Dị ứng mỹ phẩm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Hiện tượng nổi mề đay, viêm da tiếp xúc, ngứa da… là những triệu chứng thường gặp khi bạn bị dị ứng mỹ phẩm. Tình trạng này có thể hết khi bạn ngưng sản phẩm đang dùng. Một số trường hợp bị nặng cần được điều trị bằng thuốc kê toa.

Ngày nay, hầu hết mọi người đều sử dụng mỹ phẩm. Chúng bao gồm các sản phẩm tắm gội, nước hoa hay phấn trang điểm… Tuy mang lại nhiều lợi ích thiết thực song những sản phẩm này lại chứa các chất bảo quản, hương liệu và chất phụ gia tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng khá cao.

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]

Dị ứng mỹ phẩm là gì?

Dị ứng mỹ phẩm là phản ứng không mong muốn của da sau khi sử dụng mỹ phẩm. Khi gặp phải hiện tượng này, da thường bị kích ứng, nóng đỏ và nổi mề đay. Kèm theo đó là tình trạng nổi mụn nước ngứa trên da.

Mỹ phẩm có thể gây kích ứng da trực tiếp hoặc gây ra phản ứng dị ứng qua trung gian miễn dịch. Thông thường kích ứng sẽ xảy ra ngay lần đầu tiên khi một cá nhân có làn da nhạy cảm sử dụng mỹ phẩm. Trong khi đó, phản ứng dị ứng miễn dịch thường phát triển sau 12 giờ kể từ khi da tiếp xúc với mỹ phẩm.

Hiện nay, tỷ lệ dị ứng với các thành phần của mỹ phẩm đang gia tăng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác. Ước tính có khoảng 10% dân số nói chung gặp phải tác dụng phụ hoặc bị dị ứng do sử dụng mỹ phẩm. Phụ nữ thường bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới vì họ có xu hướng sử dụng nhiều mỹ phẩm hơn.

Dị ứng mỹ phẩm
Tình trạng dị ứng mỹ phẩm xảy ra nhiều nhất ở phụ nữ

Triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng mỹ phẩm

Biểu hiện dị ứng mỹ phẩm ở mỗi người là khác nhau. Điều này còn tùy thuộc vào lượng mỹ phẩm họ sử dụng, thời gian lưu lại mỹ phẩm trên da và diện tích da sử dụng.

Tình trạng dị ứng mỹ phẩm có thể gây viêm da tiếp xúc. Nó biểu hiện trên da là những mảng hồng ban đỏ, khô, ngứa kèm theo nhiều mụn nước nằm giới hạn trong phạm vi sử dụng mỹ phẩm.

Đôi khi, dị ứng mỹ phẩm có thể xuất hiện dưới dạng nổi mề đay. Da bạn sẽ có những nốt sẩn phù giống như vết đốt côn trùng hay các vết roi đánh nằm gồ trên bề mặt da. Kèm theo đó là tình trạng ngứa ngáy vô cùng khó chịu.

Một số trường hợp còn có cảm giác châm chích sau 1-2 ngày sử dụng mỹ phẩm. Ít phổ biến hơn, các phản ứng dị ứng mỹ phẩm có thể xuất hiện dưới dạng mụn trứng cá, viêm nang lông, teo da và sạm da.

Da mặt bị dị ứng mỹ phẩm
Da mặt khá mỏng và nhạy cảm nên dễ bị dị ứng mỹ phẩm

Nguyên nhân gây dị ứng mỹ phẩm

Các tác nhân phổ biến nhất gây ra dị ứng mỹ phẩm là hương thơm, chất bảo quản và chất nhuộm. Tuy nhiên đây không phải là tất cả bởi bạn cũng có thể bị dị ứng với bất kì thành phần nào có trong mỹ phẩm như chất tạo ẩm, chất nhũ hóa, và ngay cả các thành phần tự nhiên có trong sản phẩm.

  • Hương thơm:

Ước tính có hơn 5000 loại hương liệu khác nhau được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da. Hương thơm không chỉ gây dị ứng mà cũng có thể làm tăng sắc tố của da bị ảnh hưởng, viêm da tiếp xúc hoặc nổi mề đay.

Một sản phẩm không mùi không có nghĩa là không được nhà sản xuất cho thêm hương liệu vào trong mỹ phẩm. Người ta có thể sử dụng nó che giấu các mùi hóa học khác. Muốn chắc chắn sản phẩm đó hoàn toàn không sử dụng hương liệu, bạn có thể để ý trên bao bì sản phẩm sẽ ghi các chữ như “fragrance-free” ( không có mùi thơm) hay “without perfume” (không chứa nước hoa).

  • Chất bảo quản:

Các loại mỹ phẩm có chứa nước như dầu gội đầu, kem chống nắng hay kem dưỡng ẩm… thường có chất bảo quản để ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn và kéo dài thời hạn sử dụng sản phẩm. Chúng cũng được cho là nguyên nhân phổ biến gây dị ứng da khi bạn sử dụng mỹ phẩm.

  • Chất nhuộm màu:

Một chất khác được kết hợp trong mỹ phẩm, cũng là nguyên nhân thường gặp gây dị ứng, đó là paraphenylenediamine (PPD). Nó chủ yếu xuất hiện trong thuốc nhuộm tóc và dầu gội hay các loại mỹ phẩm có màu.

  • Các thành phần khác của mỹ phẩm gây dị ứng:

+ Chất chống oxy hóa: propyl gallate, octyl gallate…

+ Tá dược, chất nhũ hóa, chất hoạt động bề mặt và chất làm ẩm: Rượu cetyl, propylene glycol, butylene glycol hay pentylene glycol.

+ Thành phần tự nhiên: Dầu cây trà, bột yến mạch, chiết xuất đậu nành, rau mùi tây, hoa chuông…

Những ai có nguy cơ bị dị ứng mỹ phẩm?

Bất cứ ai cũng có thể bị dị ứng khi dùng mỹ phẩm dù bạn là nam hay nữ, già hay trẻ. Tuy nhiên bạn sẽ có nguy cơ bị dị ứng mỹ phẩm cao hơn nếu:

  • Sử dụng nhiều loại mỹ phẩm cùng lúc
  • Không sử dụng một sản phẩm cố định mà thay đổi liên tục
  • Bạn dùng những sản phẩm có xuất xứ không rõ ràng hoặc mua phải hàng kém chất lượng
  • Bạn có làn da nhạy cảm và cơ địa dị ứng

Phương pháp chẩn đoán

Nếu mỹ phẩm đang được coi là nguyên nhân tiềm ẩn của phản ứng, bạn có thể được yêu cầu sử dụng trong ba hoặc bốn ngày bằng cách liên tục bôi chất này lên cùng một vị trí trên da cẳng tay. Nếu một phản ứng xuất hiện, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các loại xét nghiệm dị ứng tiếp theo như:

cách chẩn đoán dị ứng mỹ phẩm
Xét nghiệm máu chuẩn đoán dị ứng mỹ phẩm
  • Nghiệm pháp da: Để xác định danh tính của các chất gây dị ứng trong mỹ phẩm
  • Xét nghiệm máu: Được chỉ định trong các trường hợp bị dị ứng nghiêm trọng. Nó giúp nhận diện sự xuất hiện của các kháng thể đang hoạt động mạnh để chống lại chất gây dị ứng.

Phương pháp điều trị dị ứng mỹ phẩm

Trường hợp chỉ bị dị ứng nhẹ, các triệu chứng khó chịu sẽ dần thuyên giảm và biến mất sau khi bạn ngưng sử dụng mỹ phẩm chứa chất gây dị ứng. Do vậy, trước tiên bạn nên nhanh chóng loại bỏ hết lớp mỹ phẩm còn tồn đọng trên da bằng cách lau và rửa sạch. Việc này nên được thực hiện một cách nhẹ nhàng với nước sạch bởi lúc này da đang bị kích ứng nên rất dễ bị tổn thương.

Các phản ứng nghiêm trọng hơn thường đáp ứng với điều trị bằng thuốc hydrocortisone cream 1% có thể được mua mà không cần toa bác sĩ. Nếu loại thuốc này không hiệu quả, bạn cần đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa da liễu để được bác sĩ kê toa một loại thuốc bôi ngoài da mạnh hơn.

Ngoài ra, còn có một số biện pháp khắc phục tại nhà được dân gian áp dụng để khắc phục tình trạng dị ứng da trong nhiều năm qua như:

  • Dùng nha đam: Thoa gel nha đam lên da có thể giúp xoa dịu cơn ngứa do dị ứng mỹ phẩm và nhiều vấn đề về da khác.
  • Baking soda: Baking soda hoạt động như một chất chống viêm và giúp cân bằng độ PH trên da, qua đó xoa dịu tình trạng kích ứng da. Bạn lấy 4 muỗng banking soda trộn với nước hoặc dầu dừa để tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Sau đó thoa lên vùng da bị dị ứng và để khoảng 10 phút rồi rửa sạch.
  • Dầu ôliu: Loại dầu này chứa nhiều vitamin E và chất chống oxy hóa giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da, làm dịu và giảm ngứa da. Bạn thoa dầu lên vùng da bị dị ứng mỗi ngày vài lần cho đến khi da lành hoàn toàn.

Một số người có thể không đạt được hiệu quả như ý khi thực hiện các giải pháp chữa dị ứng mỹ phẩm tại nhà. Điều này còn tùy thuộc vào cơ địa của họ.

Cách phòng ngừa dị ứng mỹ phẩm

Chúng ta có thể tránh được nguy cơ bị dị ứng mỹ phẩm nếu tuân thủ các khuyến cao sau:

  • Tránh sử dụng tất cả các loại mỹ phẩm từng khiến bạn bị dị ứng.
  • Đọc danh sách các thành phần trên tất cả các sản phẩm mỹ phẩm để xác định xem chúng có chứa chất gây dị ứng có liên quan hay không.
  • Trước khi sử dụng một sản phẩm mới, bạn nên thử một ít sản phẩm lên khu vực cổ tay hoặc khuỷu tay. Quan sát 1-2 ngày xem vùng da này có dấu hiệu bị kích ứng không trước khi áp dụng nó lên mặt hoặc các vùng da khác trên cơ thể.
  • Chọn sản phẩm có ít thành phần để giảm thiểu các chất gây dị ứng tiềm ẩn.
  • Khi sử dụng nước hoa nên xịt vào quần áo thay vì thoa trực tiếp lên da.
  • Hãy ưu tiên các sản phẩm không chứa chất tạo mùi hoặc có nguồn gốc từ tự nhiên.

Dị ứng mỹ phẩm là vấn đề chung của tất cả mọi người. Các giải pháp phòng ngừa chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ bị dị ứng cho bạn chứ không mang lại hiệu quả tuyệt đối bởi chúng ta không thể nhận biết được hết các chất gây dị ứng cho bản thân có trong mỹ phẩm.

Trường hợp có biểu hiện nghi ngờ dị ứng, bạn có thể tham khảo thông tin bài viết cung cấp để có hướng xử lý đúng đắn. Tuy nhiên cần lưu ý, những phương pháp chữa dị ứng mỹ phẩm bài viết cung cấp không thể thay thế cho chỉ định điều trị từ các nhân viên y tế. Đừng quên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc hay phương pháp tự nhiên nào.

Tin bài liên quan

Bị mề đay khi sinh con được 3 ngày, chị Đỗ Thị Ngọc đã điều trị khỏi hẳn bệnh sau 2 tháng nhờ bài thuốc thảo dược quý. [Tham khảo kinh nghiệm]
Cảm cúm và dị ứng thời tiết khác nhau như thế nào?

Coi chừng nhầm lẫn giữa cảm cúm và dị ứng thời tiết

Cảm cúm và dị ứng thời tiết thường có những biểu hiện tương tự nhau. Do đó không ít người...

Vì sao bị dị ứng bao cao su? Làm thế nào để khắc phục?

Bao cao su được xem là một trong những "trợ thủ đắc lực" được các cặp vợ chồng lựa chọn...

Bà bầu bị dị ứng thức ăn khi mang thai và cách xử lý

Thời kì mang thai chị em phải đối mặt rất nhiều sự thay đổi về sức khỏe, trong đó có...

Bật Mí 6 Loại Lá Cây Chữa Viêm Da Dị Ứng Có Ở Quanh Nhà

Dùng lá cây chữa viêm da dị ứng là phương pháp dân gian được ông bà xưa sử dụng và...

Dị ứng cá ngừ : Nguyên nhân và cách phòng tránh

Dị ứng cá ngừ là một trong những dạng dị ứng cá biển xảy ra phổ biến. Khi mắc bệnh,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.