Thổ phục linh: Tính vị, Qui kinh và Một số bài thuốc chữa bệnh từ dân gian

Thổ phục linh có tên gọi dân gian là củ kim cang, củ khúc khắc, thuộc họ Hành tỏi (danh pháp khoa học: Liliaceae). Dược liệu này được dùng để trị các bệnh ngoài da như eczema, vẩy nến, giang mai,… hoặc được sử dụng để làm giảm đau nhức xương khớp.

Thổ phục linh
Thổ phục linh có tên gọi dân gian là củ kim cang, thuộc họ Hành tỏi

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Củ kim cang, củ khúc khắc, dây khum, sơn kỳ lương, hồng thổ linh, linh phạn đoàn, sơn trư phấn,…

Tên khoa học: Smilax glabra.

Họ: Hành tỏi (danh pháp khoa học: Liliaceae).

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Củ kim cang là vị thuốc quý, sống lâu năm, chiều cao trung bình từ 4 – 5m. Thân có nhiều cành nhỏ, không gai, gầy, thường có tua cuốn. Phiến lá hình trái xoan, cứng, hơi mỏng, có 3 gân chính và nhiều gân con. Lá có chiều dài từ 5 – 13cm, rộng 3 – 7cm, gốc lá tròn và đầu nhọn. Hoa màu hồng, mọc thành tán, cuống hoa dài khoảng 10mm. Quả mọng, hình cầu, màu đỏ, có 3 cạnh, mỗi hạt có 3 quả.

tác dụng của thổ phục linh ngâm rượu
Củ kim cang là vị thuốc quý, sống lâu năm, chiều cao trung bình từ 4 – 5m

Thân rễ của cây có hình tụ hơi dẹt, dài khoảng 5 – 22cm, đường kính rộng từ 2 – 7cm. Bề ngoài có màu nâu vàng hoặc màu nâu tro, bề mặt lồi lõm. Khi cắt ngang thì có màu trắng đến màu nâu đỏ hơi nhạt.

Phân bố:

Thổ phục linh mọc hoang tại nhiều địa phương ở nước ta.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Rễ của cây được dùng để làm thuốc.

Thu hái: Có thể thu hái quanh năm nhưng thời điểm thích hợp nhất là vào mùa đông.

Chế biến: Sau khi đào lấy rễ, đem cắt bỏ các rễ nhỏ và loại bỏ tạp chất. Sau đó rửa sạch và thái mỏng, phơi khô. Một số nơi có thể để nguyên củ và phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản: Nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc.

4. Thành phần hóa học

Củ kim cang có chứa tannin, saponin, chất nhựa (theo Trung Quốc thổ nông dược chí).

5. Tác dụng dược lý

+Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Thảo dược có tác dụng giải độc gossypol. Trị chàm lở, giang mai, lợi khớp,…

+Theo y học cổ truyền:

Tác dụng lợi gân cốt, khử phong thấp, giải độc do thủy ngân, ác sang ung thũng, chữa đau xương. Chủ trị lở ngứa, tiểu đục, tràng nhạc, xích bạch đới, đau nhức xương khớp, tràng nhạc, trúng độc thủy ngân.

Tại Trung Quốc, thổ phục linh còn được dùng để chế biến món cao quy linh.

6. Tính vị

Vị nhạt, ngọt, tính bình.

7. Qui kinh

Qui vào kinh Can, Vị.

8. Liều dùng, cách dùng

Có thể dùng thổ phục linh ở dạng thuốc sắc, viên hoàn, dạng cao lỏng,… Nên dùng 10 – 20g mỗi ngày, có thể dùng liều cao hơn tuy nhiên cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Tham khảo thêmCây trinh nữ hoàng cung: Đặc điểm, công dụng và cách dùng

9. Bài thuốc

Thổ phục linh được ứng dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh:

thổ phục linh dược liệu
Thổ phục linh được dùng để trị bệnh vảy nến, giang mai, chàm, đau nhức xương khớp,…
  • Bài thuốc chữa đau bụng kinh: Dùng củ kim cang 30g, tiểu hồi hương 10g, thương truật 15g, xuyên khung 10g, đương quy 10g, xích thược 10g, ngũ linh chi 10g, một dược 10g, ích mẫu thảo 15g đem sắc uống trước khi kinh khoảng 3 ngày. Dùng liên tục trong 7 ngày, mỗi ngày dùng 1 thang. Sử dụng trong khoảng 7 kỳ kinh thì khỏi hẳn.
  • Bài thuốc chữa u nang buồng trứng: Dùng hoàng bá, hạ khô thảo, hải tảo, đương quy, hương phụ, đan sâm mỗi thứ 15g, củ kim cang 30g, bào sơn xuyên giáp 10g, mẫu lệ 30g, trạch tả 190g với ngưu tất 10g. Đem sắc nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang. Nên chia thành 2 lần uống để thuốc ngấm hoàn toàn.
  • Bài thuốc trị rôm mùa hè: Dùng củ kim cang 30g đem sắc lấy nước. Đợi thuốc bớt nóng, đem khăn thấm nước sắc và thoa lên vùng bị rôm. Thực hiện 3 – 5 lần mỗi ngày, làm liên tục trong 3 – 5 ngày sẽ nhanh chóng khỏi.
  • Bài thuốc trị eczema: Dùng củ kim cang tán bột mịn, dùng bột đắp lên vùng da bị đau mỗi ngày 3 – 5 lần. Thực hiện liên tục trong 5 ngày sẽ thấy bệnh cải thiện.
  • Bài thuốc trị ung nhọt kết mủ, các khớp co rút, đau, trị hầu cam, giang mai độc: Dùng củ kim cang 80 -120g sắc với 500ml nước, còn lại 200ml.
  • Bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp: Dùng thạch cao 20g, liên kiều 12g, kê huyết đằng 16g, hoàng bá 12g, ké 30g, quế chi 8g, phòng phong 12g, tỳ giải 16g, ngạch mễ 20g, ý dĩ 12g, xương truật 8g, thổ phục linh 20g, tri mẫu 12g, cam thảo 6g, đan sâm 12g, tang chi 12g. hy thiêm 20g, ngân hoa 16g, bạch thược 12g đem sắc uống. Nếu sưng đỏ nhiều, thêm xích thược.

Đừng bỏ qua: Chữa bệnh viêm khớp dạng thấp bằng Đông y với các bài thuốc an toàn, hiệu quả

  • Bài thuốc trị nhọt lở cấp và mãn tính: Dùng củ kim cang, kim ngân hoa, hạ khô thảo và bồ công anh sắc uống.
  • Bài thuốc trị phong chẩn: Dùng củ kim cang 40 – 80g sắc uống hoặc phối hợp với kim ngân hoa, hạ khô thảo và bồ công anh.
  • Bài thuốc trị giang mai: Dùng kim ngân hoa, củ kim cang mỗi thứ 20 – 40g, uy linh tiên, cam thảo, bạch tiên bì mỗi thứ 12g đem sắc uống. Hoặc dùng bài thổ phục linh tể: Dùng thương nhĩ tử, bạch tiên bì mỗi vị 15g, thổ phục linh 60 – 120g, cam thảo 3 – 9g đem sắc nước và chia thành 3 lần uống.
  • Bài thuốc trị bệnh vẩy nến: Dùng hạ khô thảo nam 80 – 120g, củ kim cang 40 – 80g đem sắc với 500ml nước còn lại 300ml. Chia thành 3 – 4 lần uống trong ngày để chữa bệnh vảy nến.
  • Bài thuốc trị bệnh Leptospira: Dùng cam thảo 9g, thổ phục linh 60g đem sắc uống. Nếu bệnh nặng có thể gia thêm nhân trần, trạch tả, hoàng cầm, phòng kỷ.
  • Bài thuốc chữa gan, xương đau nhức: Dùng củ kim cang 20g, thiên niên kiện 8g, cốt toái bổ 10g, đương quy 8g và bạch chỉ 6g đem sắc nước uống. Hoặc dùng củ kim cang 50g (thái nhỏ), thịt lợn 100g, đem hầm nhừ và ăn hết trong ngày.
  • Bài thuốc chữa giang mai: Dùng ké đầu ngựa 10g, vỏ núc nác 16g, thổ phục linh 40g, hà thủ ô 16g, gai bồ kết thiêu tồn tính 8g đem sắc uống.
  • Bài thuốc chữa lở loét do vi trùng giang mai: Dùng rau sam 20g, cam thảo 5g, củ kim cang 60g, bồ công anh và kim ngân hoa mỗi thứ 15g, đem sắc uống mỗi ngày một thang. Thực hiện bài thuốc trong nhiều ngày đến khi bệnh thuyên giảm hẳn.
  • Bài thuốc trị chứng nổi hạch hai bên âm hộ: Dùng rễ quýt rừng, thổ phục linh, rễ cây bươm bướm mỗi loại 20g đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị viêm da: Dùng nhẫn đông đằng 20g, củ kim cang 30g, ké đầu ngựa 15g đem sắc uống hằng ngày.
  • Bài thuốc trị loa lịch: Dùng thổ phục linh tán bột mịn 20g đem nấu cháo với 50g gạo tẻ. Hoặc có thể sắc thổ phục linh 30g uống mỗi ngày.

10. Lưu ý

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng thổ phục linh để chữa bệnh:

  • Trong thời gian dùng thổ phục linh không nên uống trà vì có thể gây rụng tóc.
  • Chưa có đủ thông tin để xác định độ an toàn của dược liệu đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Sử dụng lượng lớn có thể gây kích thích dạ dày.
  • Dược liệu này có thể tương tác với thuốc Lithium và Digoxin.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có ý định sử dụng các bài thuốc từ dược liệu thổ phục linh.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút