Sử dụng thuốc hít hen suyễn như thế nào mới đúng cách?

Sử dụng thuốc hít hen suyễn đúng cách không chỉ giúp cải thiện cơn hen kịp thời mà còn tránh được tác dụng ngược của thuốc. Tuy nhiên, có không ít bệnh nhân vẫn đang sử dụng thuốc không theo quy trình. Vậy sử dụng thuốc hít hen suyễn như thế nào mới đúng cách?

Sử dụng thuốc xịt hen suyễn như thế nào đúng cách?
Sử dụng thuốc xịt hen suyễn đúng cách giúp cải thiện tốt tình trạng bệnh bùng phát

Sử dụng thuốc hít hen suyễn như thế nào mới đúng cách?

Thuốc hít hen suyễn là một phương pháp đưa thuốc vào phổi bằng thiết bị cầm tay. Điều này giúp phổi tiếp nhận thuốc nhanh, ít tác dụng phụ hơn.

Sử dụng thuốc hít hen suyễn là cách nhanh nhất để khống chế bệnh và giúp bệnh nhân hen suyễn hoặc bệnh nhân mắc bệnh phổi có khả năng chống chọi trong trường hợp khẩn cấp. Cho dù bạn có đang bị hen suyễn hay chỉ chăm sóc một bệnh nhân hen suyễn thì đừng nên bỏ qua những điều thiết yếu này, bao gồm cả việc sử dụng thuốc sao cho hiệu quả.

1. Một số sai lầm thường mắc phải khi sử dụng thuốc xịt hen suyễn

Thực tế, bệnh nhân sử dụng thuốc xịt hen suyễn đều có sự chỉ định của bác sĩ thế nhưng cũng có không ít trường hợp gặp phải biến chứng hoặc tác dụng phụ khi sử dụng thuốc xịt. Dưới đây là một số sai lầm trong việc sử dụng thuốc xịt hen suyễn mà các bạn có thể tham khảo.

  • Không để ý đến lượng thuốc trong bình: Bình xịt hen suyễn có vạch chỉ thị liều lượng cụ thể, khi vạch chuyển màu đỏ hoặc chỉ thị về số 0 thì chứng tỏ bình đã hết thuốc và cần phải thay lọ mới ngay. Đối với một số loại bình xịt không có vạch cụ thể, người bệnh nên ghi nhớ hoặc ghi chép lại để không bị thiếu thuốc khi cơn hen bùng phát.
  • Sử dụng thuốc không đúng liều lượng: Ở mỗi loại thuốc hen suyễn dạng xịt đều quy định liều dùng cụ thể. Với người lớn, thường xịt khoảng 1-2 lần, còn đối với trẻ em thì nên xịt khoảng 1 lần là đủ. Việc sử dụng thuốc quá liều có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc xịt trị hen suyễn khi cơn hen tái phát hoặc có nguy cơ tiếp xúc với các dị nguyên dễ làm bùng phát cơn hen.
  • Thở ra khi dùng thuốc: Khi sử dụng thuốc xịt hen suyễn, bệnh nhân sẽ ngậm bình xịt, hít nhẹ nhàng để đẩy thuốc đi sâu hơn vào trong phổi và phế quản. Tuy nhiên, người bệnh thường có cảm giác khó chịu và thường thở ra khi đang dùng thuốc. Điều này sẽ khiến cho hơi ẩm từ miệng bay vào thuốc làm ảnh hưởng đến chất lượng thuốc trong bình.
  • Tự ý ngưng thuốc: Hen suyễn là bệnh rất khó để điều trị dứt điểm, vì vậy các cơn hen có thể bùng phát bất cứ lúc nào, kể cả khi bệnh nhân tiếp xúc với các dị nguyên hô hấp. Nếu bạn mắc bệnh hen suyễn thì hãy luôn mang bình xịt trong người và không được tự ý ngưng thuốc bị bệnh thuyên giảm.
  • Không vệ sinh miệng sau khi xịt thuốc: Điều này có thể làm cho tình trạng nấm miệng, nấm họng phát triển vì còn thuốc trong khoang miệng.

Xem thêmThuốc hít trị hen suyễn có thể làm chậm sự tăng trưởng của trẻ – Cảnh báo từ chuyên gia

2. Hướng dẫn sử dụng thuốc xịt hen suyễn đúng cách

Bình xịt hen suyễn thường có 2 loại phổ biến đó là bình xịt định liều và bình xịt bột khô. Nhưng trong đó, bình xịt định liều được sử dụng phổ biến vì nó đã được định liều sẵn nên bệnh nhân không cần phải lo sử dụng thuốc thiếu hoặc thừa. Ngoài ra, còn có một số loại thuốc điều trị hen suyễn phổ biến nữa, đó chính là:

Thuốc hít hydrofluoroalkane hoặc HFA: Là một vật cầm tay có ống khí nhỏ, có thể đẩy thuốc lên khi cần và có cơ chế hoạt động như một bình xịt. Khi bạn đẩy nhẹ đầu bình xịt, thuốc sẽ theo đường khí đi ra và bạn có thể hít vào. Bình thuốc được thiết kế thêm một miếng đệm để có thể giúp trẻ em hoặc người khó thở sử dụng dễ dàng hơn.

Để sử dụng thuốc trị hen suyễn đúng cách, bệnh nhân có thể nắm rõ các bước như sau:

  • Bước 1: Đầu tiên, nên lắc nhẹ bình xịt.
  • Bước 2: Kiểm tra vòi xịt bằng cách xịt nhẹ ra không khí.
  • Bước 3: Hít thở thật sâu để loại bỏ không khí ra ngoài phổi.
  • Bước 4: Dùng miệng ngậm vào đầu phun của bình xịt đồng thời ấn nhẹ đầu xịt và phun thuốc vào miệng, hít thật sâu.
  • Bước 5: Cho đầu bình xịt ra khỏi miệng, mím chặt môi và ngưng thở khoảng vài giây.
  • Bước 6: Vệ sinh miệng bằng nước và nhổ ra ngoài, đặc biệt là khi sử dụng corticosteroid dạng hít.
  • Bước 7: Nếu bạn đang sử dụng quá liều, hãy đợi khoảng 15 phút mới sử dụng liều tiếp theo.

Thuốc hít bột khô (DPI): Đòi hỏi bệnh nhân phải hít thật sâu, hít nhanh nhưng điều này khá khó khăn trong trường hợp cơn hen bùng phát. Bệnh nhân nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi dùng thuốc của thương hiệu khác.

Bạn có thể thực hiện hít bột khô theo các bước sau:

  • Để theo chiều hướng dẫn và xoắn ống hít hoặc trượt nắp (tùy vào từng loại). Nhưng không nên lắc ống hít.
  • Hít thở sâu trước khi đặt ống hít.
  • Ngậm ống hít, ấn nút xịt và hít sâu khoảng vài giây.
  • Ngưng thở trong vòng 10 giây kế tiếp.
  • Sau đó rửa sạch miệng và nhổ ra. Điều này giúp ngăn ngừa các loại nấm và làm giảm lượng thuốc bạn đang nuốt.

Máy phun sương: Thuốc trị hen suyễn được đưa ra ngoài với dạng sương mịn và có sự kiểm soát chặt chẽ của tấm đệm lót. Yếu điểm lớn nhất của phương pháp này đó là máy cồng kềnh. Dạng bình xịt này thường dễ sử dụng và giúp bệnh nhân thở tốt hơn so với bình thường. Điều này vô cùng cần thiết đối với người mắc bệnh suyễn nặng, trẻ em hoặc người không sử dụng HFA hoặc DPI.

Hướng dẫn chung để sử dụng máy phun sương là:

  • Vệ sinh sạch sẽ tay trước khi thực hiện.
  • Lắp ráp các thiết bị máy, ống, cốc thuốc, ống ngậm hoặc mặt nạ.
  • Cho thuốc vào cốc.
  • Đặt ống ngậm vào miệng hoặc có thể là khẩu trang phù hợp với khuôn mặt, sau đó bật máy.
  • Hít thở bình thường qua đường miệng.
  • Tiếp tục phương pháp này trong vòng 10 phút cho đến khi hết thuốc trong cốc.
  • Rửa miệng thật sạch và nhổ ra ngoài.
Hướng dẫn sử dụng thuốc xịt hen suyễn đúng cách
Hướng dẫn sử dụng thuốc xịt hen suyễn đúng cách

3. Các dòng thuốc xịt hen suyễn

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc hít có chứa steroid như Prednison, Alvesco, Pulmicort, Qvar, Asmanex,… Thuốc có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm, hạn chế chất nhầy, làm giãn phế quản và mở rộng đường thở. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc điều trị hen suyễn ngắn hoặc dài hạn, tùy vào mức độ bệnh và chỉ định của bác sĩ.

– Thuốc có tác dụng ngắn hạn như: Proventil HFA, ProAir HFA, Xoponex, Ventolin HFA, Metaproterenol, Pirbuterol (Maxair),…

– Thuốc có tác dụng dài như Foradil, Serevent hoặc Symbicort, Dulera, Foradil…

– Thuốc kháng cholinergic tác dụng dài như Spiriva respimat. Thuốc có thể sử dụng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên và có thể kết hợp với thuốc sử dụng duy trì.

– Thuốc hít Combivent hoặc DuoNeb có chứa albuterol và ipratropium (thành phần làm giãn phế quản).

Việc sử dụng thuốc và sử dụng thuốc hít hen suyễn đúng cách cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ chuyên khoa. Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế chỉ bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Hen suyễn là căn bệnh được chia thành nhiều loại khác nhau

Các loại hen suyễn thường gặp mà bạn nên biết

Tùy thuộc vào các tiêu chí mà bệnh hen suyễn được chia thành nhiều loại khác nhau như hen suyễn...

Uống rượu bia có thể kích hoạt bệnh hen suyễn hoặc làm các triệu chứng bệnh nặng thêm

Rượu bia và hen suyễn có mối liên hệ như thế nào?

Tương tự các tác nhân gây kích ứng khác như bụi bặm, phấn hoa,... uống rượu bia cũng là một...

Tìm hiểu cách chữa ho do hen suyễn bằng cây ráy gai

Cách chữa ho do hen suyễn bằng cây ráy gai

Để làm giảm các cơn ho do hen suyễn, ngoài việc dùng thuốc tây, bệnh nhân cũng có thể áp...

Thuốc hít trị hen suyễn có thể làm chậm sự tăng trưởng của trẻ

Thuốc hít trị hen suyễn là một trong số những giải pháp điều trị cho bệnh nhân mắc phải căn...

Tìm hiểu sự ảnh hưởng của thời tiết đối với người bệnh hen suyễn

Bên cạnh các yếu tố như da động vật, phấn hoa, khói bụi từ môi trường bị ô nhiễm, sự...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *