8 cách giúp con bạn kiểm soát bệnh hen suyễn

Không ít các bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng, bất an, khi con của mình bị hen suyễn. Vì những cơn hen có thể gây nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của trẻ. Tuy nhiên, nếu biết áp dụng các cách giúp kiểm soát bệnh hen suyễn, bạn hoàn toàn có thể làm giảm được nguy cơ lên cơn hen cho con của mình.

Tìm hiểu các cách giúp kiểm soát bệnh hen suyễn ở trẻ
Tìm hiểu các cách giúp kiểm soát bệnh hen suyễn ở trẻ

Hen suyễn là gì?

Hen suyễn (hen phế quản) là một bệnh lý của đường hô hấp, xảy ra khi các phế quản trong phổi bị thắt chặt, làm hẹp đường hô hấp và gây ra hàng loạt các triệu chứng bệnh.

Đây là một tình trạng nguy hiểm, đặc biệt là đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ em. Vì nếu không được chữa trị sớm, các cơn hen có thể khiến người bệnh khó thở, nghẹt thở. Tình trạng này làm cho lượng oxy cung cấp đến phổi không đủ, kéo theo sự rối loạn hoạt động của hàng loạt các cơ quan khác trong cơ thể. Hệ quả là gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như bị nhiễm khuẩn phế quản, suy hô hấp cấp tính, suy tim, suy phổi… thậm chí gây tử vong.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh và cũng dễ gặp các biến chứng do hen suyễn gây ra. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải xác định được hướng xử lý và đề ra các cách kiểm soát bệnh hen suyễn cho con của mình.

8 cách giúp kiểm soát bệnh hen suyễn ở trẻ em

Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được các bệnh hen suyễn cho con mình bằng cách áp dụng các biện pháp như sau:

1. Đưa trẻ đi khám thường xuyên

Đây là việc các bậc phụ huynh nên làm khi trẻ bị hen suyễn. Con của bạn sẽ được các bác sĩ chẩn đoán và được hướng dẫn biện pháp xử lý phù hợp.

Thông thường, để kiểm soát tình trạng lên cơn hen, trẻ sẽ được kê các loại thuốc steroid hoặc thuốc giãn phế quản để sử dụng. Nếu dùng không đúng cách, chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do đó, đưa trẻ đi khám thường xuyên còn là để được điều chỉnh và hướng dẫn cách sử dụng thuốc. Bác sĩ cũng sẽ có cơ hội đánh giá lại hiệu quả chữa trị mà các loại thuốc này mang lại, từ đó có những chỉ định hợp lý.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ còn được tư vấn các cách ngăn ngừa và làm giảm nguy cơ lên cơn hen suyễn cho con mình. Đồng thời, được hướng dẫn cách xử lý khi không may con bạn rơi vào tình trạng này.

2. Cho con sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn

Cần phải cho trẻ sử dụng thuốc tây đúng liều lượng và đúng cách
Cần phải cho trẻ sử dụng thuốc tây đúng liều lượng và đúng cách

Các loại thuốc thường được dùng để kiểm soát cơn hen là nhóm thuốc đối kháng thụ thể Beta (thuốc terbutaline, formoterol, tulobuterol…) và nhóm corticoid. Những loại thuốc này có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, trong đó dạng phun sương hoặc dạng hít là những dạng thường được sử dụng.

Vì ở mỗi loại thuốc, mỗi dạng thuốc có những đặc điểm và cách sử dụng khác nhau. Do đó, bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để nắm rõ liều lượng và cách dùng trước khi cho con sử dụng. Bởi đa số thuốc tây đều có thể gây ra những tác dụng không mong muốn, nếu dùng không đúng cách.

3. Giúp con bạn tránh xa các yếu tố có thể kích hoạt cơn hen suyễn

Phấn hoa, bụi bặm, nấm mốc, bị nhiễm các chứng bệnh do virus, hoặc sự thay đổi thất thường của thời tiết là những yếu tố có thể làm kích hoạt cơn hen suyễn. Do đó, tùy vào từng yếu tố kích ứng mà bạn hãy áp dụng các biện pháp phòng ngừa cho con mình. Tốt nhất là giúp trẻ tránh những tác nhân này càng xa càng tốt.

4. Nắm rõ các dấu hiệu khi lên cơn hen

Đây cũng là một cách giúp kiểm soát bệnh hen suyễn ở trẻ. Vì điều này sẽ làm cho các bậc cha mẹ có đủ thời gian xử lý khi không may con mình rơi vào tình huống nguy hiểm này.

Trước khi lên cơn hen, trẻ sẽ thường có các biểu hiện như thở khò khè, thay đổi tâm trạng, hơi thở trở nên yếu và khó khăn hơn… Vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải nắm rõ các thông tin về vấn đề này để chuẩn bị thuốc và các hướng xử lý kịp thời cho trẻ.

5. Hướng dẫn cho con cách sử dụng thuốc

Giúp con của bạn nắm rõ các cách sử dụng thuốc là một việc mà cha mẹ nên làm. Vì chúng sẽ giúp trẻ chủ động hơn trong việc điều trị khi lên cơn hen suyễn khi không có người lớn bên cạnh.

Nếu là thuốc dạng viên, bạn có thể chia thành từng liều rồi bọc chúng riêng ra thành từng gói cho trẻ. Với những loại thuốc dạng phun sương và thuốc hít, hãy hướng dẫn tường tận các bước sử dụng để giúp chúng dùng thuốc cho đúng và an toàn.

Tuy nhiên, cách này sẽ chỉ được áp dụng với những trẻ từ 6 tuổi trở lên. Những trẻ nhỏ tuổi hơn thường không thể tự sử dụng thuốc.

6. Tiêm vắc – xin phòng cúm hàng năm

Tiêm vắc - xin phòng cúm cũng là một trong các cách giúp kiểm soát bệnh hen suyễn ở trẻ
Tiêm vắc – xin phòng cúm cũng là một trong các cách giúp kiểm soát bệnh hen suyễn ở trẻ

Để tránh nguy cơ mắc bệnh cúm cho con của mình, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm phòng hàng năm. Điều này cũng sẽ làm giảm được nguy cơ lên cơn hen ở trẻ. Chưa hết, nếu bị cúm cùng lúc với hen suyễn, nó có thể phát triển thành một căn bệnh khác nghiêm trọng hơn. Do đó tiêm phòng cúm hàng năm là việc cần làm để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

7. Nắm được cách xử lý khi bị lên cơn hen nặng

Luôn có sẵn các loại thuốc trị hen suyễn trong nhà, phòng trường hợp trẻ lên cơn nặng. Đồng thời, hãy nhanh chóng gọi cho các trung tâm y tế hoặc đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng. Đây là cách giúp kiểm soát bệnh hen suyễn nặng cho trẻ mà các bậc cha mẹ cần nắm rõ.

8. Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học cho trẻ

Chế độ ăn uống hàng ngày cũng có tác động rất lớn đến bệnh hen suyễn mà con bạn đang mắc phải. Nếu ăn uống không đúng cách, nó có thể làm kích hoạt cơn hen, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, bạn không nên cho trẻ ăn nhiều bánh kẹo ngọt, các thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, sữa hoặc các loại hải sản. Vì chúng có thể gây dị ứng cho trẻ, khiến trẻ dễ bị lên cơn hen.

Thay vào đó, bạn nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, thực phẩm giàu vitamin C, các loại cá biển vì chúng chứa nhiều acid béo omega – 3. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm vitamin D bằng đường uống cho trẻ, chúng cũng có tác dụng làm giảm nguy cơ bệnh tái phát.

Khi lên cơn hen suyễn, nếu không được điều trị kịp thời, chúng có thể khiến trẻ bị nghẹt thở, làm đe dọa đến tính mạng. Chính vì vậy, tham khảo và áp dụng các cách giúp kiểm soát bệnh hen suyễn mà chúng tôi gợi ý trên đây là điều cần thiết.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Các loại tinh dầu có tác dụng điều trị bệnh hen suyễn

Hen suyễn là bệnh viêm mãn tính ở phế quản, gây viêm và sưng đường hô hấp, từ đó dẫn...

Hen suyễn ở người lớn tuổi và những điều cần biết

Hen suyễn ở người lớn tuổi: Những thông tin cần biết và cách điều trị

Mặc dù cũng là bệnh hen nhưng hen suyễn ở người lớn tuổi lại có những đặc điểm khác biệt...

Những cách phòng chống bệnh hen suyễn ai cũng nên biết

Hen suyễn là bệnh gây viêm mãn tính ở phế quản. Các nhà nghiên cứu tin rằng bệnh xảy ra do...

Các bài tập thở dành cho người bệnh hen suyễn

Phương pháp thở bằng cơ hoành, phương pháp thở Papworth… là những bài tập thể dành cho bệnh nhân hen...

Tìm hiểu sự ảnh hưởng của thời tiết đối với người bệnh hen suyễn

Bên cạnh các yếu tố như da động vật, phấn hoa, khói bụi từ môi trường bị ô nhiễm, sự...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.