Hen suyễn ở trẻ em và trẻ sơ sinh: Triệu chứng & phương pháp điều trị

Theo thống kê ở Mỹ có 25 triệu người mắc bệnh hen suyễn thì có tới 7 triệu bệnh nhân là trẻ em. Đây là một con số đáng báo động và cũng nói lên mức độ phổ biến của căn bệnh này. Nếu không được kiểm soát sớm thì bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao.

hen suyễn ở trẻ
Bệnh hen suyễn là một trong số những bệnh mà trẻ rất hay mắc phải

Nguyên nhân gây hen suyễn ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân cũng như các thông tin cơ bản của bệnh hen suyễn ở đối tượng này. Bạn đọc cần hiểu bệnh hen suyễn là gì? Đây là căn bệnh xảy ra khi các ống phế quản bị viêm sưng do bệnh về đường hô hấp hay các bệnh liên quan đến dị ứng. Khi mắc bệnh này, bệnh nhân hay có dấu hiệu sưng đường hô hấp làm cho luồng khí ra vào phổi bị chặn lại. Nếu không can thiệp kịp thời thì nguy cơ tử vong là không thể tránh khỏi.

nguyên nhân hen suyễn ở trẻ
Cảm lạnh là một trong số những nguyên nhân làm trẻ bị bệnh hen suyễn

Hen suyễn thường xảy ra do dị ứng với các vật lạ ảnh hưởng đến đường hô hấp. Khi một người nhạy cảm với tác nhân gây dị ứng thì hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng bằng cách giải phóng histamin. Điều này dễ gây ra các triệu chứng: chảy nước mắt, hắt hơi, sổ mũi, co thắt phế quản… Ở trẻ em thì histamin dễ kích hoạt triệu chứng của bệnh hen suyễn.

Bệnh hen suyễn ở trẻ em và trẻ sơ sinh vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do cảm cúm. Vì cơ thể của bé chưa phát triển đầy đủ và hệ miễn dịch còn yếu. Ngoài ra, bé còn dễ mắc bệnh do các tác nhân như sau:

  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh: tức là nếu cha mẹ mắc bệnh thì tỉ lệ con cái mắc bệnh cũng cao hơn những đứa trẻ khác. Thậm chí tỉ lệ mắc bệnh có thể lên tới 75% nếu mẹ có tiền sử bị hen suyễn.
  • Trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
  • Các tác nhân môi trường ô nhiễm, khói bụi, lông thú nuôi… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ nhỏ.
  • Những trẻ bị sinh non, dưới 36 tuần tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao.

Triệu chứng hen suyễn ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Việc nắm được các triệu chứng hen suyễn rất quan trọng vì điều này giúp cha mẹ dễ dàng phát hiện bệnh sớm. Nhờ đó mà việc điều trị bệnh cho con trở nên dễ dàng hơn. Vì nếu chủ quan bệnh rất dễ chuyển sang giai đoạn mạn tính và gây ra nhiều khó khăn cho việc điều trị bệnh. Thông thường trẻ hay có những triệu chứng như sau:

triệu chứng hen suyễn ở trẻ
Khi bị hen suyễn trẻ rất dễ khó chịu và hay quấy khóc
  • Xuất hiện những cơn ho thường xuyên, nhất là vào buổi tối.
  • Trẻ thường xuyên tỏ ra mệt mỏi, kém nhiệt tình trong các hoạt động cũng như vận động hàng ngày.
  • Có dấu hiệu thở gấp, có tiếng khò khè khi thở
  • Bú kém hoặc lười ăn

Trẻ sơ sinh thường khó nhận biết các triệu chứng hơn. Chính vì vậy cha mẹ nên chú ý đến trẻ nhiều hơn khi:

  • Trẻ luôn tỏ ra khó chịu và không chị nằm im
  • Da nhợt nhạt và hơi xanh
  • Có dấu hiệu khò khè, khó thở

Không phải tất cả các trường hợp trẻ em hoặc trẻ sơ sinh mắc bệnh hen suyễn đều có triệu chứng như nhau. Điều này còn tùy thuộc vào sức khỏe cũng như tình trạng bệnh của trẻ. Cũng cần phải lưu ý không phải cứ ho, thở khò khè là do hen suyễn. Chính vì vậy hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi có các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp.

Chẩn đoán hen suyễn ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Việc chẩn đoán được thực hiện nhằm chắc chắn trẻ có bị mắc bệnh hen suyễn hay không và đang mắc bệnh ở mức độ nào. Từ đó mới có phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Thông thường bác sĩ sẽ tiến hành các bước chẩn đoán như sau:

# Tìm hiểu tiền sử bệnh gia đình và lắng nghe mô tả triệu chứng bệnh

Bác sĩ sẽ quan tâm đến việc liệu cha mẹ có từng hoặc đang mắc bệnh hen suyễn hay không. Ngoài ra nếu người nhà bị dị ứng, các bệnh ngoài da hoặc các bệnh liên quan đến phổi thì nguy cơ trẻ bị hen suyễn cũng rất cao.

điều trị hen suyễn ở trẻ
Đưa trẻ đi khám bác sĩ để điều trị hen suyễn

Cha mẹ cần phải mô tả triệu chứng cụ thể khi trẻ bị ho, khó thở, tức ngực… Cần mô tả cho bác sĩ chi tiết về mức độ cũng như tần suất mà các triệu chứng bất thường về đường hô hấp xuất hiện.

# Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ tiến hành lắng nghe nhịp tim và nhịp thở của trẻ. Đồng thời quan sát dấu hiệu trên da, ở mắt để phát hiện khi có dấu hiệu dị ứng.

# Tiến hành các xét nghiệm

Có rất nhiều xét nghiệm được đưa ra để xác định bệnh hen suyễn ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Thông thường chụp Xquang ngực được thực hiện với trẻ trên 6 tuổi, ngoài ra còn xét nghiệm chức năng phổi bằng phế dung kế. Nhờ kết quả đo bằng phế dung kế mà bác sĩ đo được lượng khí trong phổi cũng như tốc độ thở của nó.

Ngoài ra bác sĩ còn chỉ định thực hiện xét nghiệm dị ứng da, xét nghiệm máu, chụp Xquang để xác định các triệu chứng bất thường ở đường hô hấp có thể do bệnh khác hay không. Chẳng hạn như nhiễm trùng xoang, trào ngược dạ dày thực quản…

Phương pháp điều trị hen suyễn ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Nếu không được điều trị sớm, bệnh hen suyễn sẽ nhanh chóng chuyển qua giai đoạn mạn tính. Điều này không chỉ gây khó khăn cho việc điều trị mà còn dễ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ nhỏ. Chính vì vậy, bạn nên tham khảo các cách điều trị đang được áp dụng để biết cần làm gì khi trẻ mắc bệnh.

# Điều trị theo thuốc của bác sĩ

Tùy theo từng độ tuổi cũng như mức độ bệnh của trẻ mà bác sĩ sẽ áp dụng các loại thuốc thật sự phù hợp. Thông thường bác sĩ chuyên khoa hay chỉ định dùng các loại thuốc điều trị sau:

1/ Thuốc dạng hít

Thuốc này có thể bao gồm: MDI (metered-doseinhaler) hoặc ICS (inhaler glucocosteroides corticosteroid) có khả năng làm giảm các triệu chứng xảy ra ở khoang mũi. Nhờ đó mà bé thở dễ dàng hơn.

dùng thuốc trị hen suyễn
Dùng thuốc để trị hen suyễn theo chỉ định của bác sĩ

2/ Xông mũi

Thông thường với cách này, thuốc sẽ được chuyển từ dạng lỏng sang dạng khí để đưa vào phổi của bé dễ dàng hơn.

xông mũi trị hen suyễn
Nhiều loại thuốc trị hen suyễn được đưa vào cơ thể qua xông mũi

Cha mẹ nên tìm hiểu thật kĩ về phương pháp này và cần sử dụng đúng liều lượng để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

3/ Thuốc cắt cơn hen suyễn

Các loại thuốc thường được dùng là: Sabutamol (ventolin), Terbutaline( Bricanyl)… có khả năng làm giãn đường dẫn khí, giảm triệu chứng hen suyễn. Nhờ đó mà trẻ có thể cảm thấy dễ thở và các triệu chứng giảm rõ rệt.

Với những trường hợp trẻ thường xuyên mắc bệnh thì bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc kiểm soát dài hạn hoặc thuốc tiêm khi bệnh bùng phát.

Việc dùng thuốc cần phải tuân thủ mọi chỉ định do bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối không được thay đổi loại thuốc cũng như liều lượng đã được chỉ định. Nếu có bất cứ phản ứng bất thường nào cũng phải liên hệ với bác sĩ để có các biện pháp can thiệp, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

# Kết hợp các biện pháp dân gian

Trong dân gian có khá nhiều nguyên liệu tự nhiên có thể hỗ trợ điều trị bệnh mà cha mẹ nên biết để áp dụng cho con của mình. Trên thực tế thì các nguyên liệu này có tác dụng khá tốt đối với trẻ mắc bệnh ở mức độ nhẹ. Bạn có thể tham khảo những cách như sau:

1/ Dùng dầu khuynh diệp

Loại dầu này khá quen thuộc và được chứng nhận khá an toàn dùng được cho cả bà bầu và trẻ nhỏ. Trong loại dầu này có chứa chất Eucalypton có khả năng phân hủy dịch nhầy. Nhờ đó mà việc tống đẩy chất nhầy diễn ra dễ dàng hơn.

Khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ có thể dùng dầu khuynh diệp xoa lên ngực và massage nhẹ nhàng. Áp dụng nhiều lần trong ngày sẽ thấy nguyên liệu này phát huy tác dụng.

2/ Dùng mật ong

Mật ong là nguyên liệu quen thuộc và khá hữu dụng, trong thành phần của nó có chứa nhiều chất kháng khuẩn, kháng viêm. Đồng thời có chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Bạn có thể dùng mật ong pha với nước ấm rồi cho bé dùng 3 lần trong ngày.

điều trị hen suyễn ở trẻ em
Cha mẹ có thể dùng mật ong pha nước ấm để điều trị hen suyễn cho bé

Cách này đã có hiệu quả khi dùng cho nhiều trẻ nhưng chú ý không nên dùng với trẻ dưới 1 tuổi.

# Kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị như đã phân tích ở những phần trên, cha mẹ cũng nên chú ý một vài điều trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn. Cụ thể như:

  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các tác nhân có thể gây dị ứng. Chẳng hạn như khói bụi, phấn hoa, khói thuốc lá…
  • Chú ý tắm rửa cho trẻ đúng cách ở thời gian này. Không nên tắm quá lâu vì trẻ có thể bị nhiễm lạnh, làm cho các triệu chứng hen suyễn có cơ hội xuất hiện nhiều hơn.
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, tăng cường ăn nhiều trái cây và các loại rau củ quả để nâng cao sức đề kháng. Bên cạnh đó cũng nên hạn chế dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng khi đang điều trị bệnh: hải sản, sữa, đậu phộng…

Bệnh hen suyễn ở trẻ em và trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể điều trị được nếu áp dụng đúng cách. Chính vì vậy, khi trẻ có những biểu hiện bệnh, cha mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cách chữa bệnh.

Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

 

Hiểu hơn về chứng hen suyễn nặng và cách điều trị

Hen suyễn nặng là một trong những biến chứng của bệnh hen suyễn. Nếu bệnh kéo dài có thể dẫn...

Hen suyễn và viêm phế quản: Khác nhau như thế nào?

Hen suyễn và viêm phế quản có triệu chứng tương tự nhau nhưng lại xuất phát từ nguyên nhân khác...

Tìm hiểu cách chữa ho do hen suyễn bằng cây ráy gai

Cách chữa ho do hen suyễn bằng cây ráy gai

Để làm giảm các cơn ho do hen suyễn, ngoài việc dùng thuốc tây, bệnh nhân cũng có thể áp...

Hen suyễn và dị ứng: Tìm hiểu mối liên hệ giữa hai căn bệnh

Hen suyễn và dị ứng thường có mối liên quan với nhau. Chính vì vậy, việc phòng ngừa một trong...

Khói thuốc lá ảnh hưởng đến người bệnh hen suyễn như thế nào?

Thuốc lá được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Các thành phần độc hại...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.