Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay: Triệu chứng và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay là tình trạng viêm da gây nên các triệu chứng khô rát, nứt nẻ, bong tróc, thậm chí chảy máu ở đầu ngón tay. Căn bệnh này khiến người bệnh đau nhức, khó chịu và gặp rất nhiều bất tiện trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị hiệu quả bằng thảo dược tự nhiên, mời theo dõi bài viết dưới đây.

Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay là gì?

Chàm khô ở đầu ngón tay hay chàm tay là một trong những dạng tổn thương da gây rối loạn bề mặt da. Đa số những trường hợp thương tổn do chàm khô ở đầu ngón tay thường tái phát, dễ trở thành mãn tính. 

Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay là một trong những bệnh ngoài da khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ, chiếm khoảng 20% trong tổng số các bệnh ngoài da. So với các vị trí khác, da vùng bàn tay, ngón tay thường không quá mỏng, tuy nhiên đây lại là vị trí tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố kích ứng nên nguy cơ bùng phát chàm khô cao hơn.

Hình ảnh bệnh chàm khô đầu ngón tay
Hình ảnh bệnh chàm khô đầu ngón tay

Triệu chứng bệnh chàm khô ở đầu ngón tay

Bệnh chàm khô có thể nhận biết khá dễ dàng thông qua những triệu chứng bệnh đặc trưng như:

  • Ngứa, phù nề: Trong giai đoạn mới của bệnh, các đầu ngón tay xuất hiện các mảng da hồng, hơi tấy đỏ và phù nề gây ngứa ngáy, khó chịu.
  • Nổi mụn nước: Khi bệnh phát triển, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng mụn nước nhỏ li ti mọc ẩn bên dưới vùng da của đầu ngón tay.
  • Da khô, bong tróc, nứt nẻ: Khi mụn nước vỡ chất dịch sẽ tiết ra, sau đó khô lại và đóng vảy khiến da bong tróc, nứt nẻ.

Những nguyên nhân gây chàm khô ở đầu ngón tay

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến chàm khô ở đầu ngón tay. Cho đến nay tình trạng này vẫn chưa được thống kê một cách đầy đủ. Tuy nhiên có thể điểm qua một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến chàm khô đầu ngón tay như:

  • Di truyền: Những gia đình có người mắc bệnh chàm khô thì con cái cũng có tỉ lệ cao mắc phải bệnh chàm khô. Đa số những trường hợp chàm khô do di truyền thường do thiếu hụt hoạt chất filaggrin (một trong những yếu tố có tác dụng dưỡng ẩm tự nhiên NMFs).
  • Dị ứng: Bên cạnh yếu tố di truyền, dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng chàm khô ngoài da. Một số yếu tố gây dị ứng thường gặp như: thực phẩm, thời tiết, hóa chất, mỹ phẩm…
  • Rối loạn trao đổi chất: Rối loạn trao đổi chất, đặc biệt là tình trạng rối loạn trên lớp biểu bì có thể ảnh hưởng xấu đến làn da. Nếu bệnh nhân rối loạn trao đổi chất ngoài da có liên quan đến những thành phần như acid béo tự do, các loại cholesterol tham gia vào hoạt động của da, rối loạn ceramides,… thì đều có thể khiến cho hàng rào tạo lipid trên da bị ảnh hưởng.
  • Vi khuẩn: Nhiều loại vi khuẩn có thể dẫn đến tình trạng thay đổi cấu trúc bề mặt da, làm tăng nguy cơ bùng phát các bệnh da liễu. Bệnh nhân bị ảnh hưởng chủ yếu bởi các loại vi khuẩn như Staphylococcus Aureus. Vi khuẩn là một trong những yếu tố ảnh hưởng xấu đến làn da của bạn
  • Đặc điểm da và cơ địa: Da và cơ địa của bệnh nhân là một trong những yếu tố có ảnh hưởng xấu đến tình trạng chàm da và các bệnh ngoài da khác. Những trường hợp da nhạy cảm, da thường xuyên bị khô, người có cơ địa bị đổ mồ hôi nhiều, tăng tiết bã nhờn,… thuộc nhóm da dễ gặp các vấn đề ngoài da.
  • Một số nguyên nhân khác: Suy giảm hệ miễn dịch, ô nhiễm, chăm sóc da không đúng cách…

Cách chữa bệnh chàm khô ở đầu ngón tay

Điều trị và chẩn đoán chàm khô tại bàn tay, ngón tay cần được tiến hành sớm để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bệnh nhân. Bệnh nhân dù trong giai đoạn mới khởi phát, bệnh ở dạng cấp tính hay đã tiến triển kéo dài, chuyển sang giai đoạn mạn tính thì đều cần các biện pháp chẩn đoán và điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh chàm khô ở tay phổ biến nhất.

1. Mẹo chữa chàm khô ở đầu ngón tay theo dân gian

Một số mẹo dân gian có thể áp dụng nhằm giảm bớt tình trạng khô rát, nứt nẻ ở ngón tay như:

  • Dầu dừa: Bôi một lớp mỏng tinh dầu dừa lên các đầu ngón tay bị chàm cũng giúp da mềm, ẩm và giảm khô nứt.
  • Trầu không: Lá trầu không rửa sạch, đun sôi với một chút muối rồi dùng ngâm rửa vùng da bị bệnh.
  • Lá lốt: Lá lốt rửa sạch, vò hoặc giã nát rồi chà xát lên vùng da bị bệnh.

Các mẹo dân gian kể trên chỉ có tác dụng làm giảm phần nào triệu chứng bệnh chàm khô ở đầu ngón tay. Do đó bệnh nhân chỉ nên coi là biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà. Để đẩy lùi bệnh, vẫn cần thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Chữa viêm da cơ địa bằng dân gian
Chữa viêm da cơ địa bằng dân gian

2. Cách chữa bệnh chàm khô ở tay bằng Tây y

Với phương pháp Tây y, bệnh nhân thường được chỉ định dùng thuốc để làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh chàm khô. Một số loại thuốc phổ biến thường được bác sĩ kê đơn như:

  • Thuốc có chứa thành phần hydrocortisione. Nhóm thuốc này có thể giúp làm giảm bớt tình trạng ngứa, viêm do chàm khô gây ra.
  • Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc khác thuộc nhóm Corticosteroids nếu cần thiết.
  • Những trường hợp khô, nứt da có nhiễm khuẩn, rỉ máu,… thì có thể được chỉ định những biện pháp điều trị với thuốc sát trùng, kháng sinh bôi ngoài da.
  • Một số bệnh nhân cũng có thể được chỉ định thêm những sản phẩm dưỡng ẩm để cải thiện tình trạng khô da do bệnh chàm khô.

Khi điều trị bằng thuốc Tây y, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị, chỉ sử dụng các loại thuốc được kê đơn theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm như kích ứng da, kích ứng dạ dày, ảnh hưởng đến hoạt động của gan, thận…

Tham khám và chữa bệnh chàm khô ở đầu ngón tay
Thăm khám sớm các vấn đề ngoài da để có hướng điều trị phù hợp nhất

Chăm sóc và phòng ngừa chàm khô

Tương tự như nhiều bệnh ngoài da khác, chàm khô là một trong những bệnh ngoài da dễ tái phát và dẫn đến mãn tính. Do đó bệnh nhân cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc một cách phù hợp nhất. Có một số biện pháp chăm sóc và phòng ngừa thường được khuyên dùng cho bệnh nhân mắc chàm khô trên da, bao gồm:

  • Giữ cho da mát mẻ, thoải mái, tránh để cho da đổ mồ hôi quá nhiều vì dễ gây kích ứng da, ngứa ngáy và làm bùng phát chàm khô ở tay. Đặc biệt, những người có cơ địa tăng tiết mồ hôi càng phải cẩn thận hơn với tình trạng này.
  • Cẩn thận khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc, vệ sinh da để tránh tình trạng kích ứng, dị ứng không mong muốn và làm tăng nguy cơ tái phát các đợt chàm khô trở lại. Nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm phù hợp với làn da, hạn chế dùng các sản phẩm chưa rõ mức độ tương thích với da.
  • Khi sử dụng các loại thức ăn, thức uống, cần lưu ý tránh những nhóm thực phẩm có thể làm bùng phát những phản ứng kích ứng, dị ứng da.
  • Tránh gãi, bóc, gỡ vùng da tay đang bị chàm khô vì có thể khiến cho da bị trầy xước, bong tróc, nhiễm khuẩn, làm nặng thêm tình trạng chàm khô trên bề mặt da.
  • Vệ sinh da sạch sẽ, thường xuyên, đặc biệt là sau khi ra ngoài, sau khi có tiếp xúc với các yếu tố như đất, nước bẩn, vì có thể gây ảnh hưởng không tốt cho làn da.
  • Khi vệ sinh da nên dùng nước ấm, hạn chế dùng nước mát vì có thể làm cho da trở nên khô, thô ráp.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị, chẩn đoán và toa thuốc của bác sĩ. Bệnh nhân cần thăm khám sớm khi có các triệu chứng của bệnh để được hướng dẫn điều trị phù hợp nhất.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ bị chàm sữa có tiêm phòng được không?

Trẻ bị chàm sữa có tiêm phòng được không là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bởi nếu không cẩn thận, tình trạng sức khỏe của trẻ...

Bệnh chàm khi mang thai: Dấu hiệu, cách trị và phòng ngừa

Bệnh chàm ở phụ nữ mang thai thường khó điều trị hơn so với các trường hợp thông thường. Bởi...

Kem bôi trị chàm sữa cho trẻ giá bao nhiêu, mua ở đâu?

Kem bôi trị chàm sữa cho trẻ là một trong những bước không thể thiếu trong điều trị và phòng...

Người bệnh chàm tổ đỉa kiêng ăn gì cho mau khỏi?

Triệu chứng của bệnh chàm tổ đỉa có xu hướng tái phát khi bạn bổ sung những loại thực phẩm...

Bật mí cách trị chàm sữa bằng lá trà xanh cực hiệu nghiệm

Chàm sữa là bệnh lý da liễu phổ biến ở đối tượng trẻ em và trẻ sơ sinh từ 2...

Bệnh chàm khô có lây nhiễm không?

Bệnh chàm khô có lây nhiễm không?

Nhiều người thắc mắc liệu bệnh chàm khô có lây nhiễm hay không, đặc biệt khi tiếp xúc gần gũi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *