Vì sao căng thẳng gây bệnh hen suyễn? Nên làm gì?
Hen suyễn là một bệnh hô hấp mạn tính gây viêm, hẹp ống dẫn khí đến phổi. Người bị hen suyễn thường xuất hiện các triệu chứng như ho, thở khò khè, khó thở, đứt hơi, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Một trong những nguyên nhân gây hen suyễn thường gặp nhưng ít ai biết đó là căng thẳng.
Tại sao căng thẳng có thể gây bệnh hen suyễn?
Khi bị stress, cơ thể sẽ giải phóng một lượng lớn hormone căng thẳng để chuẩn bị cho tình huống “trốn chạy hay đối mặt” vấn đề đang gặp phải. Sự tăng tiết đột ngột hormone này có thể gây các biểu hiện tiêu cực như tăng nhịp tim, căng cơ, hơi thở nông, thở nhanh và gấp… Sự thay đổi về cách thở trên có thể kích hoạt cơn hen với các triệu chứng điển hình là tức ngực và ho.
Khi bị căng thẳng, con người thường mất bình tĩnh, nóng giận hơn bình thường – chính những cảm xúc tiêu cực này là tác nhân kích hoạt cơn hen. Hơn nữa, khi đang trong trạng thái căng thẳng, con người có xu hướng uống nhiều rượu bia hay hút thuốc lá, những chất này cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
Làm thế nào để biết tác nhân gây căng thẳng là hen suyễn?
Không khó để nắm bắt được điều gì khiến chúng ta bị căng thẳng. Tuy vậy, phần lớn mọi người không nhận ra được mối liên hệ giữa căng thẳng và hen suyễn.
- Nếu bạn nghĩ mình bị căng thằng nhiều hơn bình thường, nên kiểm tra xem bệnh hen suyễn có trở nên tồi tệ hay không.
- Nếu như nhận thấy triệu chứng bệnh hen suyễn ngày càng nghiêm trọng, nên rà soát những điều xảy ra tại thời điểm cơn hen khởi phát. Liệu bạn có đang căng thẳng tại lúc đó?
- Ghi lại những tình huống gây căng thẳng trong một cuốn sổ nhỏ – điều này có thể giúp bạn nhận ra những tình huống, sự việc kích hoạt cơn hen suyễn.
Khi nào căng thẳng có thể khởi phát cơn hen suyễn?
Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai trong chúng ta và bất kỳ thời điểm nào, đặc biệt là khi đối diện với sự kiện lớn trong cuộc sống như kết hôn, chuyển nhà, kết thúc hoặc bắt đầu một công việc, bệnh tật…
Một người bị căng thẳng sẽ xuất hiện phản ứng: “chiến đấu” hay “trốn chạy” trước tình huống căng thẳng, điều này đồng nghĩa với việc họ có nhiều nguy cơ đối mặt với triệu chứng bệnh hơn bình thường.
Cũng có một số thời điểm nhất định trong cuộc sống chúng ta phải rơi vào căng thẳng như: phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt hay thời kỳ tiền mãn kinh. Thanh thiếu niên cũng có thể gặp căng thẳng do áp lực học tập, thi cử…
Nhiều nghiên cứu cho thấy, căng thẳng cũng có thể kích hoạt cơn hen ở trẻ em. Triệu chứng bệnh sẽ càng nghiên trọng hơn nếu như trẻ em phải thường xuyên đối mặt với những vấn đề tiêu cực trong cuộc sống.
Điều trị hen suyễn do căng thẳng
Căng thẳng có thể kích hoạt cơn hen nếu như bệnh không được điều trị tốt. Do đó, hãy chắc chắn rằng bạn đang kiểm soát cơn hen suyễn bằng cách uống thuốc theo đúng chỉ định của chuyên gia.
Với những đối tượng bị bệnh hen suyễn dai dẳng, cơn hen có thể xuất hiện nhiều hơn hai lần một tuần. Việc điều trị hen suyễn cần diễn ra trong thời gian dài, người bệnh dùng thuốc hít kết hợp với những loại thuốc dùng cho trường hợp khẩn cấp. Khi triệu chứng chuyển biến nghiêm trọng, bạn có thể dùng Prednisone. Tuy nhiên, thuốc trên thể gây tác dụng phụ là thay đổi tâm trạng (kích động, trầm cảm). Do đó, cần đặc biệt thận trọng khi dùng Prednisone và chỉ nên dùng sử dụng thuốc trong thời gian ngắn.
Nếu nhận thấy bệnh không chuyển biến tích cực sau thời gian dùng thuốc, thậm chí các triệu chứng thở khò khè và tức ngực xảy ra quá thường xuyên, rất có thể bạn đã rơi vào một vòng luẩn quẩn: lo lắng làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn và hen suyễn làm trầm trọng thêm lo lắng. Lúc này, người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ về các triệu chứng, yếu tố gây ra căng thẳng, thảo luận về các lựa chọn điều trị hen suyễn khác để tìm ra biện pháp kiểm soát bệnh một lần nữa.
Nên làm gì để giảm nguy cơ bị hen suyễn do căng thẳng?
Stress là một phần của cuộc sống hằng ngày, rất khó tránh khỏi. Do đó, điều bạn cần làm là học cách kiểm soát căng thẳng để ngăn ngừa cơn hen khởi phát.
1. Thay đổi suy nghĩ
Suy nghĩ tích cực có thể đẩy lùi được căng thẳng.
2. Giảm yếu tố gây căng thẳng
Những rắc rối gây căng thẳng trong cuộc sống như tiền bạc, mối quan hệ, đau buồn… cần sớm được giải quyết để giảm thiểu yếu tố gây căng thẳng, áp lực. Nếu không thể tự xử lý được, bạn hãy tìm kiếm sự trợ giúp của những người thân hoặc chuyên gia tâm lý.
3. Tránh tình huống căng thẳng
Bạn nên tìm ra nguyên nhân gây căng thẳng trong cuộc sống và cố gắng tránh xa chúng. Rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả bằng cách đặt ra nhiệm vụ, đặt mức độ ưu tiên cho công việc, làm vừa sức và dành thời gian cho chính mình.
4. Tập thể dục hằng ngày
Tập thể dục là biện pháp giải tỏa căng thẳng khác hữu hiệu, giúp cho bạn có được cơ thể khỏe mạnh và chống chọi được bệnh tật.
ĐỌC NGAY: Hướng dẫn 6 cách tập thể dục an toàn cho người bệnh hen suyễn nặng
5. Ngủ đủ giấc
Với người bị hen suyễn mạn tính, ngủ cũng là một biện pháp giúp đối phó với căng thẳng. Nếu ngủ không ngon hoặc bị hen suyễn vào ban đêm, bạn sẽ có ít năng lượng hơn để chống chọi với căng thẳng. Vì thế, việc ngủ đúng giờ giấc và ngủ đủ là điều cực kì quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích để giúp bạn có giấc ngủ ngon:
- Không ngủ khi mệt mỏi
- Không xem ti vi, ăn hoặc đọc sách báo trên giường khi khó ngủ.
- Không tập thể dục thể thao hoặc tham gia những hoạt động đòi hỏi nhiều sức lực trước khi đi ngủ.
- Không dùng đồ ăn, đồ uống chứa caffein.
- Đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm trong ngày, kể cả là cuối tuần.
5. Ăn uống lành mạnh
Đồ ăn vặt, đường tinh chế có giá trị dinh dưỡng thấp. Chúng có thể khiến bạn cảm thấy hết năng lượng và uể oải. Do đó, cần hạn chế đường, cafein và rượu để tăng cường sức khỏe và tránh căng thẳng.
6. Chia sẻ trách nhiệm
Căng thẳng thường là hậu quả của việc đảm nhận quá nhiều trách nhiệm. Bạn nên chia sẻ công việc, trách nhiệm cho những người xung quanh theo những nguyên tắc sau:
- Lên danh sách nhiệm vụ cần thực hiện
- Dành thời gian để đào tạo, hướng dẫn ai đó công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể.
- Giao trách nhiệm công việc cho đối tượng cụ thể.
- Có biện pháp điều chỉnh khi nhiệm vụ gặp khó khăn, trục trặc.
- Đưa ra hướng giải quyết và thời hạn hoàn thành.
- Cho phép mỗi người làm công việc theo cách riêng họ
- Đừng quá cầu toàn.
7. Tìm kiếm sự trợ giúp
Khi gặp khó khăn trong cuộc sống, sự hỗ trợ từ bạn bè và các thành viên gia đình là rất quan trọng. Những thành viên trong gia đình và bạn bè có thể làm như sau để giúp người bệnh giảm bớt căng thẳng:
- Đưa ra lời khuyên, chia sẻ chân thành
- Phụ giúp công việc nhà khi có thể
- Đưa người bệnh đến gặp gỡ bác sĩ tâm lý
- Khuyến khích người bệnh điều trị hen suyễn theo đúng kế hoạch.
8. Thực hiện bài tập thư giãn
Phối hợp những bài tập thư giãn kết hợp với bài tập hít thở sâu, giải phóng cơ bị căng và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực để giảm bớt các tác động tiêu cực của căng thẳng.
Các bài tập thư giãn bao gồm bài tập thở cơ hoành và thở mím môi, lặp đi lặp lại một cụm từ khiến cơ thể thoải mái (chẳng hạn như “thư giãn và buông”), và tăng thư giãn cơ. Bạn có thể tìm bài tập này trong nhiều podcast và sách.
Trên đây là một số thông tin lý giải tại sao hen suyễn gây căng thẳng và một số biện pháp giúp ngăn ngừa và kiểm soát khi triệu chứng bệnh tái phát. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn đọc.
ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và điều trị y khoa.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Các bài tập thở dành cho người bệnh hen suyễn nên áp dụng
- Rượu bia và hen suyễn có mối liên hệ như thế nào?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!