Hen suyễn về đêm: Các thông tin cần biết và cách điều trị

Các triệu chứng của hen suyễn về đêm như tức ngực, khó thở, ho,… sẽ khiến cho người bệnh không thể ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Những vấn đề này không những làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Tìm hiểu rõ vấn đề này sẽ giúp bạn có được cách xử lý phù hợp.

Hen suyễn về đêm và các thông tin cần biết
Hen suyễn về đêm và các thông tin cần biết

I/ Những điều cần biết về bệnh hen suyễn về đêm

Đa số các trường hợp bị hen suyễn đều cảm thấy các triệu chứng bệnh thường trở nên nặng hơn vào ban đêm. Các biểu hiện mà bệnh gây ra sẽ làm cho người bệnh ngủ không ngon giấc hoặc không thể ngủ được, luôn trong trạng thái mệt mỏi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Những thông tin mà chúng tôi cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này.

→Xem thêm: Các bài tập thở dành cho người bệnh hen suyễn

Triệu chứng bệnh hen suyễn về đêm

Vì cũng là một dạng của hen suyễn nên các triệu chứng mà hen suyễn về đêm gây ra cũng tương tự các biểu hiện hen suyễn thông thường. Cụ thể như sau:

  • Thở khò khè.
  • Ho.
  • Tức ngực.
  • Khó thở.

Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu ảnh hưởng bệnh hen suyễn về đêm đối với trẻ sống ở thành thị bị bệnh ở độ tuổi từ 4 – 10 của Học viện Nhi khoa đã chỉ ra rằng: Có khoảng 41% trẻ bị hen suyễn có các triệu chứng hen suyễn về đêm. Với những đối tượng bị bệnh từ trung bình đến nặng thường có giấc ngủ kém hơn nhiều so với những đứa trẻ khác. Các biểu hiện thường gặp bao gồm:

  • Thường hay thức dậy vào ban đêm.
  • Rối loạn hơi thở, hơi thở bị tắc nghẽn thậm chí là bị ngưng thở khi ngủ.
  • Có những biểu hiện bất thường khi ngủ như có các cử động bất thường, bị ảo giác, mộng du, bị kích động quá mức.

Ngoài các triệu chứng trên, tùy vào từng đối tượng khác nhau mà hen suyễn về đêm có thể gây ra các biểu hiện khác nữa. Để được cung cấp đầy đủ các thông tin về vấn đề này, hãy liên hệ với các bác sĩ của bạn.

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn về đêm

Đến nay người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh hen suyễn về đêm. Tuy nhiên, các yếu tố được cho là gây nên tình trạng này bao gồm:

  • Ngủ trong tư thế nằm ngửa.
  • Các chất nhầy được tiết ra nhiều hơn.
  • Viêm xoang.
  • Đường thở bị thu hẹp do lượng hormone histamine tăng cao hoặc bị giãn nở do epinephrine hormone bị hạ thấp.
  • Do cơ thể phản ứng dị ứng với các chất gây dị ứng vào ban ngày.
  • Hít phải bụi bặm hoặc các sợi vải có trong chăn nệm vào ban đêm.
  • Mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Mang tâm trạng căng thẳng mệt mỏi trong thời gian dài.
  • Bị mắc các vấn đề về giấc ngủ.
  • Do hít phải một luồn không khí lạnh từ điều hòa hoặc từ thời tiết bên ngoài.
  • Bị béo phì.

Tùy vào thể trạng của từng người và môi trường sống khác nhau mà bệnh hen suyễn về đêm còn có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nữa. Hãy trao đổi với các bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.

Ai có nguy cơ bị hen suyễn về đêm?

Theo lý thuyết thì bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh hen suyễn về đêm. Tuy nhiên, nếu thuộc một trong số các trường hợp sau thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường:

  • Mắc bệnh viêm mũi dị ứng.
  • Trẻ nhỏ.
  • Người bị thừa cân.
  • Thường xuyên hút thuốc lá.
  • Người sống ở thành thị.
  • Mắc các vấn đề về đường tiêu hóa.
  • Có tình trạng sức khỏe không ổn định.

II/ Các phương pháp điều trị bệnh hen suyễn về đêm

Sử dụng các dạng thuốc hít chứa steroid để chữa hen suyễn về đêm
Sử dụng các dạng thuốc hít chứa steroid để chữa hen suyễn về đêm

Hen suyễn là một bệnh mãn tính, do đó không có cách nào để điều trị dứt điểm. Các biện pháp chữa trị được áp dụng thường chỉ có tác dụng kiểm soát các triệu chứng bệnh, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn. Thông thường, hen suyễn về đêm sẽ được khắc phục bằng các biện pháp như sau:

♦ Điều trị bằng thuốc:

  • Sử dụng các loại thuốc dạng hít có chứa steroid. Những loại thuốc này có tác dụng làm giảm tình trạng viêm nhiễm và các biểu hiện khác mà hen suyễn về đêm gây ra.
  • Uống thuốc hen suyễn như montelukast cũng là một trong các cách giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi bị hen suyễn về đêm.
  • Sử dụng các loại thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh như albuterol, máy phun sương… cũng sẽ cải thiện được các triệu chứng bệnh mà bạn đang mắc phải.
  • Nếu bị hen suyễn về đêm do trào ngược acid dạ dày, bác sĩ sẽ chỉ định để bạn sử dụng các loại thuốc như Tums, Zantac, Maalox… để làm giảm dịch vị acid trong dạ dày.

♦ Áp dụng các biện pháp chữa trị tại nhà:

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc tây, tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bạn có thể tự đề ra được cách khắc phục các triệu chứng bệnh cho bản thân. Những biện pháp bạn có thể áp dụng bao gồm:

  • Giảm thiểu căng thẳng cho bản thân: Để tránh sống trong tình trạng căng thẳng kéo dài, bạn có thể áp dụng các bài tập trị liệu, yoga, xây dựng một thời gian biểu hợp lý… Những cách này sẽ giúp cơ thể thoải mái và thư giãn hơn.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp: Nếu bị hen suyễn do trào ngược thực quản, ngoài việc uống thuốc thì bạn cần chú ý hơn tới chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Tránh ăn các loại thức ăn có thể làm bệnh trầm trọng hơn như đồ ăn cay nóng, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, các loại trái cây chứa hàm lượng acid lớn… Thay vào đó, nên ăn nhiều rau củ tươi, các loại ngũ cốc và uống nhiều nước.
  • Kiểm soát tốt cân nặng của bản thân: Bị thừa cân là một trong những nguyên nhân có thể gây nên bệnh hen suyễn về đêm. Do đó bạn cần phải có các biện pháp nhằm giữ cho cân nặng của mình ở mức ổn định. Các cách bạn có thể áp dụng bao gồm: Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, tập thể dục thể thao thường xuyên,…
  • Không hút thuốc lá: Bỏ thuốc lá không chỉ giúp cải thiện được các triệu chứng bệnh hen suyễn về đêm mà còn giúp cho cơ thể tránh được nguy cơ mắc các bệnh khác như viêm phổi, ung thư phổi.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chăn màn: Vì hít phải bụi bặm có thể làm cho bệnh hen suyễn nặng thêm, do đó bạn hãy giặt sạch chăn màn thường xuyên để hạn chế nguy cơ bị bệnh.
  • Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa hợp lý: Không nên bật điều hòa quá lạnh vì chúng có thể làm cho các biểu hiện của hen suyễn nặng thêm.

III/ Biện pháp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh hen suyễn về đêm

Mặc dù không có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh hen suyễn nhưng bạn có thể hạn chế được nguy cơ mắc bệnh cho bản thân bằng cách áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm. Không khí lạnh và khô sẽ làm cho bệnh hen suyễn dễ bộc phát hoặc làm chúng trầm trọng thêm. Vì vậy đặt máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ sẽ cải thiện được đáng kể tình trạng này.
  • Không ngủ chung với thú cưng. Lông động vật có thể làm kích ứng các phản ứng dị ứng trong cơ thể nếu không may hít phải. Do đó, bạn không nên để chó, mèo hoặc các loại thú nhồi bông nằm bên cạnh trong lúc ngủ.
  • Gối cao đầu khi ngủ. Cách này sẽ giúp ngăn chặn được tình trạng trào ngược acid dạ dày và làm cho các dịch nhầy trong vùng mũi dễ được thoát ra ngoài.
  • Giữ vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ.
  • Không sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất là 30 phút trước khi đi ngủ.
  • Tránh xa các chất có thể gây dị ứng cho cơ thể như phấn hoa, các chất tẩy rửa, hóa chất…

Bệnh hen suyễn về đêm có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Do đó, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cho chính bản thân là việc làm cần thiết mà bất cứ ai cũng nên làm.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Tìm hiểu cách chữa ho do hen suyễn bằng cây ráy gai

Cách chữa ho do hen suyễn bằng cây ráy gai

Để làm giảm các cơn ho do hen suyễn, ngoài việc dùng thuốc tây, bệnh nhân cũng có thể áp...

Hiểu hơn về chứng hen suyễn nặng và cách điều trị

Hen suyễn nặng là một trong những biến chứng của bệnh hen suyễn. Nếu bệnh kéo dài có thể dẫn...

Tìm hiểu sự ảnh hưởng của thời tiết đối với người bệnh hen suyễn

Bên cạnh các yếu tố như da động vật, phấn hoa, khói bụi từ môi trường bị ô nhiễm, sự...

Phương pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị hen suyễn tại nhà

Có một số biện pháp tự nhiên được cho rằng có thể hỗ trợ điều trị hen suyễn. Tuy nhiên,...

Hen suyễn khi mang thai: Những điều cần biết để kiểm soát bệnh

Hen suyễn khi mang thai có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe của cả mẹ và em...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *