Bệnh chàm có di truyền không? Thông tin cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh chàm có di truyền không là câu hỏi khiến không ít người băn khoăn. Vậy thì câu trả lời chính xác cho vấn đề này là gì? Có cách nào để phòng ngừa chứng bệnh này hay không? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có được lời giải đáp về các vấn đề này. 

Để biết được bệnh chàm có di truyền không, đầu tiên phải xác định được căn nguyên gây bệnh
Để biết được bệnh chàm có di truyền không, đầu tiên phải xác định được căn nguyên gây bệnh

Bệnh chàm có di truyền không?

Chàm hay eczema là một bệnh lý da liễu đặc trưng bởi tình trạng viêm da. Khi bị mắc bệnh, các triệu chứng phổ biến mà người bệnh thường gặp phải là ngứa ngáy, da bị khô, nứt nẻ. Những người bị nặng còn xuất hiện các mụn nước, da bị chảy máu. Các triệu chứng này không những làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của bệnh nhân mà chúng còn làm mất đi tính thẩm mỹ. Điều này khiến cho bệnh nhân vô cùng tự ti trong giao tiếp hàng ngày.

Bởi chàm có thể ra nhiều ảnh hưởng xấu, nên việc lo sợ bệnh có thể di truyền đến thế hệ sau cũng là điều dễ hiểu. Do đó, có không ít người băn khoăn rằng bệnh chàm có di truyền không. Tuy nhiên để giải đáp được vấn đề này, bạn cần phải đi khám để xác định được chính xác mình bị chàm do nguyên nhân nào. Vì sao vậy?

Theo các chuyên gia, chúng ta có thể mắc bệnh chàm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu bị bệnh do nấm da, sang chấn thì bạn có thể yên tâm. Vì chúng không có khả năng di truyền cho con của bạn. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh chàm do sự rối loạn của hệ miễn dịch, nội tiết tố hoặc do rối loạn bài tiết thì khả năng di truyền là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Thực tế cho thấy những đứa trẻ có cha hoặc mẹ đã từng bị eczema sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều so với những người bình thường. Và tỉ lệ này lên đến 60%. Do đó, nếu còn thắc mắc eczema có di truyền không thì thật không may, câu trả lời có.

Nhưng không phải ai có cha mẹ có tiền sử bị chàm cũng sẽ mắc bệnh. Bởi chàm có phát tác hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, môi trường, chế độ sinh hoạt của người đó như thế nào. Chính vì vậy, nếu biết cách phòng ngừa hợp lý, nguy cơ mắc bệnh chàm sẽ được giảm đi đáng kể. Do đó, người bệnh không nên lo lắng quá, tránh khiến bệnh nặng thêm và làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Cần phải làm gì để điều trị, phòng ngừa bệnh chàm?

Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh chàm
Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh chàm

Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh chàm, bạn cần phải xây dựng được một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Đồng thời, hạn chế tiếp xúc với những dị nguyên có thể khiến cho bệnh phát tác. Cụ thể như sau:

  • Tắm rửa, vệ sinh cơ thể hàng ngày để loại sạch bụi bẩn vi khuẩn.
  • Ăn nhiều rau củ và trái cây tươi, cá biển, các thực phẩm có tác dụng kháng viêm khác. Vì không những giúp cơ thể khỏe mạnh, các thực phẩm này còn có thể ngăn ngừa được tình trạng viêm.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích, các loại hải sản, đồ ăn cay nóng… Vì những thực phẩm này có thể làm cho bệnh chàm của bạn tái phát. Hoặc khiến cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
  • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, sử dụng các loại kem dưỡng ẩm an toàn cho da. Điều này sẽ giúp làn da luôn được mịn màng, tránh bị khô, nứt nẻ.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất, các chất tẩy rửa. Cần phải đeo bao tay hoặc mặc đồ bảo hộ nếu tiếp xúc với các chất này.
  • Vệ sinh nhà cửa, chăn chiếu thường xuyên để loại bỏ các dị nguyên và vi khuẩn gây bệnh.

Trên đây là lời giải đáp về vấn đề eczema có di truyền hay không. Vì đây là bệnh da liễu rất dễ mắc nhưng lại khó chữa trị dứt điểm. Do đó, tốt nhất là bạn nên đề ra các biện pháp phòng ngừa bệnh cho chính bản thân mình.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và tham vấn y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Phương pháp chữa chàm môi bằng Đông y

Bệnh chàm môi tưởng chừng đơn giản nhưng không hề đơn giản như bạn nghĩ, đau khi mở miệng nói chuyện, đau khi ăn uống, kèm theo những con nhức...

Trẻ bị chàm sữa nên tắm lá gì để giảm ngứa nhanh chóng?

Chàm sữa (lác sữa) là bệnh lý da liễu phổ biến ở đối tượng trẻ em trong những năm tháng...

bệnh chàm sinh dục

Bệnh chàm sinh dục: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bệnh chàm sinh dục khiến da ở vùng kín bị viêm nhiễm, khô rát,  gây ngứa ngáy, khó chịu. Đây...

7 thuốc trị bệnh chàm tốt nhất hiện nay và lưu ý

TOP 7 thuốc trị bệnh chàm tốt nhất hiện nay và lưu ý

Thuốc trị bệnh chàm giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mụn nước, dày sừng...

bệnh chàm khô ở trẻ em

Bệnh chàm khô ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Chàm khô ở trẻ em là căn bệnh gây ra tình trạng khô rát, ngứa ngáy ở da, dẫn tới...

Cách chữa bệnh chàm ở chân phổ biến hiện nay

Bệnh chàm ở chân, tay có tên khoa học là Pompholyx hoặc Dyshidrotic eczema. Các phương pháp điều trị bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *