Bị viêm mũi dị ứng có nên rửa mũi không ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Tai Mũi HọngGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh nên áp dụng rửa mũi 2 lần/ngày để có thể làm sạch dịch nhờn, giảm ngạt mũi, giảm sưng viêm và cải thiện tình trạng bệnh. Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện. Bài viết này hướng dẫn cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý.

Rửa mũi giúp tình trạng viêm mũi dị ứng được cải thiện.
Rửa mũi giúp tình trạng viêm mũi dị ứng được cải thiện.

Viêm mũi dị ứng có nên rửa mũi không?

Viêm mũi dị ứng là một bệnh căn bệnh về đường hô hấp. Bệnh rất dễ tái phát và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng là do cấu trúc niêm mạc mũi của người bệnh quá nhạy cảm. Do đó, niêm mạc mũi dễ bị kích thích khi gặp phải các tác nhân từ bên ngoài.

Một số yếu tố dễ gây kích thích niêm mạc mũi và gây ra tình trạng dị ứng là:

  • Phấn hoa;
  • Mùi hóa chất;
  • Nước hoa;
  • Bụi bặm;
  • Thời tiết lạnh;
  • Lông thú vật;
  • Khói thuốc lá;
  • Và nhiều yếu tố khác.

Khi bị những tác nhân này tác động, niêm mạc mũi sẽ bị kích thích, tổn thương và sưng viêm. Bệnh nhân viêm mũi dị ứng sẽ gặp phải những triệu chứng khó chịu như:

  • Đau nhức mũi;
  • Hắt hơi nhiều;
  • Nghẹt mũi;
  • Chảy nhiều dịch mũi, sổ mũi;
  • Dịch mũi có màu lạ;
  • Đỏ mắt, trào nước mắt.

Người bệnh viêm mũi dị ứng cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định phương pháp điều trị. Hiện nay, bệnh có thể được chữa trị bằng một số cách như: uống thuốc Tây, uống thuốc Đông y, xịt mũi, nhỏ mũi,…

Rửa mũi là một trong những cách được nhiều người áp dụng khi bị viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lo ngại, thắc mắc rằng khi bị viêm mũi dị ứng có nên rửa mũi hay không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân viêm mũi dị ứng vẫn nên rửa mũi để cải thiện tình trạng tắc nghẹt mũi, loại bỏ dịch nhầy và bụi bẩn trong mũi, giúp người bệnh giảm nhanh cảm giác khó chịu.

Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng là: hắt hơi nhiều, chảy dịch mũi, ngứa rát mũi, nghẹt mũi, đỏ mắt,...
Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng là: hắt hơi nhiều, chảy dịch mũi, ngứa rát mũi, nghẹt mũi, đỏ mắt,…

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý cũng giúp cho tình trạng viêm mũi dị ứng được cải thiện, bệnh tình mau chóng được đẩy lùi. Nước muối có khả năng sát khuẩn, dọn sạch vi khuẩn ra khỏi khoang mũi. Người bệnh sẽ giảm ngay tình trạng sưng viêm, ngứa rát.

Rửa mũi cũng là một trong những cách giúp người bệnh viêm xoang, viêm mũi thông thường giảm ngay triệu chứng bệnh và giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

Hướng dẫn cách rửa mũi khi bị viêm mũi dị ứng

Người bệnh viêm mũi dị ứng cần rửa mũi đúng cách để hỗ trợ điều trị bệnh. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách rửa mũi an toàn, hiệu quả:

Chuẩn bị:

  • Nước lọc;
  • Ly/cốc sạch;
  • Nước muối sinh lý hoặc nước muối tự pha (gồm nước ấm và muối tinh khiết);
  • Ống tiêm có bầu.

Người dùng có thể mua nước muối sinh lý, ống tiêm tại các nhà thuốc Tây.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Hòa ½ thìa cà phê muối iot vào cốc nước ấm;
  • Bước 2: Dùng ống tiêm nhựa rút nước muối. Bơm nước muối vào một bên mũi. Nghiêng đầu, để lỗ mũi còn lại hướng xuống phía bồn rửa. Lúc này, người bệnh cần thở bằng miệng.
  • Bước 3: Người bệnh để cho nước muối chảy thoát ra ngoài qua lỗ mũi còn lại.
  • Bước 4: Sau một lần bơm thuốc, người bệnh xì hai bên mũi để tống khứ bụi bẩn, dịch nhờn,… ra bên ngoài. Nước muối có thể chảy xuống cổ họng. Người bệnh cần khạc để nhổ ra ngoài.
  • Bước 5: Người bệnh tiếp tục lặp lại hoạt động bơm rửa với bên mũi còn lại.
  • Bước 6: Người bệnh xì mạnh để loại bỏ nước muối trong hốc mũi. Sau đó súc miệng, khạc bỏ nước muối nếu bị chảy xuống cổ họng.
  • Bước 7: Sau khi hoàn tất, người dùng vệ sinh dụng cụ sạch sẽ. Bảo quản dụng cụ ở nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ để tiếp tục sử dụng những lần sau.

Theo các chuyên gia y tế, người bệnh viêm mũi dị ứng chỉ nên rửa mũi 1 – 2 lần/ngày. Nguời bệnh không nên lạm dụng vì có thể gây ra tình trạng khô rát niêm mạc mũi, gây khó chịu.

Trong quá trình áp dụng biện pháp rửa mũi để cải thiện chứng viêm mũi dị ứng, nếu thấy mũi có cảm giác kích ứng, khó chịu, người bệnh cần khai báo với bác sĩ chuyên khoa để xử lý.

Bên cạnh việc rửa mũi đều đặn hàng ngày, người bệnh cũng cần uống thuốc đúng liều theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để bệnh mau chóng thuyên giảm.

Xem ngay: 5 Thuốc Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Của Nhật Tốt Nhất Thị Trường

Người bệnh viêm mũi dị ứng chỉ nên rửa mũi từ 1 - 2 lần/ngày.
Người bệnh viêm mũi dị ứng chỉ nên rửa mũi từ 1 – 2 lần/ngày.

Một số biện pháp phòng tránh viêm mũi dị ứng tái phát

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh dễ tái phát nếu không được chăm sóc, bảo vệ đúng cách. Sau đây là một số biện pháp phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng tái phát:

  • Ăn uống đầy đủ chất để tăng cường sức đề kháng của cơ thể;
  • Tránh tiếp xúc với không khí lạnh, bụi bặm, khói thuốc lá, lông thú vật, phấn hoa,… hay còn gọi là các yếu tố gây viêm mũi dị ứng nói chung;
  • Mang khẩu trang khi phải tiếp xúc với môi trường có bụi bẩn, phấn hoa,…;
  • Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, chăn màn,…;
  • Thu xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần lạc quan.

Tóm lại, khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi hàng ngày. Người bệnh nên rửa mũi 1 – 2 lần/ngày để làm sạch bụi bẩn, gỉ mũi, dịch nhờn và loại bỏ vi khuẩn. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp sát khuẩn đường mũi, giảm sưng viêm và giúp hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo.

Mối quan hệ giữa viêm mũi dị ứng và hen phế quản

Mối quan hệ giữa viêm mũi dị ứng và hen phế quản

Theo các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, có đến 78% bệnh nhân mắc bệnh hen phế quản...

[GÓC REVIEW] Bài thuốc viêm xoang, viêm mũi Đỗ Minh – Công thức BÍ TRUYỀN 3 THẾ KỶ “10 người chữa 9 người KHỎI HẲN”

Từ hơn 150 năm đến nay, bài thuốc viêm mũi, viêm xoang ĐỘC QUYỀN của nhà thuốc Đỗ Minh Đường...

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt có tốt không? CHUYÊN GIA chỉ cách hay

Nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, lá lốt có khả năng khắc phục tốt những bệnh lý liên quan...

Viêm mũi dị ứng để lâu

Viêm mũi dị ứng để lâu có sao không? Điều cần biết

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường gặp nhất trong số các bệnh về đường hô hấp. Nó gây...

Chữa viêm mũi dị ứng bằng dầu khuynh diệp mang lại hiệu quả cao

Chữa viêm mũi dị ứng bằng dầu khuynh diệp có được không?

Để chữa trị được dứt điểm các triệu chứng mà viêm mũi dị ứng gây nên chúng ta có rất...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *