Người bị hen suyễn có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch

Hen suyễn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tuy nhiên các triệu chứng đau tim như đau ngực hay khó thở thường bị nhầm lẫn là triệu chứng hen suyễn. 

hen suyễn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng người bệnh hen suyễn có nhiều nguy cơ mắc biến chứng tim mạch

Hen suyễn là gì?

Hen suyễn là tình trạng đường thở bị hẹp, sưng và tiết ra nhiều chất nhầy. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này như:

  • Các chất gây dị ứng trong không khí, môi trường như phấn hoa, mạt bụi, khói bụi,…
  • Nhiễm trùng đường hô hấp
  • Không khí lạnh
  • Một số loại thuốc bao gồm aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác) và naproxen (Aleve)
  • Căng thẳng kéo dài
  • Bệnh trào ngược dạ dày (GERD)
  • Sulfites và chất bảo quản trong thực phẩm

Hen suyễn thường có các dấu hiệu đặc trưng gồm: khó thở, thờ khò khè, đau ngực, tức ngực,….

Tại sao hen suyễn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch?

Theo một số nghiên cứu mới đây, hen suyễn có thể làm tăng gấp đôi các vấn đề tim mạch như đột quỵ, đau tim.

Hen suyễn và bệnh tim mạch dường như có rất ít điểm chung, bởi hen suyễn ảnh hưởng đến hệ hô hấp trong khi bệnh tim mạch sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch. Nhưng hai nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị Khoa học của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ 2014 đã tìm ra mối liên hệ của hai căn bệnh này.

Một nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Matthew Tattersall, trợ lý giáo sư y khoa thuộc khoa tim mạch tại Đại học Y khoa và Y tế Công cộng của Đại học Wisconsin-Madison, đã theo dõi gần 6.800 người bệnh hen suyễn trong 10 năm. Nghiên cứu đã phát hiện ra những bệnh nhân hen suyễn sử dụng thuốc điều trị (corticosteroid dạng hít và đường uống) hàng ngày có hơn 60% nguy cơ bị đột quỵ hoặc đau tim.

Trong đó, các thuốc corticosteroid toàn thân liều cao làm tăng nguy cơ nhiều hơn những thuốc kiểm soát cơn hen là montelukast hay corticosteroid dạng hít. Ngoài ra, thuốc giãn phế quản đồng vận beta làm tăng nhịp tim và hạ kali máu từ đó kích thích hệ thần kinh giao cảm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu cơ tim, loạn nhịp tim, suy tim,…

Tiến sĩ Young J. Juhn, giáo sư nhi khoa tại Phòng khám Mayo ở bang Pennsylvania cùng với các đồng nghiệp đã thực hiện một nghiên cứu với khoảng 550 người bị đau tim trong suốt 4 năm. Nghiên cứu đã phát hiện ra, bên cạnh những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim như béo phì, huyết áp cao, hút thuốc, tiểu đường và cholesterol cao thì bệnh nhân hen suyễn có hơn 70% nguy cơ bị đau tim so với người bình thường.

Điều quan trọng là các triệu chứng đau tim, chẳng hạn như đau ngực hoặc khó thở thường bị nhầm lẫn như là một triệu chứng của bệnh hen suyễn. Và vì hen suyễn làm tăng nguy cơ đau tim nên người bệnh có thể phải chịu đựng cơn đau ngực, khó thở nghiêm trọng hơn.

hen suyễn tăng nguy cơ đau tim
Triệu chứng đau tim có thể bị nhầm lẫn là triệu chứng của bệnh hen suyễn

Một nghiên cứu của Salako BL vào năm 2000 cho thấy có 37% bệnh nhân hen suyễn bị tăng huyết áp, đặc biệt tăng huyết áp thường xuất hiện trong cơn hen nặng. Hen suyễn cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành (1,4 lần), tai biến mạch máu não (1,2 lần) và suy tim (2,1 lần).

Bên cạnh đó, thuốc điều trị tim mạch gây nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn. Một số thuốc để điều trị tim mạch, chẳng hạn như thuốc ức chế beta không chọn lọc hoặc aspirin, thuốc ức chế men chuyển làm khởi phát cơn hen cấp, gây ho hoặc co thắt phế quản.

Tiến sĩ Len Horovitz, chuyên gia về phổi tại Bệnh viện Lenox Hill, New York, cho biết các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cũng làm tăng nguy cơ đau tim – cụ thể là hút thuốc và ô nhiễm không khí. Do đó, không hút thuốc lá là cách để ngăn ngừa cả cơn đau tim và hen suyễn.

Mặc dù hen suyễn không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng biện pháp kiểm soát tốt sẽ giúp giảm nguy cơ dẫn đến biến chứng tim mạch. Kiểm soát hen bằng những loại thuốc corticoid hít hay montelukast được khuyến cáo là an toàn hơn. Đồng thời, tập thể dục không chỉ duy trì sức khỏe cho bệnh nhân hen suyễn mà còn có lợi cho tim mạch.

Hen suyễn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vì vậy bản thân người bệnh và người thân nên đặc biệt lưu ý đến những triệu chứng đau ngực và khó thở.

Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế bác sĩ chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm:

Hen suyễn và dị ứng: Tìm hiểu mối liên hệ giữa hai căn bệnh

Hen suyễn và dị ứng thường có mối liên quan với nhau. Chính vì vậy, việc phòng ngừa một trong...

Vì sao căng thẳng gây bệnh hen suyễn? Nên làm gì?

Hen suyễn là một bệnh hô hấp mạn tính gây viêm, hẹp ống dẫn khí đến phổi. Người bị hen...

Thuốc hít trị hen suyễn có thể làm chậm sự tăng trưởng của trẻ

Thuốc hít trị hen suyễn là một trong số những giải pháp điều trị cho bệnh nhân mắc phải căn...

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn bạn cần phải tránh

Di truyền, ô nhiễm môi trường, hút thuốc lá,… là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen...

Có thể làm giảm cơn hen suyễn bằng cách bổ sung vitamin D

Bổ sung vitamin D có thể làm giảm các cơn hen suyễn

Nếu đang bị hen suyễn, bạn có thể tự làm giảm các triệu chứng bệnh bằng cách bổ sung thêm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *