không tốt cho sức khỏe và làn da như rượu bia, chất kích thích, nước ngọt các thức ăn nhiều dầu mỡ…. Bởi chúng có thể làm cho tình trạng viêm và ngứa ngáy nặng hơn. Ngoài ra, cần tránh ăn những thức ăn đã từng khiến bạn bị dị ứng hoặc làm tăng nguy cơ bị dị ứng như hải sản, mật ong…
  • Phải thường xuyên vệ sinh da sạch sẽ, khô thoáng hàng ngày. Điều này sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn bám trên da. làm cho da khỏe mạnh và ngăn chặn được nguy cơ bệnh tái phát.
  • Lựa chọn và sử dụng các sản phẩm tắm rửa an toàn, không chứa hóa chất. Bởi chúng có thể ngăn chặn được nguy cơ mắc bệnh cho bản thân.
  • Vì bệnh có thể lây lan, do đó tránh dùng chung khăn tắm, chậu tắm, ngủ chung giường với bệnh nhân.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm da chàm hóa. Do đây là bệnh ngoài da, vì thế cần phải chữa trị càng sớm càng tốt. Tránh để nó chuyển sang mãn tính, gây khó khăn cho việc điều trị cũng như làm mất thẩm mỹ cho bệnh nhân.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Đừng dại dột chữa chàm cho bé bằng sữa mẹ!

Chàm sữa là bệnh lý thuộc về cơ địa thường gặp ở trẻ 2 tháng tuổi -  5 tuổi. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng đỏ da, mụn nước,...
Bệnh chàm tiếp xúc là một loại viêm da do tiếp xúc với chất có hại

Bệnh chàm tiếp xúc: Cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh chàm tiếp xúc hay thường được gọi là viêm da tiếp xúc là một loại bệnh chàm khá phổ...

Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc chữa chàm da được đông đảo chuyên gia và bệnh nhân đánh giá cao

Là đơn vị hàng đầu trong điều trị các bệnh da liễu bằng Đông y hiện nay, Trung tâm Thuốc...

Chữa bệnh chàm bằng Đông y cổ phương

Theo quan niệm Đông y, chàm là tổn thương da cấp/ mãn tính do phong nhiệt và thấp nhiệt gây...

Cách chữa bệnh chàm thể tạng ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Chàm thể tạng ở trẻ nhỏ là một trong những bệnh ngoài da tuy không nguy hiểm nhưng có ảnh...

Bệnh eczema có chữa khỏi được không? Bằng cách nào?

Chàm (eczema) là thuật ngữ chỉ tình trạng đỏ, ngứa, nổi mụn nước, bong tróc vảy & khô da. Đây...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *