Bệnh chàm bội nhiễm có lây hay không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chàm bội nhiễm có lây lan từ người này sang người khác hay không là câu hỏi của nhiều người. Bệnh chàm (Eczema) không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng khi tiến triển đến giai đoạn bội nhiễm thì sẽ tiềm ẩn những hậu quả khó lường.

chàm bội nhiễm có lây không
Bệnh chàm bội nhiễm có lây truyền từ người này sang người khác hay không?

Chàm bội nhiễm có lây không?

Chưa có bất cứ thông tin nào cho rằng chàm bội nhiễm được hình thành từ yếu tố lây lan từ người này sang người khác, dù là qua bất cứ con đường tiếp xúc nào. Không những vậy, chàm bội nhiễm còn được chứng minh là không hề có khả năng lây lan, nó không phải là một bệnh truyền nhiễm.

Để biết cách điều trị hiệu quả, bạn cần biết chàm bội nhiễm là một căn bệnh như thế nào và đồng thời nhận thức được mức độ nguy hiểm của nó:

Bệnh chàm bội nhiễm là một trong những dạng nặng của Eczema (chàm), thường là do người bệnh không may bị nhiễm cùng lúc nhiều loại vi khuẩn, virus như HSV, Herpes, các tụ cầu khuẩn v.v…Nếu so sánh với chàm thì chàm bội nhiễm sẽ gây ra những hậu quả nặng nề hơn rất nhiều, mức độ hồi phục hoàn toàn cũng vì thế mà giảm đi đáng kể. Các biến chứng hết sức nguy hiểm của bệnh mà chúng ta có thể kể đến như:

  • Nhiễm trùng da.
  • Hoại tử.
  • Nhiễm trùng máu.

Vậy, làm thế nào để nhận biết một người đã bị chàm bội nhiễm? Câu trả lời là hãy quan sát những biểu hiện trên da, cụ thể các triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Da khô và xuất hiện những mẩn đỏ.
  • Ngứa ngáy đặc biệt nhiều vào ban đêm, ban ngày ngứa âm ỉ rất khó chịu.
  • Mẩn đỏ có dấu hiệu bị viêm nhiễm, tiết dịch, mưng mủ, bong tróc vảy, rướm máu tươi và có nhiều chỗ bị lở loét.

Chàm bội nhiễm thường sẽ hình thành ở da mặt, tay, chân, khuỷu tay…nhưng cũng có thể lan ra khắp cơ thể người bệnh. Nguyên nhân gây ra bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên, các chuyên gia cũng đã tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố sau đối với nguy cơ mắc bệnh:

  • Di truyền từ người nào đó trong gia đình bị chàm bội nhiễm hoặc hen suyễn.
  • Thường xuyên để làn da chịu tình trạng chảy mồ hôi mà không vệ sinh sạch sẽ.
  • Kích ứng da do các yếu tố bên ngoài, dẫn đến nhiễm khuẩn.
  • Điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, tạo điều kiện cho nấm da phát triển.
  • Không làm sạch da đúng cách sau khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa.
  • Dị ứng với một số thứ như phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn v.v…
  • Suy giảm hệ miễn dịch.
chàm bội nhiễm không lây sang người khác
Tuy mức độ có nghiêm trọng hơn nhiều so với bệnh Eczema, nhưng chàm bội nhiễm vẫn không phải là bệnh truyền nhiễm.

Do đó, bệnh nhân và thân nhân không nên có thái độ kì thị, xa lánh với người bị chàm bội nhiễm. Ngược lại, bệnh nhân cần nhận được sự chăm sóc và phối hợp điều trị để bệnh có thể tiến triển khả quan hơn.

Xem thêm: Phác đồ điều trị chàm bội nhiễm kết quả tốt nhất

Biện pháp chăm sóc da sau điều trị chàm bội nhiễm

Thời gian để bệnh chàm bội nhiễm được loại bỏ hoàn toàn dao động trong khoảng từ 2-6 tuần (đối với mức độ trung bình) và kéo dài đến vài tháng với mức độ nặng. Vì vậy, bên cạnh chỉ định của bác sĩ, bạn cần biết các biện pháp chăm sóc da và ngăn ngừa tái phát bệnh:

  • Tránh tiếp xúc da với các yếu tố có khả năng gây kích ứng như phấn hoa, lông thú, không khí ô nhiễm, nước bẩn v.v…Nếu không cẩn thận chạm phải thì cần rửa ngay với nước sạch và xà phòng diệt khuẩn.
  • Giữ da luôn trong trạng thái sạch sẽ bằng cách vệ sinh hàng ngày. Nên sử dụng những dạng xà phòng dịu nhẹ, dành riêng cho da đang bị viêm nhiễm và ít mùi thơm.
  • Tuyệt đối không gãi vào vùng da đang bị chàm bội nhiễm, các mụn nước sẽ vỡ ra gây lở loét nghiêm trọng.
  • Cung cấp cho da đầy đủ độ ẩm thông qua việc dùng lotion dưỡng ẩm và uống 1.5-2 lít nước mỗi ngày. Đồng thời cần bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.

Nói tóm lại, chàm bội nhiễm không phải là một bệnh truyền nhiễm. Nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì căn bệnh này có thể khỏi hoàn toàn. Vì thế mà người bệnh không nên quá lo lắng mà làm ảnh hưởng đến thời gian hồi phục bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin vừa được cung cấp trong bài viết không có khả năng thay thế cho các hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và khắc phục sớm tình trạng chàm bội nhiễm trên da.

Bệnh chàm sinh dục nữ là một căn bệnh thầm kín và khó nói

Chàm sinh dục nữ là bệnh gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh chàm sinh dục nữ là một trong những bệnh viêm da âm hộ phổ biến hiện nay. Bệnh này...

Người bị chàm bội nhiễm tuyệt đối kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc tiếp nhận biện pháp điều trị, bệnh nhân bị chàm bội nhiễm cần đặc biệt chú trọng...

mẹ nên làm gì khi bé bị chàm sữa nặng

Khi bé bị chàm sữa nặng mẹ nên làm gì?

Chàm sữa là từ dùng để chỉ vấn đề về da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ....

Lưu ý khi dùng thuốc trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh

Trẻ em là đối tượng đặc biệt nên trong điều trị, chăm sóc y tế cho trẻ cần có những...

bệnh chàm sinh dục

Bệnh chàm sinh dục: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bệnh chàm sinh dục khiến da ở vùng kín bị viêm nhiễm, khô rát,  gây ngứa ngáy, khó chịu. Đây...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *