Dị ứng niken: Biểu hiện nhận biết và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Dị ứng niken là tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng phổ biến. Do chứng dị ứng da này liên quan đến đồ trang sức, khóa kéo, điện thoại di động, gọng kính,… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu, nhận biết và cách điều trị bệnh dị ứng này.

Nguyên nhân dị ứng niken

Các nhà khoa học không chắc chắn tại sao nhiều người lại phát triển dị ứng với niken. Nhưng cũng như các loại dị ứng khác thì dị ứng niken xuất hiện khi hệ thống miễn dịch xem niken là một chất có hại cho cơ thể.

Thông thường, hệ thống miễn dịch chỉ phản ứng chống lại virus, vi khuẩn, chất độc hại để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, đôi lúc hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng thái quá hoặc nhầm lẫn một chất vô hại thành chất gây dị ứng, trong trường hợp này là niken. Lúc này, hệ thống miễn dịch trở nên nhạy cảm với niken, nghĩa là bất cứ lúc nào tiếp xúc nó đều sinh ra phản ứng dị ứng.

Độ nhạy cảm của hệ thống miễn dịch với niken có thể hình thành sau lần tiếp xúc đầu tiên hoặc nhiều lần kéo dài trong một khoảng thời gian.

dị ứng niken
Viêm da tiếp xúc do dị ứng niken không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt

Các yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng niken

Mặc dù bất cứ ai cũng có thể dị ứng niken nhưng nếu bạn ở trong trường hợp sau đây, bạn có nguy cơ mắc phải cao hơn người khác. Cụ thể, các yếu tố bao gồm:

  • Do niken là một thành phần phổ biến trong đồ trang sức nên những người thường xuyên mang, đeo bông tai, nhẫn,…dễ bị kích ứng.
  • Nữ giới thường có xu hướng xỏ khuyên nhiều hơn nam giới nên có nguy cơ dị ứng niken nhiều hơn.
  • Những người làm việc với kim loại thường xuyên có nguy cơ bị dị ứng cao hơn những người ít tiếp xúc với kim loại. Thậm chí, nhân viên pha chế, người làm trong ngành công nghiệp thực phẩm hay chất tẩy rửa, thợ may, thợ làm tóc,…cũng thuộc nhóm này.
  • Nếu bố mẹ là người nhạy cảm với niken, bạn có thể thừa hưởng sự dị ứng này.

Những người nhạy cảm với kim loại khác cũng có thể sẽ dị ứng với niken.

Triệu chứng dị ứng niken

Phản ứng dị ứng niken thường xuất hiện trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi người bệnh tiếp xúc với niken. Các triệu chứng kéo dài khoảng 2 đến 4 tuần, mức độ nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào mỗi người. Các dấu hiệu dị ứng phổ biến bao gồm:

  • Phát ban, nổi mề đay
  • Ngứa
  • Đỏ da hoặc đổi màu da
  • Nhiều mảng da khô như vết bỏng
  • Mụn nước, phồng rộp

Thông thường, phản ứng chỉ xảy ra trên những vùng da chạm vào vật phẩm chứa niken. Tuy nhiên, một số người bị dị ứng do tiêu thụ thực phẩm chứa niken có thể xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng hơn như:

  • Ngứa dữ dội
  • Da dày lên, thô ráp và có vẩy
  • Da đổi màu
  • Nóng rát
  • Mụn nước chảy dịch
  • Viêm đường hô hấp
  • Cơn hen

Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Nếu bạn nhận thấy triệu chứng dị ứng và không biết phải làm sao, đặc biệt là nếu bạn nhận thấy vùng da dị ứng đỏ hơn, nóng rát, có mủ và đau đớn thì nên thăm khám và điều trị với bác sĩ.

Chẩn đoán dị ứng niken

Liên hệ với bác sĩ lời khuyên khi bạn không chắc chắn về nguyên nhân gây dị ứng. Sau khi đặt những câu hỏi về tiền sử bệnh, vật phẩm hoặc thực phẩm tiếp xúc gần đây cùng kiểm tra bề ngoài làn da, bác sĩ có thể đề nghị thử nghiệm dị ứng mẫn cảm tiếp xúc.

Với thử nghiệm này, bác sĩ sẽ lấy một lượng nhỏ chất gây dị ứng tiềm năng bao gồm niken, bôi lên vùng da bất kỳ. Trong 48 giờ, nếu vùng da này bị viêm, bác sĩ có thể kết luận là bạn bị dị ứng niken.

Liều lượng chất gây dị ứng rất nhỏ nên thử nghiệm này được đánh giá là an toàn, kể cả với những người bị dị ứng nặng.

Điều trị dị ứng niken

Thực tế, không có cách chữa dị ứng niken hoàn toàn. Nếu các triệu chứng gây khó chịu hoặc nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê toa một số thuốc để giảm kích ứng, cải thiện tình trạng phát ban. Các thuốc này bao gồm:

  • Kem Corticosteroid như clobetasol (Clobex, Cormax) và betamethasone dipropionate (Diprolene).
  • Các loại kem không steroid chẳng hạn như pimecrolimus (Elidel) và tacrolimus (Protopic).
  • Corticosteroid đường uống, ví dụ như prednison được sử dụng khi phản ứng dị ứng nghiêm trọng hay phát ban trên một khu vực lớn.
  • Thuốc kháng histamin đường uống như fexofenadine (Allegra) và cetirizine (Zyrtec).

Bên cạnh đó, một số biện pháp khắc phục tại nhà bằng kem dưỡng da calamin, kem dưỡng ẩm,…có thể được kê toa để làm dịu da.

điều trị dị ứng niken
Bác sĩ có thể chỉ định một số loại kem thoa tại chỗ để làm dịu da bị dị ứng

Phòng ngừa dị ứng niken

Cách tốt nhất để ngăn ngừa dị ứng niken là hãy tránh tiếp xúc với vật phẩm chứa niken. Nhất là khi bạn đã từng bị dị ứng này một lần trong quá khứ, hãy cố tránh tiếp xúc với kim loại. Ngoài ra bạn nên:

  • Tránh mua đồ trang sức có chứa niken. Thay vào đó hãy tìm những đồ trang sức làm bằng chất liệu ít khả năng gây dị ứng như thép không gỉ không chứa niken, titan, vàng 18 cara, vàng không niken, bạc sterling,…
  • Nên tìm kiếm các sản phẩm an toàn thay thế cho vật phẩm chứa niken như đồng hồ đeo tay làm bằng da, vải hay nhựa, khóa kéo bằng nhựa hoặc kim loại và gọng kính làm bằng nhựa, titan,…
  • Nên tránh một số thực phẩm được nghi ngờ chứa niken như yến mạch, kiều mạch, lúa mì nguyên chất, bánh mì, ngũ cốc, một số loại hạt, trà đen, thực phẩm đóng hộp, rau bina,…
  • Nói với những người xung quanh để được hỗ trợ phòng tránh hiệu quả hơn.

Trên đây là những thông tin về bệnh dị ứng niken, nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc nhận thấy triệu chứng dị ứng, hãy thăm khám ngay với bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm:

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ.

Ngứa da vào ban đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Hiện tượng ngứa da vào ban đêm tưởng chừng đơn giản nhưng lại xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như: hiện tượng tự nhiên của cơ thể, mắc một...
Theo y học cổ truyền, bệnh mẩn ngứa có thể chữa bằng những bài thuốc đông y.

Bài thuốc đông y trị mẩn ngứa theo y học cổ truyền

Mẩn ngứa xuất hiện trên da với nhiều nguyên nhân khác nhau. Mẩn ngứa gây khó chịu và mất thẩm...

Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt có hiệu quả không?

Mẹo chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt – Hướng dẫn A-Z

Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ...

Dị ứng ở trẻ em: Những thông tin cha mẹ nên biết để xử lý kịp thời

Nếu trẻ bị hắt hơi, ho nhiều, thường xuyên phát ban, nổi mề đay, đau bụng, buồn nôn sau khi...

Bị dị ứng thời tiết có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?

Bị dị ứng thời tiết có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu là vấn đề được nhiều người quan...

dị ứng mỹ phẩm có tự hết không

Dị ứng mỹ phẩm có tự hết không sau khi ngưng dùng?

Dị ứng mỹ phẩm có tự hết hay không là vấn đề rất nhiều người quan tâm?  Dị ứng mỹ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *