Các biến chứng nguy hiểm của bệnh hen suyễn

Hen suyễn là bệnh hô hấp mạn tính tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm khi không sớm phát hiện và điều trị đúng cách. Bạn rất dễ găp phải các vấn đề như mất ngủ, xẹp phổi, suy hô hấp…

Biến chứng bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn nếu không sớm được kiểm soát có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Những biến chứng của bệnh hen suyễn cần hết sức chú ý

Hiện nay, có rất nhiều người đang sống chung với bệnh hen suyễn vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là một bệnh lý mạn tính về đường hô hấp với một số triệu chứng thường gặp như:

  • Khó thở, thở khò khè
  • Căng tức ngực
  • Ho thường xuyên, nhất là về đêm
  • Hay hắng giọng, mất giọng
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi

Khi bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng chuyển biến phức tạp. Điều này tạo cơ hội cho những biến chứng bùng phát và gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe đôi khi ảnh hưởng cả tính mạng.

Mất ngủ

Các triệu chứng của bệnh hen suyễn thường có xu hướng xuất hiện nặng nề hơn vào ban đêm. Chính điều này đã khiến cho người bệnh bị thiếu ngủ nghiêm trọng. Tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ khiến cho thể trạng của người bệnh đi xuống. Bên cạnh đó, nó còn tiềm ẩn nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm, nhất là bệnh tim mạch và tiểu đường.

Tìm hiểu thêm: Hen suyễn về đêm và cách điều trị

Trầm cảm

Mặc dù không phải là tình trạng phổ biến nhưng bệnh hen suyễn cũng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm ở nhiều đối tượng. Một nghiên cứu về mối quan hệ của hen suyễn và bệnh trầm cảm ở Hàn Quốc cho thấy rằng những người mắc bệnh hen suyễn có nguy cơ mắc trầm cảm cao gấp đôi so với người bình thường.

Xẹp phổi

Xẹp phổi là một trong những biến chứng thường gặp khi bạn mắc bệnh hen suyễn. Đây chính là một trong những hệ quả của tình trạng tắc nghẽn đường thở.

Biến chứng bệnh hen suyễn
Xẹp phổi là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh hen suyễn

Biến chứng xẹp phổi xuất hiện nhiều hơn ở trường hợp trẻ em và người già. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ khỏi dần khi bệnh hen suyễn được kiểm soát.

Cần chú ý khi cơ thể xuất hiện một số dấu hiệu nặng nề như:

  • Thở nhanh, gấp, hơi thở ngắn
  • Khó thở
  • Ho dữ đội

Viêm đường hô hấp

Một số trường hợp, bệnh hen suyễn có thể gây viêm đường hô hấp mãn tính nếu không được chữa trị đúng cách. Điều này có thể khiến cho cấu trúc của đường thở có sự thay đổi, gây ra nhiều triệu chứng.

Các triệu chứng thường gặp, bao gồm:

  • Hẹp ống phế quản
  • Chức năng của phổi bị suy giảm
  • Đường dẫn khí dày
  • Tăng sản xuất chất nhầy
  • Ho mãn tính
  • Tăng cung cấp máu trong đường thở

Thông thường, biến chứng viêm đường hô hấp thường diễn ra khi bệnh hen suyễn không được kiểm soát đúng cách bằng thuốc giãn phế quản hay corticosteroid. Lúc này, các mô sẹo có thể hình thành và đường hô hấp không còn khả năng giãn ra.

Suy hô hấp

Biến chứng suy hô hấp thường xuất hiện ở những người bị hen suyễn nặng. Tình trạng này diễn ra khi phổi không cung cấp đủ oxy đến máu để đi nuôi các hoạt động sống của tế bào.

Biến chứng suy hô hấp có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không sớm được điều trị. Thống kê cho thấy, ở Mỹ mỗi ngày có tới 9 người tử vong do biến chứng suy hô hấp mà bệnh hen suyễn gây ra.

Tổn thương não

Nhiều người cho rằng, hen suyễn là một bệnh lý về đường hô hấp sẽ không ảnh hưởng đến não bộ. Tuy nhiên, bệnh hen suyễn hoàn toàn có thể khiến não bị tổn thương, nhất là khi hoạt động của hệ hô hấp bị ngưng trệ.

Biến chứng bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn có thể khiến não bộ bị tổn thương do thiếu oxy cung cấp

Đây cũng chính là tình trạng do biến chứng suy hô hấp mà bệnh hen suyễn gây ra. Bởi khi bị suy hô hấp, não sẽ không được cung cấp đầy đủ oxy cho quá trình hoạt động. Đôi khi người bệnh có thể gặp phải tình trạng hôn mê và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Ngăn ngừa biến chứng của bệnh hen suyễn như thế nào?

Mặc dù các biến chứng của bệnh hen suyễn là rất nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa được chúng. Một số khuyến nghị sau đây sẽ giúp bạn làm giảm nguy cơ gây ra biến chứng của bệnh hen suyễn:

  • Tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối không ngưng sử dụng thuốc khi chưa nhận được chỉ định từ bác sĩ.
  • Cần tránh xa các tác nhân có thể là chất xúc tác làm bùng phát những biến chứng hen suyễn. Bao gồm: phấn hoa, bụi bẩn, khói thuốc lá, lông thú…
  • Tránh áp lực, căng thẳng bởi chúng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn. Chính điều này sẽ tạo cơ hội cho những biến chứng bùng phát.
  • Cẩn thận với việc dùng một số loại thuốc như Ibuprofen hay Aspirin. Chúng cũng có thể khiến bệnh tình của bạn tiến triển xấu.
  • Khi phát hiện cơ thể có một số dấu hiệu của các biến chứng bệnh hen suyễn, nên báo ngay cho bác sĩ để nhận được sự chăm sóc kịp thời.

Hen suyễn là một bệnh lý nguy hiểm, không chỉ làm cho chất lượng cuộc sống suy giảm mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến cả tính mạng. Cần đề cao cảnh giác, nghiêm túc trong việc phòng tránh và điều trị để không gặp phải các vấn đề nguy hiểm. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xoay quanh những biến chứng của bệnh hen suyễn, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để nhận được giải đáp chi tiết hơn.

Có thể bạn quan tâm

6 cách tập thể dục an toàn cho người bệnh hen suyễn nặng

Tập thể dục đúng cách khi bị hen suyễn có thể giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, cải thiện...

Vì sao căng thẳng gây bệnh hen suyễn? Nên làm gì?

Hen suyễn là một bệnh hô hấp mạn tính gây viêm, hẹp ống dẫn khí đến phổi. Người bị hen...

Những cách phòng chống bệnh hen suyễn ai cũng nên biết

Hen suyễn là bệnh gây viêm mãn tính ở phế quản. Các nhà nghiên cứu tin rằng bệnh xảy ra do...

Người bị hen suyễn có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch

Hen suyễn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tuy nhiên các triệu chứng đau tim như đau ngực...

bệnh hen suyễn tái phát vào mùa lạnh

Vì sao hen suyễn dễ tái phát vào mùa lạnh? Nên làm gì để điều trị?

Hen suyễn là một trong những bệnh thường gặp nhất ở hệ hô hấp, bệnh có xu hướng dễ tái...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *