Đừng dại dột chữa chàm cho bé bằng sữa mẹ!

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chàm sữa là bệnh lý thuộc về cơ địa thường gặp ở trẻ 2 tháng tuổi –  5 tuổi. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng đỏ da, mụn nước, da bong tróc vảy, khô da. Để kiểm soát biểu hiện trên, nhiều ông bố bà mẹ dùng sữa mẹ để cải thiện và phòng bệnh tái phát. Đây có phải là cách làm đúng khoa học và có lợi cho làn bị chàm của trẻ em?

Các bậc phụ huynh tin rằng, trong sữa mẹ có chứa nhiều dưỡng chất có khả cải thiện tình trạng viêm da, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, bổ sung độ ẩm cần thiết, hỗ trợ tái tạo da. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp thực tế bệnh chàm ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn khi áp dụng cách trên điều trị. Để hiểu đúng về cách điều trị chàm sữa bằng sữa mẹ, một số thông tin dưới đây sẽ giúp bạn.

chữa chàm cho bé bằng sữa mẹ
Chữa chàm cho bé bằng sữa mẹ: lợi hay hại?

Chữa chàm sữa bằng sữa mẹ: lợi hay hại?

Chàm sữa (chàm lác) xuất hiện phổ biến ở đối tượng trẻ em từ 2 tháng tuổi –  5 tuổi. Trẻ có sức đề kháng yếu, rối loạn trong cơ thể, cơ địa mẫn cảm hoặc có bố mẹ từng mắc bệnh trên là những yếu tố phổ biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Đây là một dạng viêm da lành tính, không quá nguy hiểm và không có khả năng lây lan. Tuy nhiên, các triệu chứng như đỏ da, mụn nước, vảy tiết… khiến cho trẻ khó chịu, thường xuyên ngọ ngậy không yên giấc và quấy khóc.

Để khắc phục vấn đề trên, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc tây hay mẹo dùng nguyên liệu từ tự nhiên, nhiều ông bố bà mẹ bôi sữa mẹ trị bệnh chàm sữa cho bé. Sữa mẹ thường được bôi lên da khoảng 5 – 6 lần mỗi ngày, sau khi da được vệ sinh sạch sẽ.

Có khá nhiều nghiên cứu về lợi ích của sữa mẹ với chàm sữa của bé. Kết quả cho thấy, trong sữa mẹ có chứa một lượng lớn dưỡng chất có khả năng dưỡng ẩm, cải thiện tình trạng viêm da tốt hơn so với một số thuốc bôi hydrocortisone 1% – sản phẩm thường được dùng trong điều trị bệnh viêm da thông thường. Đó là:

  • Chất Endorphin: giảm đau rát hoặc một số triệu chứng khó chịu do chàm sữa gây nên.
  • Vitamin A, protein, khoáng chất: cấp ẩm cho vùng da khô, cải thiện viêm da, tăng cường khả năng tái tạo da.

Tuy nhiên, cùng với những lợi ích đem lại, cách điều trị bệnh chàm sữa bằng sữa mẹ cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại với làn da của trẻ nếu thực hiện không đúng cách. Trong sữa mẹ có chứa hàm lượng lớn kháng thể nhưng đồng thời cũng là nguồn dưỡng chất phong phú. Chất dinh dưỡng tập trung quá nhiều trên da có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Các chuyên gia khuyến cáo bố mẹ nên đặc biệt thận trọng khi áp dụng bởi thoa sữa mẹ trên da có thể tăng nguy cơ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng, lở loét rất nguy hiểm. Để tránh những hậu quả khó lường, bố mẹ nên tham khảo chuyên gia trước khi áp dụng bất kì chất bôi lên da bé.

Một số lưu ý khi dùng sữa mẹ trị chàm cho trẻ

Bôi sữa mẹ trị chàm sữa nếu thực hiện không đúng cách có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ, nghiêm trọng nhất là gây viêm nhiễm, lở loét. Để tránh tình trạng trên trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ bằng nguyên liệu trên, cần lưu ý một số điều sau:

  • Không bôi lên vết thương hở để tránh nhiễm trùng.
  • Nên thực hiện khi được chuyên gia cho phép.
  • Sau một thời gian áp dụng, nếu như nhận thấy bệnh của bé không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc thậm chí tiến triển nghiêm trọng hơn, cần liên hệ với chuyên gia để được tư vấn và tìm biện pháp điều chỉnh phù hợp.

Trên đây là một số thông tin về cách chữa chàm sữa bằng sữa mẹ . Không thể phủ nhận lợi ích sữa mẹ đem lại, tuy nhiên, bố mẹ cần thận trọng khi áp dụng. Chỉ nên dùng sữa mẹ hay bất kỳ sản phẩm bôi da sau khi đã được tham khảo ý kiến của chuyên gia.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tổng hợp và tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Chữa bệnh chàm bằng Đông y cổ phương

Theo quan niệm Đông y, chàm là tổn thương da cấp/ mãn tính do phong nhiệt và thấp nhiệt gây ra. Chính vì vậy mà các bài thuốc chữa bệnh...
Để biết được bệnh chàm có di truyền không, đầu tiên phải xác định được căn nguyên gây bệnh

Bệnh chàm có di truyền không? Thông tin cần biết

Bệnh chàm có di truyền không là câu hỏi khiến không ít người băn khoăn. Vậy thì câu trả lời...

Bật mí 10 cách giảm ngứa khi bị chàm đơn giản tại nhà

Bên cạnh triệu chứng nổi mụn nước, bong tróc, khô da thì ngứa ngáy cũng là biểu hiện mà hầu...

mẹ nên làm gì khi bé bị chàm sữa nặng

Khi bé bị chàm sữa nặng mẹ nên làm gì?

Chàm sữa là từ dùng để chỉ vấn đề về da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ....

Chàm bội nhiễm ở nhũ hoa: nguyên nhân và cách điều trị

Chàm bội nhiễm ở nhũ hoa là một trong những bệnh ngoài da đặc biệt ở phụ nữ. Tình trạng chàm...

Bệnh chàm có lây cho người khác không?

Bệnh chàm có lây cho người khác không? Điều bạn đọc NÊN BIẾT

Chàm là một chứng bệnh ngoài da thường gặp, chúng không có khả năng lây nhiễm cho người khác nhưng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *