Cây ý dĩ: mô tả, tính vị, công dụng và một số bài thuốc
Cây ý dĩ là một loài cây thân thảo có thể ăn được và thường chế biến thành trà ý dĩ, rượu ý dĩ hoặc sữa ý dĩ. Bên cạnh đó, ý dĩ còn là một vị thuốc được ứng dụng nhiều trong đông y.
1/ Tên gọi, chủng loại
Tên khác: cườm thảo, bo bo, dĩ mễ, dĩ nhân, ý dĩ nhân.
Tên khoa học: Coix lachryma Jobi.
Họ: thuộc họ hòa thảo có họ khoa học là Poaceae.
Chủng loại:
- Ý dĩ tẻ: hạt lớn, dùng để làm thức ăn.
- Ý dĩ cườm: hạt nhỏ, dùng để xâu thành chuỗi, kết mành…
- Ý dĩ nếp: có hạt lớn, róc vỏ và là loại quý nhất trong ba loại ý dĩ.
2/ Đặc điểm sinh thái
Mô tả
Cây ý dĩ lã loại cây thân thảo sống hàng năm, có chiều cao khoảng 1 – 1,5m. Thân cây nhẵn bóng, có vạch dọc. Lá cây ý dĩ có hình mác dài cỡ 10 -40cm, rộng chừng 1,5 -3cm, các gân lá song song nổi rõ, gân ở giữa to.
Hoa ý dĩ đơn tính cùng gốc và mọc ở kẽ lá. Hoa đực sẽ mọc phía trên, gồm 3 nhị, hoa các mọc ở phía dưới. Quả ý dĩ có một màng cứng bao bọc.
Hạt ý dĩ có hình như quả trứng dài tầm 5mm – 8mm, đường kính 2mm – 5mm. Mặt ngoài của hạt ý dĩ có màu trắng hoặc trắng ngà, mặt trong có rãnh hình máng sâu, ở mỗi đầu rãnh có một chấm hình nâu đen. Hạt ý dĩ rất cứng, không mùi, có vị ngọt và thơm nhẹ.
Phân bố
Cây ý dĩ có nguồn gốc từ Đông Á và bán đảo Malaysia. Trên thế giới, cây ý dĩ có nhiều nhất ở Trung Quốc.
Ở Việt Nam, cây ý dĩ mọc hoang ở khắp nơi ẩm, mát như bờ suối ở những khu vực miền núi. Hiện nay, ý dĩ được trồng nhiều ở khu vực Nghệ An, Thanh Hóa, Lai Châu, Sông Bé, Tây Nguyên.
3/ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
Bộ phận sử dụng: hạt của quả ý dĩ chín.
Thu hái: Ý dĩ được thu hoạch vào khoảng tháng 8 – 10. Thu hoạch bằng cách cắt cả cây ý dĩ đem đi phơi khô, sau đó đập cho rụng hạt và bỏ vỏ ngoài, chỉ lấy hạt bên trong.
Chế biến: Ý dĩ có thể dùng sống hoặc sao với cám.
Cách sao ý dĩ với cám: cho 1 kg cám vào chảo đun đến khi có khói bốc lên thì cho 10kg ý dĩ vào chảo. Sau đó đảo đều tay đến khi chuyển sang màu vàng. Đổ cám và ý dĩ ra bên ngoài, để nguội sau đó sàn loại bỏ cám, để lại ý dĩ.
Bảo quản: ý dĩ nên được bảo quản cẩn thận để nơi khô ráo, thoáng mát để tránh tình trạng bị mốc mọt.
4/ Thành phần hóa học của ý dĩ
Trong hạt ý dĩ có 65% chất hydratcarbon, 5,4% chất béo, 13,7% chấ protid. Ngoài ra còn có các axit amin như leuxin, lysin, acginin, tyroxin, histidin, coixin, axit glutamic. Trong rễ của ý dĩ có khoảng 17,7% protein, 7,2% chất béo và 52% tinh bột.
5/ Tính vị
Vị ngọt, tính hơi hàn (Bản Kinh).
Không độc (Biệt Lục).
Tính bình (Thực Liệu Bản Thảo).
Vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn (Bản Thảo Kinh Tập Sơ).
6/ Quy kinh
Vào kinh Phế, Đại trường, Tỷ, Vị, Can (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
Vào kinh túc dương minh Vị, thủ thái âm Phế (Bản Thảo Hối Ngôn).
Vào kinh Tỳ, Thận, Phế (Bản Thảo Cương Mục).
7/ Tác dụng dược lý
Theo nhiên cứu dược lý hiện đại
Ý dĩ tác dụng lên hệ hô hấp: dầu chiết xuất từ ý dĩ gây kích thích hô hấp ở liều thấp, gây ức chế hô hấp ở liều cao. Ngoài ra, nó còn làm giãn phế quản.
Ý dĩ tác dụng lên tế bào khối u: giúp ức chế sự phát triển của tế bào khối u nhờ hoạt chất Coixenolid và a – monolinolein.
Benzoxazolon có trong lá và rễ có tác dụng chống viêm, ức chế sự giải phóng histamin.
Theo Y học cổ truyền
Chủ gan co rút cấp, không duỗi ra được, phong thấp tý, hạ khí, uống lâu làm cơ thể nhẹ nhàng, ích khí (Bản Kinh).
Trừ tà khí bất nhân ở gân xương, lợi trường vị, tiêu thủy thủng, người thường nên ăn (Biệt Lục).
Năng trị nhiệt phong, gân mạch co rút gấp. Chủ phế nuy, phế khí, nôn ra mủ máu, ho, đờm nghịch lên, phá ngũ tạng kết độc (Dược Tính Luận).
8/ Liều dùng và cách dùng
Ý sĩ nên sử dụng mỗi ngày từ 10 – 30g đem đi sắc nước uống, tán thành bột hoặc kết hợp với các loại thuốc khác.
9/ Bài thuốc từ cây ý dĩ
Chữa tiểu tiện ra sỏi
Đem ý dĩ 20g sắc chung với 600ml đến khi còn 200ml thì rót ra uống. Làm liên tục đến khi thấy tiểu tiện bình thường thì thôi.
Chữa bệnh phổi, nôn ra máu
Lấy 40g ý dĩ sắc với 400ml, đến khi nước sắc lại còn khoảng 200ml thì thêm chắt ra thêm một ít rượu vào để uống. Mỗi lần sắc chia ra hai lần uống trong ngày, uống trong vòng 10 ngày sẽ thấy bệnh tiến triển tốt hơn.
Chữa lao lực
Ý dĩ 5g, mạch môn đông 3g, tang bạch bì 3g, bách bộ 3g, thiên môn đông 3g sắc với 600ml nước, đến khi còn 200ml thì chia làm 3 lần uống trong ngày.
Chữa tê thấp
Ý nhĩ 40g, phổ thục linh 20g đem sắc với 600ml đến khi còn 200ml thì rót ra uống. Chia thành hai lần uống trong ngày và sử dụng liên tục trong 10 ngày.
10/ Lưu ý khi sử dụng ý dĩ
Ý dĩ không được sử dụng cho phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, người bị táo bón, hơi thở ngắn, hàn nhập vào gân.
Một số thông tin trên đây dùng để tham khảo về cây ý dĩ, nếu bạn muốn sử dụng ý dĩ để chữa bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Tuy ý dĩ là cây mọc hoang có thể bắt gặp được ở nhiều nơi trên nước ta, tuy nhiên, quá trình bảo quản ý dĩ nếu không được đảm bảo có thể làm mất đi dược tính quý của loại dược liệu này. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng nên tìm mua ý dĩ đã được thu hoạch, sơ chế và bảo quản bởi đơn vị cung ứng dược liệu uy tín.
Dược liệu nên kết hợp
- Bán chi liên: Thành phần hóa học, Tính vị & Các bài thuốc chữa trị ung thư
- Cây sâm đại hành: Tính vị, Tác dụng dược lý và Các bài thuốc chữa bệnh
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!