Hen suyễn và viêm phế quản: Khác nhau như thế nào?

Hen suyễn và viêm phế quản có triệu chứng tương tự nhau nhưng lại xuất phát từ nguyên nhân khác nhau. Cả hai dều làm cho cổ họng bị viêm, sưng và không khí khó di chuyển qua phổi. Vì thiếu oxi nên gây ra tình trạng khó thở, ho và tức ngực.

hen suyễn và viêm phế quản
Chúng ta phải phân biệt được sự khác nhau giữa hen suyễn và viêm phế quản

Thông thường thì virus và các yếu tố từ môi trường như khói thuốc lá, khói bụi,… hay gây ra viêm phế quản. Còn các yếu tố kích hoạt như phấn hoa, bụi trong không khí… có thể gây ra bệnh hen suyễn.

Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về sự khác biệt giữa hen suyễn và viêm phế quản.

Triệu chứng của bệnh hen suyễn và viêm phế quản

Cả hen suyễn và viêm phế quản đều có các triệu chứng sau:

  • Có tiếng khò khè khi thở
  • Khó thở
  • Ho
  • Tức ngực
điểm giống của hen suyễn và viêm phế quản
Cả hen suyễn và viêm phế quản đều gây ho

Nếu bị viêm phế quản thì khi ho hay kèm theo chất nhầy có màu vàng hoặc xanh lá cây. Thông thường bệnh nhân bị viêm phế quản cấp tính hay có triệu chứng sốt nhẹ, ớn lạnh, nhức mỏi có thể. Các triệu chứng thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần cho đến khi hết nhiễm trùng. Đối với bệnh mạn tính thì kéo dài lâu hơn.

Còn bệnh hen suyễn thì tái phát nhiều lần. Bệnh nhân bị hen suyễn có thể xuất hiện triệu chứng khi tập thể dục, gặp tác nhân dị ứng hoặc thậm chí ở tại nơi làm việc.

Nguyên nhân bệnh hen suyễn và viêm phế quản

Các bác sĩ chưa xác định được nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn. Phần lớn các nghiên cứu đều cho rằng đó là sự kết hợp giữ di truyền và môi trường. Tức là gen được thừa hưởng từ cha mẹ làm cho đường hô hấp của bạn nhạy cảm và dễ bị tác động bởi các tác nhân gây dị ứng như khói thuốc lá, phấn hoa, lông của chó mèo…

dấu hiệu hen suyễn và viêm phế quản
Đừng nhầm lẫn các dấu hiệu của hen suyễn và viêm phế quản

Bạn có nhiều khả năng bị hen suyễn nếu:

  • Trong gia đình có người bị bệnh hen suyễn hoặc dị ứng
  • Bạn bị nhiễm trùng đường hô hấp khi còn nhỏ.
  • Bạn bị dị ứng hoặc chàm da
  • Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, khói bụi.
  • Hút thuốc hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc

Viêm phế quản được chia thành hai loại là cấp tính và mạn tính. Viêm phế quản cấp tính do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Còn viêm phế quản mạn tính được kích hoạt bởi các tác nhân gây viêm đường hô hấp. Đó có thể là khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, bụi bặm.

Bạn có nguy cơ cao là nạn nhân của bệnh viêm phế quản nếu:

  • Hút thuốc lá và thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc.
  • Hệ miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm trùng
  • Môi trường làm việc hay phải tiếp xúc với bụi, khói, hóa chất…
  • Trên 45 tuổi… độ tuổi này cơ thể bị lão hóa nên hệ hô hấp hoạt động kém hiệu quả.

→Xem thêm: Hen suyễn và dị ứng: Tìm hiểu mối liên hệ giữa hai căn bệnh

Phương pháp chẩn đoán khi bị hen suyễn và viêm phế quản

Nếu bạn ho, thở khò khè thì hãy gặp bác sĩ khi các triệu chứng kéo dài hơn 1 tuần. Bác sĩ sẽ dùng các biện pháp chẩn đoán để biết  được bạn đang mắc bệnh gì.

Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử dị ứng và hen suyễn của bệnh nhân cũng như gia đình. Sau đó đưa ra các chẩn đoán ban đầu. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chỉ định thêm một vài xét nghiệm để kiểm tra triệu chứng hen suyễn và viêm phế quản. Bao gồm:

chẩn đoán hen suyễn và viêm phế quản
Tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán hen suyễn và viêm phế quản
  • Đo phế dung: Bạn thổi vào một thiết bị, không khí chứa trong thiết bị sẽ cho thấy phổi của bạn hoạt động tốt như thế nào.
  • X-quang ngực: Biện pháp này sử dụng một lượng nhỏ phóng xạ để tạo ra hình ảnh về phổi của bạn. Biện pháp này có thể phát hiện bất thường trong phổi của bạn.
  • Xét nghiệm đờm: Bác sĩ sẽ lấy một mẫu chất nhầy mà bạn ho ra khỏi phổi. Đờm được kiểm tra và tìm ra tên loại vi khuẩn nếu bạn bị nhiễm trùng.

Nếu nghi ngờ bị hen suyễn thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm xét nghiệm methacholine hoặc xét nghiệm phế quản.

Dị ứng thường là nguyên nhân của bệnh hen suyễn nên bạn có thể gặp bác sĩ dị ứng để xét nghiệm máu và da. Biện pháp này giúp xác định chính xác tác nhân kích hoạt bệnh hen suyễn, bao gồm: bụi, nấm mốc, lông thú vật…

Điều trị bệnh hen suyễn và viêm phế quản

Viêm phế quản cấp tính thường không dùng thuốc kháng sinh để điều trị vì do virus gây ra. Trong khi thuốc kháng sinh thường chỉ để tiêu diệt vi khuẩn. Bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước và dùng thuốc giảm đau để đối phó với triệu chứng

Viêm phế quản mạn tính và hen suyễn có cách điều trị khá giống nhau. Vì mục đích điều trị của cả hai căn bệnh này là giúp loại bỏ chất nhầy, giúp thở dễ dàng hơn. Thông thường dùng các thuốc sau:

điều trị hen suyễn và viêm phế quản
Phân biệt hen suyễn và viêm phế quản để điều trị hiệu quả
  • Thuốc giãn phế quản để làm giãn các cơ quanh hệ hô hấp, giúp người bệnh dễ thở hơn. Đồng thời, thuốc này làm giảm lượng chất nhầy tiết ra. Thuốc được sử dụng dưới dạng hút, với các loại thuốc có tên như sau: levalbuterol (Xopenex), albuterol (Proventil HFA, ProAir, Ventolin HFA)
  • Thuốc Steroid thường làm giảm sưng ở mũi hay dùng như: flnomasone, budesonide, mometasone

Việc dùng bất cứ loại thuốc nào cũng cần phải có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý dùng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc. Trong quá trình điều trị bệnh nếu có bất cứ phản ứng bất thường nào cũng phải liên hệ ngay với bác sĩ.

Bệnh viêm phế quản cấp tính có thể hết hẳn khi hết nhiễm trùng. Nhưng viêm phế quản mạn tính và hen suyễn thì gắn bó lâu dài và rất hay tái phát. Chính vì vậy việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa là hết sức cần thiết.

Phòng ngừa viêm phế quản và hen suyễn

Những triệu chứng bệnh thường làm bạn vô cùng mệt mỏi. Chính vì vậy việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh là hết sức quan trọng.

phòng tránh hen suyễn và viêm phế quản
Từ bỏ thuốc lá nếu muốn điều trị hen suyễn và viêm phế quản
  • Từ bỏ việc hút thuốc lá để tránh tác nhân gây hại.
  • Tránh các tác nhân từ phân hoa, bụi bẩn, ô nhiễm có thể gây kích ứng phổi.
  • Tiêm vắc xin phòng cúm và viêm phổi để bảo vệ sức khỏe.
  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu được sự khác nhau giữa hen suyễn và viêm phế quản. Việc phân biệt rõ ràng rất khó nên khi có những triệu chứng bất thường bạn hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm:

10 lời khuyên giúp bạn kiểm soát bệnh viêm phế quản mạn tính

Viêm phế quản mạn tính xảy ra khi các ống phế quản (đường dẫn ở phổi) bị kích thích và...

Bị viêm phế quản nên ăn gì và tránh gì tốt?

Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp có thể giúp giảm triệu chứng và tăng cường hệ miễn dịch, trong...

viêm tiểu phế quản co thắt

Bệnh viêm tiểu phế quản co thắt – Nguy hiểm, cần trị sớm

Viêm tiểu phế quản co thắt là bệnh đường hô hấp thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ. Nếu không...

Viêm phế quản mạn tính là gì? Làm thế nào để chẩn đoán và điều trị?

Viêm phế quản mạn tính là một trong những bệnh về phổi mà hiện nay nhiều người mắc phải. Theo...

Hen suyễn về đêm và các thông tin cần biết

Hen suyễn về đêm: Các thông tin cần biết và cách điều trị

Các triệu chứng của hen suyễn về đêm như tức ngực, khó thở, ho,... sẽ khiến cho người bệnh không...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *