Hiểu hơn về chứng hen suyễn nặng và cách điều trị

Hen suyễn nặng là một trong những biến chứng của bệnh hen suyễn. Nếu bệnh kéo dài có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn phổi mạn tính (COPD) hoặc hội chứng chồng lấp Hen – COPD (ACO).

Bệnh hen suyễn nặng
Hiện tại không có thuốc điều trị dứt điểm triệu chứng hen suyễn nặng nhưng người bệnh có thể kiểm soát bằng cách tránh xa các tác nhân gây bệnh.

Hen suyễn là bệnh viêm phổi mạn tính ở mức độ từ nhẹ đến nặng. Khi các triệu chứng không được kiểm soát tốt, bệnh sẽ chuyển nặng. Theo các Tổ chức Y tế Thế Giới, hen suyễn nặng thường chia thành 3 loại khác nhau bao gồm:

  • Hen suyễn khó điều trị
  • Hen suyễn không được điều trị
  • Hen suyễn kháng trị

I. Triệu chứng bệnh hen suyễn nặng

Theo các chuyên gia về đường hô hấp, các biểu hiện của hen suyễn nặng tương tự như các triệu chứng hen suyễn ở mức độ nhẹ và trung bình. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường có xu hướng nghiêm trọng hơn.

Đặc biệt nguy hiểm hơn là hen suyễn nặng thường không dễ kiểm soát bằng thuốc hay phương pháp điều trị hen suyễn, có thể đe dọa đến tính mạng người mắc bệnh.

Một số triệu chứng hen suyễn nặng người bệnh có thể gặp như:

  • Ho
  • Cảm thấy đau hoặc tức ở ngực
  • Khó thở, thở khò khè sau khi đã điều trị hô hấp.
  • Thở nhanh, ngực và xương sườn có dấu hiệu co giật
  • Khó thở diễn ra nghiêm trọng hơn khi người bệnh gặp khó khăn trong vấn đề nói
  • Trẻ sơ sinh có thể không nhận ra hoặc có những phản ứng lại cha mẹ
  • Không có khả năng thực hiện các hoạt động bình thường

Các cơn hen suyễn nặng có thể dẫn đến suy hô hấp gây đe dọa đến tính mạng của người mắc bệnh. Do đó, nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng này, bạn nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

II. Nguyên nhân dẫn đến bệnh hen suyễn nặng

Các tác nhân gây có thể khiến bệnh hen suyễn trở nên tồi tệ đó là:

  • Bệnh trào ngược dạ dày (GERD): Là tình trạng trào ngược acid dạ dày. Một khi acid bị đẩy ngược lên ống thực quản có thể làm co thắt phế quản dẫn đến ho hoặc gây khó thở. Chính điều này làm cho cơ thể không phản ứng lại với các loại thuốc đặc trị hen suyễn khiến bệnh ngày càng trở nên phức tạp hơn.
  • Dị ứng: Hen suyễn và dị ứng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi bị dị ứng, hệ miễn dịch suy khiến, cơ thể sẽ nhạy cảm với các tác nhân từ bên ngoài. Kết quả là đường thở bị viêm, phế quản bị co thắt gây khó thở. Đây chính là nguyên nhân gây kích ứng làm bùng phát cơn hen.
  • Tập thể dục quá sức: Tập thể dục với tốc độ vừa phải, nhịp nhàng có thể giúp kiểm soát triệu chứng hen. Tuy nhiên, nếu bạn tập luyện với tần suất và cường độ cao dẫn đến co thắt phế quản và khiến bệnh hen suyễn chuyển nặng.
Nguyên nhân dẫn đến hen suyễn nặng
Hen suyễn nặng có thể là do tập thể dục quá sức
  • Căng thẳng, stress cả về thể chất và tinh thần: Là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng hen suyễn nặng. Căng thẳng, stress thường khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy nhược. Lâu dần, sức đề kháng bắt đầu bị suy yếu làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Còn đối với người đã bị hen suyễn, stress, căng thẳng gây khó khăn trong việc kiểm soát triệu chứng và khiến bệnh chuyển nặng.

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, hen suyễn nặng có thể là do:

  • Không khí lạnh
  • Môi trường sống xung quanh nhà bị ô nhiễm
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại tại nơi bạn làm việc
  • Hút thuốc lá
  • Nhiễm trùng đường hô hấp như bệnh viêm phổi, viêm phế quản

III. Điều trị bệnh hen suyễn nặng như thế nào?

1. Dùng thuốc

Theo ý kiến của các bác sĩ khoa hô hấp, bệnh hen suyễn nặng thường gây khó khăn trong việc điều trị. Một số loại thuốc điều trị hen suyễn với liều dùng thông thường, đặc biệt là thuốc corticosteroid không mang lại kết quả chữa trị. Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể là do bệnh hen suyễn đã kháng với thuốc.

Do đó, để kiểm soát triệu chứng hen suyễn nặng, bác sĩ có thể sử dụng một số thuốc điều trị hen suyễn với liều lượng cao hơn. Các loại thuốc chữa bệnh bao gồm:

  • Thuốc corticosteroid dạng uống với liều lượng cao hơn hoặc sử dụng dạng tiêm
  • Hoặc cũng có thể dùng corticosteroid dạng hít nhưng tần suất sử dụng thường xuyên hơn
  • Thuốc chủ vận beta có tác dụng dài
  • Montelukast, theophylinline

Các loại thuốc này có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau để tăng công dụng giúp kiểm soát triệu chứng bệnh hen suyễn nặng. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là dạ dày và gan. Vì thế, trước khi sử dụng thuốc điều trị, các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Điều trị hen suyễn nặng
Thuốc điều trị hen suyễn nặng thường được sử dụng với liều cao.

2. Thay đổi lối sống

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị hen suyễn, đặc biệt là khi bệnh chuyển nặng. Do đó, một trong những cách kiểm soát triệu chứng tốt nhất là người bệnh nên tránh xa các tác nhân làm bùng phát cơn hen. Chẳng hạn như:

  • Người bệnh nên giữ ấm cơ thể mỗi khi thời tiết thay đổi. Tốt nhất nên giữ ấm vùng ngực, cổ, bụng, chân và tay bằng cách mang bao tay, tất chân, khăn choàng cổ,…
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa mỗi ngày để loại bỏ mạt bụi nhà. Đồng thời cũng nên làm sạch bộ lọc máy điều hòa để tránh tình trạng tích tụ vi khuẩn gây bệnh gây kích ứng.
  • Không nên tiếp xúc với hóa chất độc hại. Nếu tính chất công việc bắt buộc, bạn nên mặc đồ bảo hộ lao động để bảo vệ.
  • Nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, đặc biệt là những nơi môi trường khói bụi ô nhiễm.
  • Nếu bạn bị dị ứng với phấn hoa thì trong thời điểm phấn hoa nở rộ bạn nên đóng tất cả các cửa sổ lại.
  • Tắm rửa cho thú cưng thường xuyên và không nên ngủ chung hoặc để chúng nằm trên sofa, giường ngủ của bạn nếu bạn bị dị ứng với lông của chúng.
  • Khói thuốc lá cũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến bệnh hen suyễn trở nặng. Do đó, bạn nên loại bỏ chúng ngay lập tức nếu không muốn cơn hen bùng phát đột ngột.

IV. Biện pháp phòng ngừa hen suyễn nặng

Cách tốt nhất để ngăn ngừa hen suyễn nặng là người bệnh nên tuân thủ đúng theo những gì bác sĩ yêu cầu. Tuy nhiên, để phòng ngừa hen suyễn chuyển nặng, bệnh nhân có thể áp dụng những biện pháp sau:

  • Thường xuyên thăm khám định kỳ để bác sĩ theo dõi diễn biến của bệnh và kê đơn thuốc điều trị phù hợp.
  • Tiêm vắc-xin định kỳ cho bệnh viêm phổi, cúm và ho gà.
  • Nếu bạn bị thừa cân, nên nói chuyện với bác sĩ và chuyên viên tư vấn dinh dưỡng để họ giúp bạn lập kế hoạch giảm cân.
  • Giảm tiếp xúc với bất kỳ chất gây dị ứng nào đó có thể gây bùng phát cơn hen.
  • Nên đeo khẩu trang khi tập thể dục trong thời tiết lạnh.
  • Sử dụng thuốc hàng ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết cho cơ thể. Đặc biệt, người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp tăng sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh.

Hen suyễn nặng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tổn thương phổi. Tuy thuộc vào mức độ hen suyễn mà phổi có thể bị tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn. Do đó, nếu nhận thấy cơ thể có những triệu chứng của hen suyễn nặng, các bạn nên tiến hành thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

ThuocDanToc.VN không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị y khoa.

Những cách phòng chống bệnh hen suyễn ai cũng nên biết

Hen suyễn là bệnh gây viêm mãn tính ở phế quản. Các nhà nghiên cứu tin rằng bệnh xảy ra do...

chế độ dinh dưỡng cho người hen suyễn

Hen suyễn và chế độ ăn uống: Thực phẩm nên ăn và cần tránh

Bệnh hen suyễn và chế độ ăn uống có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong thời gian điều...

Hen suyễn và dị ứng: Tìm hiểu mối liên hệ giữa hai căn bệnh

Hen suyễn và dị ứng thường có mối liên quan với nhau. Chính vì vậy, việc phòng ngừa một trong...

Các loại tinh dầu có tác dụng điều trị bệnh hen suyễn

Hen suyễn là bệnh viêm mãn tính ở phế quản, gây viêm và sưng đường hô hấp, từ đó dẫn...

9 lý do khiến bạn không thể kiểm soát được bệnh hen suyễn

Sự thay đổi của thời tiết, lông vật nuôi, sử dụng rượu bia... có thể là nguyên nhân khiến cho...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.