Hen suyễn ở người lớn tuổi: Những thông tin cần biết và cách điều trị

Mặc dù cũng là bệnh hen nhưng hen suyễn ở người lớn tuổi lại có những đặc điểm khác biệt so với những đối tượng mắc bệnh thông thường, vì thế cách chẩn đoán và điều trị cũng có những điểm riêng biệt. Để xác định được hướng điều trị phù hợp thì việc nắm rõ các thông tin về chứng bệnh này là điều vô cùng cần thiết.

Hen suyễn ở người lớn tuổi và những điều cần biết
Hen suyễn ở người lớn tuổi và những điều cần biết

I/ Tìm hiểu về bệnh hen suyễn ở người lớn tuổi

Hen suyễn ở người lớn tuổi xảy ra ở những người mắc bệnh hen từ tuổi 65 trở lên. Đây là chứng bệnh mãn tính, nó làm tăng khả năng đáp ứng của cơ thể đối với các tác nhân dị ứng từ bên ngoài làm cho đường thở bị hẹp.
Bất cứ ai cũng có thể bị hen suyễn, tuy nhiên hen suyễn ở những người lớn tuổi lại có những đặc điểm riêng biệt. Nắm rõ các thông tin về tình trạng này sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc chữa trị, cũng như đề ra các biện pháp phòng ngừa bệnh cho bản thân.

Triệu chứng bệnh hen suyễn ở người lớn tuổi

Đa số người lớn tuổi bị hen suyễn đều có các triệu chứng tương tự như những đối tượng thông thường, bao gồm:

  • Thở khò khè.
  • Khó thở hoặc thở nhanh hơn bình thường.
  • Tức ngực.
  • Ho.

Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ có sự thay đổi và có những điểm bất bình thường hơn so với những người khác. Cụ thể như sau:

  • Tần suất xuất hiện các triệu chứng có thể nhiều hoặc ít hơn thông thường.
  • Một số triệu chứng có xu hướng xuất hiện rõ ràng và nặng nề hơn trước.
  • Xuất hiện thêm nhiều yếu tố có thể kích hoạt bệnh hen suyễn.

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn ở người lớn tuổi

Với những người lớn tuổi, ngoài các nguyên nhân gây bệnh thông thường như nhiễm trùng đường hô hấp, bị dị ứng, thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất, sử dụng nhiều thuốc lá… thì còn có nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Cụ thể:

Những người có độ tuổi từ 65 trở lên thường có cơ địa yếu, các cơ quan trong cơ thể cũng bị lão hóa dần. Do đó, các cơ quan của đường hô hấp mà đặc biệt là phổi sẽ bị yếu đi, chức năng của phổi cũng không được đảm bảo như trước, vì vậy sẽ làm cho bệnh hen suyễn trầm trọng hơn.

Ngoài ra, ở những người lớn tuổi các hoạt động co bóp của đường hô hấp cũng yếu hơn bình thường, quá trình lão hóa cũng sẽ làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm chức năng, khả năng kháng khuẩn và ngăn chặn viêm nhiễm cũng sẽ không còn được tốt như trước. Chính những nguyên do này làm cho hen suyễn ở người già thường dễ bộc phát và nặng nề hơn những đối tượng khác.

→Xem thêm: Các bài tập thở dành cho người bệnh hen suyễn

II/ Chẩn đoán và điều trị hen suyễn ở người lớn tuổi

Các phương pháp chẩn đoán và chữa trị hen suyễn ở người lớn tuổi
Các phương pháp chẩn đoán và chữa trị hen suyễn ở người lớn tuổi

Chẩn đoán

Có không ít người già bị hen suyễn chủ quan, không đi thăm khám và chữa trị sớm, vì các triệu chứng bệnh thường hay bị nhầm lẫn với nhiều căn bệnh phổ biến khác ở người già như tim, khí phế thũng, viêm phế quản mạn tính

Thông thường, những người trẻ tuổi bị hen thường xuất hiện các triệu chứng thở khò khè, tức ngực, khó thở… sau khi vận động mạnh, tập thể dục hoặc chơi thể thao, nhưng với người lớn tuổi lại không như vậy. Vì họ thường không vận động nhiều nên khả năng bị các biểu hiện này cũng rất ít. Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó thở, thở khò khè… khi đi bộ, làm vườn, mua sắm… thì có nguy cơ là bạn đã bị hen suyễn. Lúc này bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Bên cạnh việc dựa vào các triệu chứng bệnh mà bạn đang mắc phải, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm để có thể kết luận chính xác bạn có bị hen hay không. Các phương pháp thường được áp dụng bao gồm:

  • Đo phế dung.
  • Chụp X – quang ngực.
  • Dùng điện tâm đồ.
  • Xét nghiệm máu.

Điều trị

Vì hen suyễn là căn bệnh mãn tính nên không có cách nào để điều trị triệt để tình trạng này. Các phương pháp được áp dụng chỉ nhằm vào các mục đích sau:

  • Làm giảm và ngăn chặn các triệu chứng của hen suyễn.
  • Có thể duy trì các hoạt động diễn ra bình thường.
  • Cải thiện chức năng phổi.
  • Hạn chế đến mức thấp nhất các tác dụng phụ có thể mắc phải do thuốc.

Thông thường, bệnh sẽ được điều trị bằng các loại thuốc như sau:

  • Dùng các loại thuốc dạng hít có chứa steroid.
  • Uống các loại thuốc trị hen suyễn.
  • Sử dụng các loại thuốc làm giãn phế quản để khai thông đường thở.

Do các loại thuốc này đều tiềm ẩn nguy cơ gây ra các tác dụng phụ, đặc biệt là khi sử dụng cho người lớn tuổi. Thêm vào đó khả năng hấp thụ thuốc ở nhóm đối tượng này cũng không được tốt như những người khác nên nguy cơ thuốc không phát huy tác dụng cũng có thể xảy ra. Chính vì vậy, để thuốc phát huy hết tác dụng và an toàn, người bệnh cần tuân thủ đúng theo những hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng cũng như là phải theo dõi những phản ứng của cơ thể sau khi sử dụng. Nếu thấy có những vấn đề bất thường thì cần báo với bác sĩ để xử lý ngay.

Bên cạnh việc dùng các loại thuốc tây, bệnh nhân có thể tự khắc phục các triệu chứng bệnh cho chính bản thân mình bằng cách áp dụng các biện pháp như sau:

  • Sử dụng các máy tạo độ ẩm không khí.
  • Tránh xa các tác nhân có thể gây dị ứng cho bạn như phấn hoa, lông động vật, các chất hóa học…
  • Hạn chế dùng các chất kích thích mà đặc biệt là thuốc lá.
  • Tập thể dục với các động tác nhẹ nhàng.
  • Kiểm soát tốt cân nặng của cơ thể.
  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
  • Tiêm vắc – xin phòng cúm và vắc – xin phòng bệnh viêm phổi mỗi năm một lần.

Hen suyễn ở người lớn tuổi thường có các đặc điểm khác với những đối tượng mắc bệnh ở lứa tuổi khác. Do đó, nắm rõ những thông tin về tình trạng này sẽ tạo điều kiện cho việc điều trị được diễn ra một cách thuận lợi, đồng thời giúp người bệnh đề ra các biện pháp phòng ngừa bệnh phù hợp.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Những cách phòng chống bệnh hen suyễn ai cũng nên biết

Hen suyễn là bệnh gây viêm mãn tính ở phế quản. Các nhà nghiên cứu tin rằng bệnh xảy ra do...

Tìm hiểu sự ảnh hưởng của thời tiết đối với người bệnh hen suyễn

Bên cạnh các yếu tố như da động vật, phấn hoa, khói bụi từ môi trường bị ô nhiễm, sự...

chế độ dinh dưỡng cho người hen suyễn

Hen suyễn và chế độ ăn uống: Thực phẩm nên ăn và cần tránh

Bệnh hen suyễn và chế độ ăn uống có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong thời gian điều...

Các loại tinh dầu có tác dụng điều trị bệnh hen suyễn

Hen suyễn là bệnh viêm mãn tính ở phế quản, gây viêm và sưng đường hô hấp, từ đó dẫn...

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn bạn cần phải tránh

Di truyền, ô nhiễm môi trường, hút thuốc lá,… là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *