Ho mãn tính: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Ho thực chất là sự phản ứng của cơ thể trước chất nhầy cũng như các chất lạ có thể tác động đến đường thở. Thông thường sẽ kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần. Nhưng nếu ho kéo dài hơn 8 tuần thì có thể bạn đã mắc bệnh ho mãn tính. Điều này chứng tỏ bệnh đã tiến triển theo chiều hướng xấu và tác động không nhỏ đến sức khỏe.

ho mãn tính
Không được chủ quan với trường hợp ho mãn tính

Nguyên nhân gây ho mãn tính thường gặp

Như chúng tôi đã đề cập đến ở trên, ho là biểu hiện bình thường của cơ thể giúp giảm chất kích thích và bài tiết các chất độc hại ra khỏi phổi, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

Nhưng nếu ho kéo dài có thể khiến người bệnh mệt mỏi, gián đoạn giấc ngủ… Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh ho mãn tính, trong đó chúng tôi xin kể ra một vài nguyên nhân thường gặp như sau:

hen suyễn gây ho mãn tính
Hen suyễn cũng là một trong số những nguyên nhân gây ho mãn tính
  • Hội chứng chảy dịch mũi sau: khi mũi hoặc xoang của người bệnh tiết ra nhiều chất nhầy và chảy ra phía sau cổ họng gây ho. Tình trạng này còn được các nhà khoa học gọi là hội chứng ho đường thở trên.
  • Bệnh hen suyễn: Có thể đến theo mùa, xuất hiện sau khi người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp trên và nặng hơn khi tiếp xúc với không khí lạnh. Ho thường là triệu chứng điển hình của người bị hen suyễn.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: tình trạng trào ngược xảy ra ở ống nối dạ dày và cổ họng của bạn. Hiện tượng này gây kích thích liên tục nên dẫn đến bệnh ho mãn tính.
  • Nhiễm trùng: những cơn ho thường xuất hiện sau khi các triệu chứng viêm phổi, cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng đường hô hấp trên đã biến mất.
  • Viêm phế quản mãn tính: là tình trạng viêm lâu dài ở đường thở, có thể gây ra ho đờm có màu. Căn bệnh này xảy ra phổ biến ở người thường xuyên hút thuốc lá.

Ngoài ra bệnh ho mãn tính còn xuất phát từ nhiều bệnh khác như: giãn phế quản, viêm phế quản, xơ nang, ung thư phổi…

Dấu hiệu nhận biết bệnh ho mãn tính

Khi bị ho mãn tính sẽ có rất nhiều triệu chứng, trong đó chúng ta thường không thể tránh khỏi các biểu hiện thường gặp như:

triệu chứng ho mãn tính
Ho mãn tính thường gây ra những cơn ho kéo dài trong nhiều tuần liền
  • Chảy nước mũi và nghẹt mũi
  • Chất nhầy chảy xuống phía sau cổ họng.
  • Thường xuyên có cảm giác đau họng và cấn ở cổ họng.
  • Khàn tiếng
  • Khò khè và khó thở
  • Có triệu chứng trào ngược dạ dày hoặc thường xuyên có vị chua trong miệng.
  • Ho ra máu (trường hợp hiếm gặp)

Tham khảo thêm: Ho lâu ngày không khỏi cảnh báo bệnh gì?

Hướng điều trị bệnh ho mãn tính đang được áp dụng

Nếu không được điều trị sớm thì bệnh ho mãn tính sẽ làm người bệnh dễ bị kiệt sức và dẫn đến các tình trạng đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu, tiểu không tự chủ… Chính vì vậy, việc áp dụng các biện pháp điều trị là hết sức cần thiết. Người bệnh nên nắm kĩ một vài thông tin như sau:

1. Tiến hành các biện pháp chẩn đoán

Các biện pháp này nhằm xác định được nguyên nhân gây bệnh. Từ đó giúp cho việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn. Khi bị ho mãn tính, bác sĩ sẽ sử dụng các biện pháp chẩn đoán như sau

# Quan sát hình ảnh

  • X-quang: có thể sẽ không phát hiện được các triệu chứng ho liên quan đến hội chứng chảy dịch mũi sau, trào ngược dạ dày, hen suyễn nhưng có thể phát hiện được một số bệnh liên quan đến phổi gây ho. Chẳng hạn như: ung thư phổi, viêm phổi… Đặc biệt có thể phát hiện trường hợp ho do nhiễm trùng xoang.
chẩn đoán ho mãn tính
Thông qua chụp xquang bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân ho mãn tính
  • Chụp cắt lớp CT: có thể kiểm tra hiện trạng của phổi cũng như các túi nhiễm trùng trong các hốc xoang.

# Kiểm tra chức năng phổi

Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân hít thuốc methacholine (Provocholine), rồi so sánh hiện trạng của bệnh nhân trước và sau khi dùng thuốc. Cụ thể là xem phổi giữ được bao nhiêu và làm việc nhanh như thế nào. Từ đó đưa ra những đánh giá về hoạt động của phổi ở thời điểm hiện tại.

# Xét nghiệm máu

Được chỉ định trong trường hợp chất dịch ho ra có màu hoặc chứa máu.

# Nội soi

Được chỉ định khi các biện pháp khác không có hiệu quả. Bác sĩ có thể nội soi vào phế quản, nội soi mũi để tìm ra những bất thường bên trong cơ thể.

2. Điều trị bằng thuốc

Sau khi đã xác định được nguyên nhân của bệnh ho mãn tính, bác sĩ sẽ xác định được phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, để điều trị ho mãn tính, bác sĩ hay chỉ định dùng các loại thuốc sau:

điều trị ho mãn tính
Bác sĩ sẽ dựa theo tình trạng của bệnh nhân để chỉ định dùng thuốc điều trị ho mãn tính phù hợp
  • Thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi và thuốc glucocorticoids: có tác dụng điều trị dị ứng, cũng như hội chứng chảy mũi dịch sau.
  • Thuốc hen suyễn dạng hít: thường dùng thuốc glucocorticoids và thuốc giãn phế quản. Thông thường thuốc có tác dụng giảm viêm và thông thoáng đường thở.
  • Thuốc kháng sinh: dùng cho trường hợp ho mãn tính do vi khuẩn.
  • Thuốc ngăn sản xuất axit được dùng cho bệnh nhân bị ho do trào ngược dạ dày.
  • Thuốc giảm ho: dùng trong trường hợp bệnh nhân bị ho quá nhiều, gây mất ngủ. Nhưng theo các bác sĩ thì chỉ có tác dụng giảm triệu chứng chứ không có khả năng chữa lành bệnh.

Việc dùng bất cứ loại thuốc nào cũng phải tuân thủ theo đúng liều lượng mà các bác sĩ đã đưa ra. Tuyệt đối không được tự ý dùng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc. Trong quá trình dùng cũng phải theo dõi những phản ứng của cơ thể, nếu các triệu chứng ngày càng nặng hoặc có dấu hiệu bất thường thì phải ngưng ngay việc sử dụng và liên hệ với bác sĩ.

3. Thay đổi lối sống và sinh hoạt hàng ngày

Ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng có thể dùng các biện pháp điều trị tại nhà như sau:

kết hợp điều trị ho mãn tính
Kết hợp chế độ ăn uống khoa học để điều trị ho mãn tính
  • Dùng các đồ uống, có thể làm loãng chất nhầy trong cổ họng của bạn. Chẳng hạn như: trà bạc hà, trà gừng, các loại nước trái cây.
  • Dùng một số loại siro ho hoặc kẹo ngậm trị ho: để giảm ho khan và làm dịu cổ họng bị kích thích.
  • Giữ ẩm không khí: sử dụng máy tạo độ ẩm, bỏ một chậu nước trong phòng.
  • Tránh xa khói thuốc lá cũng như bỏ ngay thói quen hút thuốc lá. Cách này không những giúp ích cho việc điều trị của người bệnh mà còn hạn chế được nguy cơ mắc bệnh cho những người xung quanh.
  • Có chế độ ăn uống thật sự khoa học để tăng cường sức đề kháng cũng như hỗ trợ điều trị bệnh. Trong chế độ ăn hàng ngày nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi. Bên cạnh đó nên hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,… dễ làm cho cổ họng bị kích ứng.
  • Bảo vệ cổ họng trước sự thay đổi của thời tiết, ô nhiễm môi trường, khói bụi…
  • Tích cực tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng. Nhờ đó mà việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn.

Tình trạng ho mãn tính có thể điều trị được nếu chúng ta có biện pháp điều trị đúng đắn. Chính vì vậy hãy đi bác sĩ khi các triệu chứng ho kéo dài trong khoảng 3 tuần. Đồng thời kết hợp với các phương pháp sinh hoạt hợp lý thì bệnh sẽ có chuyển biến tích cực.

Có thể bạn quan tâm

Mật ong có chứa chất kháng sinh tự nhiên, có khả năng chữa chứng ho hiệu quả.

6 cách trị ho bằng mật ong “cực hay” bạn không nên bỏ qua

Trị ho bằng mật ong là một mẹo được truyền miệng trong dân gian. Hiện nay, các nghiên cứu khoa...

Ho lâu ngày không khỏi cảnh báo bệnh gì?

Ho lâu ngày không khỏi là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến đường hô...

7 cách trị ho theo dân gian được nhiều người chia sẻ

Trị ho từ các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên không chỉ mang lại hiệu quả điều trị tốt...

Cách Chữa Ho Cho Trẻ Bằng Lá Xương Sông Mẹ Nên Bỏ Túi

Chữa ho cho trẻ bằng lá xương sông các mẹ đã biết chưa? Có lẽ khá nhiều phụ huynh đang...

Lá hẹ có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt, trong đông y, lá hẹ có thể được dùng để trị chứng ho và bệnh viêm phế quản.

5 Cách dùng lá hẹ chữa viêm phế quản, ho theo ông bà xưa

Viêm phế quản gây ra những đảo lộn trong cuộc sống người bệnh. Từ xưa, lá hẹ đã được dùng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *