Phương pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị hen suyễn tại nhà

Có một số biện pháp tự nhiên được cho rằng có thể hỗ trợ điều trị hen suyễn. Tuy nhiên, việc áp dụng chúng nên được cân nhắc kỹ lưỡng và thực hiện đúng cách. 

điều trị hen suyễn tại nhà
Bạn có thể áo dụng một số cách điều trị hen suyễn tại nhà

Các phương pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị hen suyễn tại nhà

1. Các loại tinh dầu

Một nghiên cứu về hoạt động chống viêm của thành phần Phenylpropanoids có trong tinh dầu đã được thực hiện vào năm 2014. Theo nghiên cứu này, một loại phenylpropanoid như Myristicin hay Elemicin có thể làm giảm triệu chứng của các bệnh phổi (ví dụ như viêm phổi phế quản và hen suyễn mãn tính do nhiễm virus).

Cụ thể, Myristicin ức chế sự tổng hợp MCP-1, MCP-3, GM-CSF, MIR-1α và MIP- 1β, có liên quan đến phản ứng viêm của nhiều bệnh về phổi. Còn Elemicin đóng vai trò như một chất chống dị ứng, nó ngăn chặn 5-LOX – thành phần quan trọng liên quan đến triệu chứng hen suyễn.

Các loại tinh dầu chứa các thành phần Phenylpropanoids bao gồm tinh dầu quế, nhục đậu khấu, hoa oải hương và khuynh diệp. Để sử dụng các tinh dầu này, bạn chỉ cần nhỏ vài giọt vào máy khuếch tán hoặc cốc nước sôi rồi từ từ hít hơi nước.

Tuy nhiên, tinh dầu có thể kích thích một cơn hen nếu bạn dị ứng với nó, vì vậy nên thận trọng khi sử dụng.

2. Dầu mù tạt

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí dược học Châu Âu cho dầu mù tạt có thể ức chế phản ứng dị ứng trên da và hen phế quản (hen suyễn) . Biện pháp điều trị thay thế này có công dụng mở đường dẫn khí, cải thiện chức năng phổi. Bạn nên massage hỗn hợp dầu mù tạt ấm và muối ở ngực nhiều lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng giảm bớt.

Nhưng bạn nên chú ý rằng, dầu mù tạt ở đây là dầu béo chứa isothiocyanates được làm từ cách ép hạt mù tạt, nó khác với tinh dầu mù tạt.

3. Trà hoặc cà phê chứa caffein

Chất caffein trong trà hoặc cà phê có thể giúp điều trị hen suyễn, nó hoạt động tương tự như thuốc hen suyễn theophylline. Caffein sẽ cải thiện tạm thời chức năng hô hấp ở những người mắc bệnh hen suyễn, thông thường là trong 4 giờ.

Vì vậy, caffein có thể thay thế ống hít trong trường hợp bạn lên cơn hen suyễn đột ngột mà không có thuốc bên cạnh. Và nên sử dụng cà phê hoặc trà để tác dụng cải thiện được nhanh hơn.

4. Chế độ ăn uống

Nghiên cứu của Nurs Clin North Am cho thấy những người bổ sung đủ magie, Vitamin C và dầu cá (giàu axit béo omega-3) có thể làm giảm viêm và giảm các triệu chứng hen suyễn.

Gần đây, một nghiên cứu được công bố trên Cochran Database of Systematic Reviews cho thấy bổ sung đủ vitamin D làm giảm sự nghiêm trọng của các triệu chứng hen suyễn, sử dụng ít steroid để điều trị hơn. Ngoài ra người bệnh hen suyễn nên bổ sung thêm vitamin A, vitamin E, kẽm,…

Những loại vitamin và khoáng chất này thường dồi dào trong các loại thực phẩm như: cà chua, rau xanh, cà rốt, trái cây, tỏi, hành. Đồng thời hạn chế những loại thực phẩm có thể khiến cơn hen suyễn tồi tệ hơn như thực phẩm chứa gluten, carbohydrate chế biến, nhiều chất béo, sữa, đường,…

ĐỌC NGAY: Hướng dẫn cách bổ sung vitamin D làm giảm các cơn hen suyễn

5. Các bài tập thở

+ Kỹ thuật thở bụng

Kỹ thuật thở bằng bụng giúp tối đa hóa sự phân phối không khí trong phổi. Người bệnh hen suyễn thực hiện kỹ thuật này bằng cách:

  • Nằm trên một mặt phẳng, có gối đầu, hai chân hơi co (có thể dùng gối đặt dưới khoeo để đỡ hai chân ở tư thế co)
  • Đặt tay trái ở dưới bờ sườn khu vực bụng, tay trái đặt lên ngực
  • Hít chậm qua mũi sao cho tay trái cảm nhận được bụng phình lên nhưng lồng ngực không di chuyển
  • Hóp bụng lại, thở chậm qua miệng bằng kỹ thuật thở mím môi, thời gian thở nên gấp đôi thời gian hít vào

+ Bài tập thở Butyeko

Công dụng của bài tập này là giúp người bệnh hen suyễn giảm tiếng thở và nhịp thở. Cách thực hiện bài tập như sau:

  • Nên ngồi thẳng, thư giãn cơ bụng và ngực
  • Nhắm mắt lại, tập trung và hít một hơi nhỏ vào mũi rồi thở ra
  • Tiếp tục hít vào và giữ hơi thở trong mũi khoảng 5 giây
  • Từ từ thở ra rồi thở bình thường trong khoảng 10 giây tiếp theo
  • Lặp lại chuỗi hít thở như trên
bài tập thở điều trị hen suyễn tại nhà
Thực hiện một số bài tập thở để cải thiện triệu chứng hen suyễn

ĐỌC THÊM: 6 bài tập thở dành cho người bệnh hen suyễn hỗ trợ điều trị

Lưu ý khi áp dụng phương pháp tự nhiên

Mặc dù các phương pháp điều trị thay thế khá tiện lợi, dễ thực hiện nhưng chúng không thay thế cho thuốc hen suyễn hay các liệu pháp y tế được bác sĩ chỉ định. Cho nên người bệnh không tự ý dừng thuốc hoặc biện pháp đang điều trị.

Luôn trao đổi với bác sĩ về các biện pháp tự nhiên mà bạn dự định áp dụng, nó giúp hạn chế và kiểm soát các nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe.

Trong trường hợp bạn thấy khó thở nặng, thở khò khè, cần căng cơ ngực để thở, triệu chứng hen suyễn nặng hơn thì nên thăm khám và điều trị với bác sĩ.

Trên đây là một số phương pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị hen suyễn tại nhà. Nếu sau khi áp dụng, bạn không thấy cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn thì nên hỏi trực tiếp ý kiến bác sĩ.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Biến chứng bệnh hen suyễn

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh hen suyễn

Hen suyễn là bệnh hô hấp mạn tính tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm khi không sớm phát hiện và điều trị đúng cách. Bạn rất dễ găp phải...

Những cách phòng chống bệnh hen suyễn ai cũng nên biết

Hen suyễn là bệnh gây viêm mãn tính ở phế quản. Các nhà nghiên cứu tin rằng bệnh xảy ra do...

Hen suyễn và viêm phế quản: Khác nhau như thế nào?

Hen suyễn và viêm phế quản có triệu chứng tương tự nhau nhưng lại xuất phát từ nguyên nhân khác...

Các loại tinh dầu có tác dụng điều trị bệnh hen suyễn

Hen suyễn là bệnh viêm mãn tính ở phế quản, gây viêm và sưng đường hô hấp, từ đó dẫn...

Uống rượu bia có thể kích hoạt bệnh hen suyễn hoặc làm các triệu chứng bệnh nặng thêm

Rượu bia và hen suyễn có mối liên hệ như thế nào?

Tương tự các tác nhân gây kích ứng khác như bụi bặm, phấn hoa,... uống rượu bia cũng là một...

Hen suyễn ở trẻ em và trẻ sơ sinh: Triệu chứng & phương pháp điều trị

Theo thống kê ở Mỹ có 25 triệu người mắc bệnh hen suyễn thì có tới 7 triệu bệnh nhân...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *