Thuốc bôi dị ứng mẩn ngứa – tất tần tật những điều cần biết

Thuốc kháng histamine tại chỗ, kem bôi chứa corticosteroid, kem dưỡng ẩm,…. là những loại thuốc bôi dị ứng mẩn ngứa được sử dụng phổ biến. Những loại thuốc bôi này được sử dụng nhằm mục đích làm giảm ngứa ngáy, cải thiện triệu chứng và hạn chế tổn thương da.

Những loại thuốc bôi dị ứng mẩn ngứa phổ biến

Dị ứng gây nổi mẩn ngứa là tình trạng dị ứng da thường gặp. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên (chất gây dị ứng) hoặc do các nguyên nhân khác (thời tiết thay đổi, các bệnh lý tiềm ẩn, rối loạn nội tiết tố,…).

Dị ứng mẩn ngứa tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng tình trạng này có thể gây ngứa ngáy dữ dội, khiến người bệnh bứt rứt và khó chịu. Khi cơn ngứa bùng phát, nếu liên tục gãi, mức độ ngứa sẽ trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy để làm giảm triệu chứng này, bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da.

kem bôi trị mẩn ngứa
Thuốc bôi dị ứng mẩn ngứa sử dụng thận trọng để đảm bảo an toàn

1. Kem dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm được sử dụng nhằm bổ sung nước và làm dịu da. Khi da được làm dịu, triệu chứng ngứa ngáy và sưng đỏ sẽ giảm đi đáng kể.

Tuy nhiên bạn cần lựa chọn những loại kem dưỡng có độ ẩm phù hợp với tình trạng da, đồng thời không chứa cồn, hương liệu và phẩm màu. Những thành phần này có thể gây kích ứng và làm nghiêm trọng hóa những triệu chứng trên da.

Khi lựa chọn kem dưỡng ẩm, bạn nên tập trung vào các sản phẩm có chứa Glycerin, Vitamin E, Minerals oil, Hyaluronic acid,…

Nếu gặp khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm thích hợp, bạn có thể chủ động trao đổi với bác sĩ da liễu để được tư vấn cụ thể.

thuốc bôi điều trị mẩn ngứa
Kem dưỡng ẩm có tác dụng bổ sung nước và làm dịu vùng da sưng viêm

Một số loại kem dưỡng ẩm thích hợp cho bệnh nhân dị ứng mẩn ngứa:

Sử dụng kem dưỡng ẩm từ 1 – 2 lần/ ngày để cải thiện các triệu chứng của dị ứng mẩn ngứa.

XEM THÊM: 10 Thuốc Trị Nổi Mề Đay Tốt Nhất – Giảm Nhanh Mẩn Ngứa

2. Thuốc bôi chứa corticosteroid

Thuốc bôi chứa corticosteroid là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị dị ứng mẩn ngứa. Corticosteroid có tác dụng giảm ngứa, chống viêm và sưng tại vùng da tổn thương.

Tuy nhiên việc sử dụng những loại kem có chứa corticosteroid có thể gây mỏng và teo da. Vì vậy bạn chỉ nên sử dụng trong khoảng 10 ngày trở lại và chỉ nên dùng với nồng độ thuốc phù hợp (khoảng 1%).

Kem chứa corticosteroid có thể tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng mặt trời. Do đó cần thực hiện các biện pháp chống nắng trong thời gian sử dụng thuốc.

thuốc bôi chữa mẩn ngứa
Kem chứa corticosteroid có tác dụng giảm ngứa và cải thiện tình trạng sưng viêm trên da

Một số loại kem bôi chứa corticosteroid, bao gồm:

  • Fluocinilone acetonide (Flucinar ointment, Synalar, Flucort-N,…)
  • Hydrocortisone (Hydrocortisone cream 1%, Locoid cream,…)
  • Betamethasone (Betamethason 30g, Betnovate cream, Fucicort cream, Diprosalic ointment,…)
  • Mometasone (Elocon cream 1%, Elomet cream 15g,…)
  • Triamcinolone acetonide (Triamcinolone acetonide cream 0.1%, Aristocort, Kenalog,…)

Nếu bạn sử dụng kem chứa corticosteroid trong vòng 10 ngày nhưng không nhận thấy có cải thiện lâm sàng, cần ngưng thuốc và liên hệ với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.

3. Thuốc gây tê tại chỗ

Thuốc gây tê tại chỗ được sử dụng nhằm làm giảm triệu chứng ngứa dữ dội. Nhóm thuốc này có tác dụng gây tê trên bề mặt và ít hấp thu nên có thể dùng cho vùng da có vết thương hở và vết ngứa do côn trùng cắn.

Những loại thuốc gây tê tại chỗ được dùng cho bệnh nhân bị dị ứng mẩn ngứa, gồm có Benzocain và Pramoxine.

Mặc dù được đánh giá khá an toàn khi sử dụng trong điều trị tại chỗ nhưng việc dùng thuốc gây tê ở liều cao có thể có thể gây ức chế hô hấp, co giật, hôn mê và rối loạn nhịp tim.

Vì vậy bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi được bác sĩ chỉ định, đồng thời cần tuân thủ liều dùng và thời gian sử dụng để giảm thiểu tác dụng phụ của nhóm thuốc này.

4. Thuốc kháng histamine tại chỗ

Histamine là thành phần trung gian trong phản ánh dị ứng. Khi hệ miễn dịch giải phóng histamine vào các mô, thành phần này sẽ kích thích da phát sinh các triệu chứng lâm sàng như sưng, đỏ, ngứa và nóng bừng. Thuốc kháng histamine tại chỗ được sử dụng nhằm ức chế phản ứng dị ứng và cải thiện tình trạng trên da.

thuốc bôi dị ứng mẩn ngứa da mặt
Thuốc bôi Benadryl cream có tác dụng ức chế phản ứng dị ứng và cải thiện các triệu chứng trên da

Diphenhydramine (Benadryl cream) là thuốc kháng histamine tại chỗ được sử dụng phổ biến trong điều trị mẩn ngứa.

Nhóm thuốc này ít khi gây ra tác dụng phụ và có thể sử dụng cho trẻ em. Tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng thuốc kháng histamine tại chỗ nếu bạn đang điều trị sởi hoặc thủy đậu.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc bôi dị ứng mẩn ngứa

Thuốc bôi dị ứng mẩn ngứa có thể gây ra các tác dụng không mong muốn khi sử dụng. Do đó trong thời gian dùng thuốc, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Cần sử dụng thuốc theo liều lượng, tần suất và thời gian được chỉ định. Không tự ý thay đổi cách dùng hay kéo dài thời gian sử dụng nếu không có sự cho phép của bác sĩ.
  • Thận trọng khi sử dụng kem bôi lên những vùng da nhạy cảm như nách, bẹn, vùng da gần mắt,…
  • Không băng kín lên vùng da dùng thuốc – đặc biệt là thuốc bôi có chứa corticosteroid. Điều này có thể làm tăng hàm lượng thuốc được hấp thu và gây ra các tác dụng không mong muốn.
  • Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng da, cần ngưng thuốc và thông báo với bác sĩ.
  • Khi sử dụng thuốc bôi corticosteroid cho trẻ em, chỉ nên dùng thuốc có nồng độ 0.03%.
  • Trong trường hợp dị ứng kem bôi da (ngứa dữ dội, chóng mặt, sưng cổ họng và khó thở), cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
  • Nếu không có cải thiện lâm sàng khi sử dụng thuốc bôi dị ứng mẩn ngứa, bạn nên trao đổi với bác sĩ để áp dụng liệu pháp toàn thân.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

 ĐỌC NGAY

Những cách chữa viêm da dị ứng phổ biến hiện nay

Chữa viêm da dị ứng bằng các phương pháp phù hợp giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng và...

Dị ứng thời tiết lạnh sẽ được khắc phục nếu biết cách

Dị ứng thời tiết lạnh là một phản ứng của da trong vòng 1 vài phút ngay sau khi bạn...

Dị ứng mủ cao su (latex) và những điều cần biết để điều trị ngay

Cách hiểu đơn giản nhất về dị ứng mủ cao su là tình trạng cơ thể phản ứng với một...

Dị ứng thuốc nhuộm tóc: Đây là những điều bạn cần phải biết

Nhuộm tóc làm đẹp là nhu cầu của cả nam giới lẫn nữ giới trong cuộc sống hiện đại. Theo...

Dị ứng son môi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Dị ứng son môi là hiện tượng hệ miễn dịch chống lại chất gây dị ứng có trong sản phẩm,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *