Bệnh chàm môi có lây lan không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chàm môi là một trong những bệnh ngoài da dễ nhầm lẫn với tình trạng nứt nẻ, khô môi và khô quanh miệng? Bệnh chàm môi có lây lan không? Cần trang bị những kiến thức gì về căn bệnh này.

Bệnh chàm môi có lây lan không?

Chàm môi (Eczematous cheilitis hay Eczema on lips) là một trong những dạng thương tổn ngoài da gây viêm. Bệnh thường gây ra tình trạng khô, mất độ ẩm, tạo ra cảm giác sần sùi thô ráp cho người mắc phải.

Do những đặc điểm này nên tình trạng chàm môi thường dễ nhầm lẫn với khô môi, nứt nẻ thông thường. Điều này vô tình tạo ra tâm lý chủ quan trong khám và điều trị bệnh.

bệnh chàm môi
Bệnh chàm môi gây ra tình trạng khô da, ngứa và khiến cho da bị bong tróc.

Về cơ bản, chàm môi không nguy hiểm, không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng lại là căn bệnh gây ra nhiều khó chịu, dễ tái đi tái lại nhiều lần. Một số trường hợp chàm môi còn có thể tiến triển thành mạn tính. Nếu không điều trị sớm, chàm môi sẽ gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ của người mắc phải.

Tương tự như nhiều dạng chàm da khác, chàm môi là bệnh không lây cho người khác. Tuy nhiên đây là một bệnh ngoài da có thể lan rộng sang những vùng da xung quanh nếu như bệnh nhân không thăm khám sớm để điều trị đúng cách và áp dụng các biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Từ khi khởi phát các triệu chứng, bệnh chàm môi có thể tiến triển qua các giai đoạn:

1. Giai đoạn khô môi

Đây là giai đoạn môi và vùng da quanh môi có dấu hiệu mất độ ẩm làm cho môi bị khô nứt nẻ. Bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu, đau, xót, khó chịu khi ăn uống, trò chuyện. Giai đoạn này, môi cũng có thể xuất hiện dấu hiệu bong vảy da với những mảng có kích thước khác nhau.

Giai đoạn khô môi thường dễ nhầm lẫn giữa bệnh chàm da với tình trạng khô môi do thời tiết, khô môi do thiếu nước,…

2. Giai đoạn mụn nước, lở

Sau một thời gian môi bị khô, bệnh nhân có thể có các dấu hiệu lở loét, nổi mụn nước rải rác trên môi và xung quanh miệng. Bên trong những mụn nước này thường có chứa dịch tiết, nếu vỡ ra, chúng có thể khiến dịch tiết vỡ ra. Trong thời gian này, môi có thể bị ngứa ngáy, khó chịu, đôi khi còn có cảm giác đau, sưng đỏ.

Khi dịch tiết, các vết lở bị nhiễm trùng có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm. Mặc dù bội nhiễm từ vết chàm môi rất hiếm khi xảy ra nhưng vẫn có thể xảy ra nếu như vết thương không được chăm sóc đúng cách. 

Thương tổn trên môi sau một thời gian có thể khô lại, đóng vảy tiết. Chàm da sau khi khỏi vẫn có thể tái phát lại nếu  như không áp dụng các biện pháp dự phòng phù hợp.

Tham khảo thêm: Chữa chàm môi bằng Đông y an toàn hiệu quả

bệnh chàm môi không lây lan
Bệnh chàm môi không lây cho người khác nhưng có thể lan ra và thương tổn nặng hơn

Điều trị và phòng ngừa chàm môi

Chàm môi nếu điều trị không đúng cách có thể khiến cho bệnh tiến triển dai dẳng và kéo dài. Thông thường, việc điều trị cần kết hợp song song với các biện pháp chăm sóc, phòng ngừa để đạt được kết quả tốt nhất:

Điều trị

Biện pháp điều trị chàm môi phổ biến gồm có:

  • Sử dụng hydrocortisone 1% để kiểm soát và điều trị triệu chứng.
  • Dùng kháng sinh ngoài da đối với những trường hợp có viêm nhiễm. Đây cũng là giải pháp để ngăn chặn chàm môi lây lan.
  • Bổ sung lanolin để giúp làm mềm vùng da ở môi, cải thiện các triệu chứng ngứa môi.
  • Sử dụng một số sản phẩm chứa vitamin B5 để giúp vùng da bị chàm môi sớm được phục hồi.

Chăm sóc và phòng ngừa

  • Vệ sinh môi nhẹ nhàng để môi luôn sạch sẽ, hạn chế được tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Bổ sung đủ nước hằng ngày để giúp cho da không bị khô, mất độ ẩm, mất nước.
  • Không liếm môi vì có thể làm cho môi bị khô nặng hơn.
  • Hạn chế các hành động có thể làm cho môi bị thương tổn như cắn môi, bóc, gỡ lớp da trên môi.
  • Không nên dùng quá nhiều thực phẩm có nhiều dầu mỡ, các món cay nóng, có nhiều gia vị.
  • Vệ sinh môi và vùng da quanh miệng thường xuyên, đúng cách để đảm bảo vệ sinh.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị, toa thuốc của bác sĩ.

Trị chàm bằng tỏi như thế nào? Cần lưu ý điều gì?

Phương pháp điều trị chàm bằng tỏi giúp giảm ngứa, kiểm soát viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng và dự phòng triệu chứng tái phát. Tuy nhiên phương pháp này có...

Bệnh Chàm Tổ Đỉa: Dễ Mắc, Hay Tái Phát Cần Điều Trị Sớm

Chàm tổ đỉa (Dyshidrotic Eczema) là tình trạng viêm da mãn tính, đặc trưng bởi các mụn nước xuất hiện...

Cách chữa bệnh chàm thể tạng ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Chàm thể tạng ở trẻ nhỏ là một trong những bệnh ngoài da tuy không nguy hiểm nhưng có ảnh...

Top 4 Loại Kem Bôi Trị Bệnh Chàm Tốt Nhất Trên Thị Trường

Kem bôi trị bệnh chàm có tác dụng giảm khô ráp, nứt nẻ, ngứa ngáy và khó chịu trên da....

Địa chỉ chữa chàm bẩm sinh ở đâu uy tín?

Chàm bẩm sinh là hiện tượng rối loạn sắc tố của tần biểu bì, chuyển màu da sang các sắc...

Bệnh chàm sinh dục có lây truyền hay không?

Chàm sinh dục là tình trạng da khô, ngứa, nổi mụn nước, tróc vảy ở bộ phận sinh dục hoặc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *