Bị viêm da dị ứng có khỏi được không bác sĩ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Mỗi năm, các bệnh viện đều tiếp nhận một số lượng đáng kể bệnh nhân mắc các vấn đề về da liễu. Trong đó viêm da dị ứng là một trong những bệnh ngoài da dễ mắc do nhiều nguyên nhân khác nhau như thời tiết, các yếu tố kích ứng,… Bị viêm da dị ứng có khỏi được không? Cần xử trí như thế nào?

Sơ lược về bệnh viêm da dị ứng

Theo Trung tâm DI & ADR Quốc Gia, viêm da dị ứng là một trong những bệnh ngoài da có yếu tố di truyền, dễ tiến triển thành mạn tính. Bệnh hình thành do da có đáp ứng quá mức với kháng nguyên trong môi trường.

Phần lớn những trường hợp viêm da dị ứng thường khỏi phát do một loạt các phản ứng miễn dịch có sự sản xuất IgE qua trung gian tế bào. Những phản ứng này có thể dẫn đến tình trạng thương tổn trên da cũng như kéo theo nhiều ảnh hưởng khác tại các lớp biểu bì cũng như nhiều tế bào khác dưới da.

Tuy viêm da dị ứng là bệnh không nguy hiểm nhưng có thể làm cho chất lượng sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng, gặp phải nhiều vấn đề như:

  • Giấc ngủ bị ảnh hưởng, gây ra cảm giác khó chịu, nếu là trẻ nhỏ có thể quấy khóc, với người lớn có thể gây ra tâm lý mệt mỏi.
  • Ngứa và khô da cũng khiến cho những hoạt động hằng ngày của người bệnh không được thoải mái.
  • Mất thẩm mỹ cũng là một trong những ảnh hưởng của viêm da dị ứng. Với những đối tượng là nữ giới, vấn đề này đặc biệt khó chịu, gây tâm lý tự ti, mặc cảm.
  • Riêng những trường hợp viêm da dị ứng nặng, viêm da dị ứng có kèm theo bội nhiễm do vi khuẩn, virus,… còn có thể dẫn tới những tổn thương nghiêm trọng trên bề mặt da.
viêm da dị ứng dễ tái phát
Viêm da dị ứng là một trong những bệnh dai dẳng, dễ tái phát

Xem thêm: 5 Nguyên nhân gây viêm da dị ứng thường hay mắc phải

Bị viêm da dị ứng có khỏi được không?

Viêm da dị ứng là bệnh có thể điều trị khỏi nhưng lại dễ tái phát. Ngoài ra bệnh cũng có khả năng chuyển từ những đợt cấp tính sang mạn tính. Chính vì vậy, những trường hợp mắc viêm da dị ứng cần kiên trì điều trị trong thời gian dài để có hiệu quả như mong muốn.

Những trường hợp phát hiện dấu hiệu viêm da dị ứng hoặc nghi ngờ viêm da dị ứng đều cần phải thăm khám sớm để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp. Tùy theo mức độ nặng nhẹ, diện tích vùng da bị ảnh hưởng, điều kiện vệ sinh, các biện pháp chăm sóc,… mà thời gian khỏi bệnh cũng sẽ khác nhau. Ngoài ra, tùy từng trường hợp bệnh nhân mà viêm da dị ứng có thể tái phát hoặc không tái phát sau khi đã điều trị khỏi.

Các biện pháp chẩn đoán viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng và nhiều bệnh ngoài da khác có thể xuất hiện những triệu chứng gần giống nhau. Do đó chẩn đoán viêm da dị ứng rất quan trọng. Bệnh nhân mắc viêm da dị ứng có thể được chẩn đoán bằng các biện pháp:

  • Thăm khám lâm sàng dựa trên triệu chứng của bệnh nhân.
  • Test lẩy da: là một trong những phương pháp chẩn đoán có thể cho kết quả sau 30 – 60 phút. Cách này được thực hiện bằng cách lấy một giọt dung dịch nhỏ lên bề mặt da và dùng kim châm nhẹ dung dịch qua lớp thượng bì. Nếu có phản ứng xảy ra, bác sĩ sẽ biết được da của bệnh nhân có kích ứng với một số yếu tố nào đó.
  • Định lượng IgE: được tiến hành khi bệnh nhân có các dấu hiệu nghi ngờ viêm da dị ứng do một số yếu tố liên quan đến IgE, làm bùng phát phản ứng ngoài da.
  • Chẩn đoán phân biệt để hạn chế nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác.

*Lưu ý

  • Khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán, cần thực hiện tại những đơn vị có chuyên môn, đầy đủ trang thiết bị.
  • Trao đổi với bác sĩ về những loại thuốc, chế độ dinh dưỡng bạn đang thực hiện vì một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến tính chính xác của các biện pháp chẩn đoán.
chẩn đoán viêm da dị ứng
Thực hiện những chẩn đoán cần thiết có thể giúp điều trị đúng hướng.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ: Cách chẩn đoán và điều trị an toàn

Điều trị viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng thường bùng phát theo từng đợt, do đó việc điều trị viêm da dị ứng thường tập trung điều trị các đợt bùng phát tùy theo mức độ tổn thương da của từng bệnh nhân. Những trường hợp viêm da dị ứng thường được chỉ định điều trị với một số loại thuốc như:

1. Điều trị tại chỗ

Corticoid

Corticoid là một trong những nhóm thuốc điều trị chính để cải thiện tình trạng viêm, sưng ngoài da. Tác dụng chính của nhóm thuốc này là làm co mạch, ức chế một số chức năng của bạch cầu, qua đó làm giảm phản ứng viêm sưng, giảm các phản ứng miễn dịch. Những trường hợp viêm da dị ứng cần điều trị bằng Corticoid phù hợp tùy thuộc vào mức độ viêm.

Tùy theo mức độ mạnh mà các loại Corticoid bôi ngoài da được chia làm 4 nhóm: rất mạnh (I), mạnh (II), vừa (III), yếu (IV). Tùy theo những đối tượng khác nhau mà việc điều trị sẽ sử dụng những loại Corticoid khác nhau.

Khi sử dụng Corticoid trong điều trị cần có hướng dẫn của bác sĩ để tránh những kích ứng không mong muốn trên bề mặt da. Đối với những trường hợp trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú, người cao tuổi, người đang điều trị bằng thuốc, đang mắc một số bệnh lý,… cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng.

Tacrolimus

Là một trong những dẫn xuất marcolid sử dụng cho trẻ em và người lớn. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm ngứa, cải thiện nhiễm khuẩn ngoài da. Tuy nhiên, khi sử dụng Tacrolimus cần dùng đúng cách, không sử dụng trên những vùng niêm mạc, vùng da nhiễm khuẩn, những vị trí băng kín. Tốt nhất khi sử dụng Tacrolimus cần tuân thủ những chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Nhóm thuốc phối hợp

Những nhóm thuốc phối hợp thường dùng trong điều trị viêm da dị ứng như:

  • Nhóm thuốc sát khuẩn Diflocortolon và clorquinaldol.
  • Nhóm thuốc Acid Salicylic.
  • Nhóm thuốc sát khuẩn Flumetason và clioquinol.

*Khi sử dụng các loại thuốc điều trị tại chỗ như Corticoid, Tacrolimus và một số loại thuốc có tác dụng tương tự đều có tỉ lệ kích ứng, dị ứng và một số tác dụng phụ. Thường gặp nhất là một số tác dụng phụ như ngứa ngáy, khó chịu, ửng đỏ, nổi mề đay,… Ngoài ra, một số trường hợp kích ứng nặng có thể dẫn đến khó thở, sốc,…

điều trị viêm da dị ứng tại chỗ và toàn thân
Viêm da dị ứng cần được điều trị đúng cách bằng các loại thuốc điều trị tại chỗ và thuốc điều trị toàn thân.

2. Điều trị toàn thân

Sử dụng các loại thuốc điều trị toàn thân là một trong những biện pháp để cải thiện các triệu chứng viêm da dị ứng và một số bệnh ngoài da khác. Tùy theo tình trạng viêm da dị ứng mà các bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc như:

  • Ciclosporin: cải thiện các triệu chứng viêm da dị ứng nặng, sử dụng trong điều trị ngắn hạn, thường dưới 8 tuần. Ngoài ra, điều trị bằng Ciclosporin cũng có một tỉ lệ tái phát nhất định.
  • Thuốc kháng histamine: làm giảm các phản ứng ngứa ngáy, kích ứng, dị ứng ngoài da, giảm thói quen gãi trên da, hạn chế các thương tổn do gãi, chà xát.
  • Nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn đường uống có tác dụng điều trị viêm da dị ứng kèm theo nhiễm khuẩn, nhiễm tụ cầu vàng.

3. Chăm sóc sau điều trị

Viêm da dị ứng là một trong những bệnh ngoài da dễ tái phát. Do đó việc chăm sóc sau điều trị rất cần thiết. Để việc điều trị có hiệu quả, bệnh không tái phát trở lại, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề:

  • Kiêng tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng, thương tổn da như chất tẩy, các sản phẩm chăm sóc da.
  • Hạn chế gãi, chà xát mạnh lên vùng da bị ngứa ngáy, khó chịu vì có thể làm cho da bị thương tổn nặng hơn.
  • Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp để giúp vệ sinh đúng cách, tránh những ảnh hưởng không mong muốn.
  • Tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc khi có các dấu hiệu thương tổn không mong muốn.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho chẩn đoán, hướng dẫn điều trị từ bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Các loại dị ứng phấn hoa thường gặp và cách điều trị

Dị ứng phấn hoa là tình trạng khá phổ biến, xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng với cơ...

Bị sưng môi khi ngủ dậy

Bị sưng môi sau khi ngủ dậy: Nguyên nhân và cách khắc phục

Thức dậy với đôi môi bị sưng có thể là một dấu hiệu đáng báo động, đặc biệt trong trường...

Dị ứng yến mạch: Những điều bạn cần biết để điều trị

Dị ứng yến mạch là một trong những loại dị ứng thực phẩm thường gặp. Nếu được điều trị kịp...

Thuốc bôi dị ứng mẩn ngứa – tất tần tật những điều cần biết

Thuốc kháng histamine tại chỗ, kem bôi chứa corticosteroid, kem dưỡng ẩm,…. là những loại thuốc bôi dị ứng mẩn...

7 nguyên nhân gây ngứa lông mi và cách điều trị phù hợp

Ngứa lông mi là hiện tượng thường gặp, nó có thể là triệu chứng của bệnh lý do dị ứng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *