Mề đay phù mạch là gì? Có nguy hiểm? Cách điều trị
Mề đay phù mạch là hiện tượng lớp sâu dưới da bị phù, sưng, viêm lớp do dự tích tụ của chất lỏng. Thông thường, tình trạng trên có thể xảy ra ở mặt, lưỡi, thanh quản, bụng hoặc cánh tay và chân… kéo dài khoảng 3 ngày, sau đó trở lại bình thường.
Mề đay phù mạch là gì?
Mề đay phù mạch là hiện tượng lớp hạ bì (lớp dưới cùng của da) bị sưng, viêm, phù nề, tựa như phát ban nhưng xảy ra ở sâu trong lớp hạ bì của da, ấn không đau, nhưng gây ngứa. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà mề đay phù mạch được phân thành 4 dạng: do dị ứng, vô căn, do thuốc và do di truyền.
1. Mề đay phù mạch do dị ứng
Đây là loại mề đay phổ biến nhất, thường xuất hiện ở những đối tượng có cơ địa dị ứng với thực phẩm, thuốc, nọc độc của động vật, phấn hoa, vẩy da động vật,… Trong một số trường hợp bị dị ứng nghiêm trọng, người bệnh có thể bị sốc phản vệ với biểu hiện như cổ họng sưng, khó thở, huyết áp giảm đột ngột, cần được cấp cứu y tế ngay lập tức.
Loại phù mạch này có thể phòng ngừa bằng cách tránh xa tác nhân gây dị ứng.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng dị ứng thuốc kháng sinh và cách điều trị
2. Mề đay phù mạch do thuốc
Một số loại thuốc tây điều trị bệnh có thể gây hiện tượng phù mạch. Theo Cẩm nang Merck, khoảng 30% trường hợp phù mạch được tìm thấy trong các ca cấp cứu có liên quan đến việc dùng thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE). Nếu như mề đay phù mạch là do tác dụng phụ của thuốc trên, bạn nên thông báo với chuyên gia để được chỉ định dược phẩm điều trị khác phù hợp hơn.
Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị khác cũng có thể gây phù mạch như: Bệnh cao huyết áp, dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen hoặc aspirin.
3. Mề đay phù mạch vô căn
Như tên gọi vô căn, nguyên nhân gây phù mạch không được xác định rõ ràng. Đối với trường hợp này, bác sĩ có thể đưa ra được nguyên nhân cụ thể gây hiện tượng phù mạch kể cả khi xem xét tất cả những nguyên nhân thông thường.
4. Mề đay phù mạch di truyền
Phù mạch có thể di truyền từ bố mẹ sang con. Bệnh nhân bị phù mạch di truyền sẽ có vấn đề với protein ức chế C1, cụ thể nồng độ chất ức chế protein C1-esterase trong máu thấp (protein C1-1NH). Đối với loại mề đay phù mạch này, chúng sẽ xuất hiện và tự động biến mất theo thời gian.
Triệu chứng của mề đay phù mạch
Người bị mề đay phù mạch có biểu hiện da bị sưng ở lớp bên trong tại các vị trí như bộ phận sinh dục, niêm mạc họng, ruột, khuôn mặt, lòng bàn tay… kèm theo cảm giác ngứa. Một số người có thể cảm thấy nóng, đau tại vị trí bị phù.
Các triệu chứng mề đay phù mạch có xu hướng xuất hiện đột ngột và nhanh chóng. Thông thường, triệu chứng bệnh thường kéo dài trong 3 ngày rồi biến mất.
Bệnh có thể làm ảnh hưởng đến tầm nhìn (phù mạch trên mặt), co thắt phế quản (phù mạch niêm mạc họng và đường thở). Nghiêm trọng hơn, phù mạch có thể gây sốc phản vệ, gây đe dọa đến tính mạng.
Xem thêm: Nổi Mề Đay Trên Mặt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Chữa Trị An Toàn
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Điều trị y tế là cần thiết nếu như người bệnh xuất hiện các biểu hiện sau:
- Đột nhiên xuất hiện dị ứng phù mạch giống như bị dị ứng.
- Gặp vấn đề về hô hấp.
- Cảm thấy mờ mắt, chóng mặt, ngất xỉu.
Biến chứng của mề đay phù mạch
Biến chứng nguy hiểm nhất là sưng họng và đường thở.
Thông thường, tình trạng này tương đối nhẹ. Tuy nhiên, nếu như triệu chứng tiến triển nhanh, chúng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cổ họng như ngạt thở. Đây là trường hợp cấp tính cần được cấp cứu kịp thời.
Nguyên nhân gây mề đay phù mạch
Nguyên nhân gây hiện tượng này khá đa dạng, bao gồm:
- Bị côn trùng cắn, tiếp xúc với mủ cao su hay một số loại thuốc như penicillin hoặc aspirin.
- Do ảnh hưởng tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh như: Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE).
- Do mang gen có xu hướng làm giảm nồng độ protein trong máu (thường là do di truyền từ gia đình).
Mang thai, dùng thuốc tránh thai, nhiễm trùng hoặc chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân gây mề đay phù mạch. Bệnh nhân có thể dùng thuốc điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu như triệu chứng nghiêm trọng, cần phải nhập viện để được chăm sóc đặc biệt.
Chẩn đoán mề đay phù mạch
Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh bệnh bằng cách quan sát triệu chứng, hỏi thăm bệnh sử, tiền sử dị ứng của gia đình. Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn cho biết những loại thuốc điều trị đang dùng để xem xét mối liên hệ giữa chúng với mề đay phù mạch.
Người bệnh cũng có thể được chỉ định các xét nghiệm để tìm ra chính xác nguyên nhân gây phù mạch:
- Xét nghiệm máu để kiểm tra hệ thống miễn dịch đã phản ứng với chất gây dị ứng nhất định hoặc chất ức chế C1 esterase.
- Xét nghiệm dị ứng.
Phù mạch vô căn chỉ được chẩn đoán khi không xác định được nguyên nhân.
Cách điều trị bệnh mề đay phù mạch
Hầu hết những trường hợp bị dị ứng phù mạch có xu hướng trở nên tích cực hơn sau 3 ngày mà không cần dùng thuốc điều trị.
Đối với những trường hợp bị mề đay dị ứng hay mề đay vô căn, bạn có thể dùng thuốc kháng histamin và thuốc steroid đường uống để làm giảm sưng. Đối với trường hợp phù mạch do thuốc, hiện tượng trên có thể được cải thiện nếu như bạn dùng thuốc điều trị thay thế.
Mặc dù những giải pháp trên có thể cải thiện tình trạng phù mạch nhưng chúng chỉ có tác dụng tạm thời, không điều trị triệt để. Điều này cũng đồng nghĩa với việc triệu chứng phù mạch tái phát nếu không có biện pháp chăm sóc sức khỏe hay phòng tránh.
Biện pháp chăm sóc sức khỏe khi bị mề đay phù mạch
Để hạn chế chứng tiến triển của bệnh, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:
- Chườm túi đá lên vùng da bị sưng phù.
- Dùng đúng liều lượng thuốc điều trị.
- Hỏi ý kiến chuyên gia loại thuốc điều trị bạn đang dùng.
- Tránh xa tác nhân có thể gây dị ứng (nước hoa, côn trùng, phấn hoa…)
- Liên hệ chuyên gia nếu triệu chứng phù mạch trở nên nghiêm trọng.
Trên đây là một số thông tin về hiện tượng mề đay phù mạch. Mặc dù không lây nhiễm nhưng bệnh có thể tái phát khi tiếp xúc với chất dị ứng, dùng thuốc tây… Nếu như triệu chứng xuất hiện nghiêm trọng, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra.
ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- 10 thuốc trị nổi mề đay tốt nhất – Giảm nhanh mẩn ngứa
- Bệnh mề đay mãn tính vô căn và cách chữa trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!