Hen suyễn khi mang thai: Những điều cần biết để kiểm soát bệnh

Hen suyễn khi mang thai có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe của cả mẹ và em bé. Vì vậy, mẹ bầu cần tìm hiểu rõ về bệnh để biết cách tránh xa các tác nhân và sử dụng thuốc an toàn.

I. Mang thai ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn như thế nào?

Trong thời gian mang thai, có rất nhiều hormone trong cơ thể bị thay đổi và một trong số chúng gây ảnh hưởng đến phổi. Đây chính là yếu tố tác động đến bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà bệnh hen suyễn có thể thuyên giảm hoặc cũng có thể bùng phát nghiêm trọng hơn.

Bị hen suyễn khi mang thai
Mẹ bầu bị hen suyễn nếu không được điều trị đúng lúc và đúng cách có thể gây biến chứng nguy hiểm đối với thai nhi.

Theo thống kê, một phần ba phụ nữ nhận thấy triệu chứng hen suyễn ở họ có dấu hiệu cải thiện trong thời kỳ mang thai. Và một phần ba số khác lại không nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào. Thế nhưng, một phần ba phụ nữ còn lại cảm thấy triệu chứng bệnh hen suyễn ngày càng nặng, khó kiểm soát hơn khi họ đang mang thai. Đặc biệt, cơn hen bùng phát mạnh mẽ vào những tuần từ 29 đến 36 của thai kỳ.

II. Hen suyễn khi mang thai có thể để lại biến chứng nào?

Thai nhi vẫn phát triển bình thường và khỏe mạnh nếu mẹ bầu kiểm soát được cơn hen. Ngược lại, nếu cơn hen không được giải quyết triệt để, ho liên tục có thể khiến bé không nhận đủ oxy. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm, nhất là khi cơn hen suyễn xảy ra trong suốt tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3.

  • Cao huyết áp.
  • Trẻ bị sinh non hoặc trẻ sinh ra bị thấp còi hay nhẹ cân.
  • Tiền sản giật.

III. Thuốc điều trị hen suyễn khi mang thai

Có rất nhiều loại thuốc giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh hen suyễn khi mang thai nhưng chủ yếu được chia làm 2 nhóm chính sau:

1/ Thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm thường được bác sĩ chỉ định dùng điều trị, kiểm soát chứng viêm sưng trong phổi. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng ngay lập tức trong việc hỗ trợ đường thở mà chúng chỉ phát huy tác dụng chậm rãi trong việc ngăn chặn và cải thiện triệu chứng hen suyễn. Ba loại thuốc chống viêm điều trị hen suyễn thường dùng đó là: nedocromil sodium (Tilade), cromolyn sodium (Intal) và corticosteroids (thuốc kê toa phổ biến nhất là Beclazone).

Điều trị hen suyễn khi mang thai
Thuốc điều trị hen suyễn hầu hết đều khá an toàn đối với thai phụ. Tuy nhiên, để chắc chắn những loại thuốc này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

 2/ Thuốc giãn phế quản

Đây là loại thuốc có tác dụng ngăn chặn cơn hen suyễn nhanh chóng bằng cách làm giãn đường thở, giúp quá trình hô hấp trở nên dễ dàng hơn. Ventolin là một trong những loại thuốc giãn phế quản kê toa thường được sử dụng để điều trị bệnh hen suyễn ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, trước khi uống, thai phụ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách dùng liều lượng phù hợp với tình trạng bệnh.

(*) Thuốc điều trị hen suyễn có an toàn đối với thai nhi không?

Trong thời kỳ mang thai, bất kỳ loại thuốc nào cũng đều có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Việc sử dụng một số loại thuốc như steroid hay glucocorticoids toàn thân trong giai đoạn mang thai thường làm tăng nguy cơ sứt miệng ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, những loại thuốc này có thể gây tiền sản giật, trẻ sinh ra bị nhẹ cân hoặc tiểu đường thai kỳ hay các vấn đề về tuyến thượng thận.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hầu hết các loại thuốc điều trị hen suyễn đều có thể được sử dụng an toàn trong thai kỳ. Để kiểm soát triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ kê toa thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị phụ nữ mang thai có thể sử dụng. Đồng thời, họ sẽ điều chỉnh liều lượng phù hợp với từng tình trạng bệnh của mỗi người. Quan trọng hơn, mẹ bầu sẽ sử dụng thuốc điều trị hen suyễn dưới sự theo dõi và giám sát của chuyên gia hen suyễn.

Và để tránh những hệ lụy không mong muốn, bà bầu không nên tự ý dùng hay thay đổi liều lượng của thuốc. Tốt nhất, mẹ bầu nên tuân thủ tuyệt đối những gì bác sĩ hướng dẫn.

IV. Biện pháp kiểm soát triệu chứng hen suyễn khi mang thai

Chăm sóc bản thân là cách tốt nhất để phòng ngừa cơn hen suyễn bùng phát đột ngột khi mang thai. Chẳng hạn:

  • Làm theo yêu cầu của bác sĩ: Uống thuốc theo đúng quy định mà bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc đột ngột hay thay đổi liều dùng thuốc khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.
  • Thăm khám định kỳ: Thường xuyên thăm khám trong suốt thai kỳ là cách giúp bác sĩ theo dõi và đưa ra biện pháp kiểm soát bệnh tốt. Do đó, nếu trong chu kỳ mang thai, cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu khác thường, bà bầu nên thông báo cho chuyên viên y tế ngay lập tức.
  • Không nên hút thuốc lá: Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây khởi phát cơn hen suyễn. Đồng thời, khói thuốc lá kích thích triệu chứng hen trở nên trầm trọng hơn. Do đó, khi mang thai, bạn nên tránh xa tác nhân gây bệnh này.
  • Tránh xa tác nhân gây hen suyễn: Vi rút, vi khuẩn, bụi, nấm mốc, cảm lạnh và cảm cúm, chất gây dị ứng như phấn hoa, mạt bụi,… đều là những tác nhân gây kích thích làm bùng phát hen suyễn. Do đó, mẹ bầu nên tránh xa chúng bằng cách vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đóng kín cửa sổ khi đến mùa phấn hoa hoặc không tiếp xúc với lông động vật,…
  • Kiểm soát tốt triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản: Là tình trạng acid dạ dày bị trào ngược và gây ợ nóng. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến triệu chứng hen suyễn trở nên trầm trọng hơn. Do đó, để cải thiện bệnh, mẹ bầu cần khắc phục triệu chứng trào ngược acid dạ dày bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và có chế độ tập luyện khoa học.
  • Tập thể dục cẩn thận: Hoạt động thể chất có thể giúp làm tăng sức đề kháng, phòng tránh bệnh tật. Tuy nhiên, đối với người bệnh hen suyễn nếu không biết cách tập đúng, các động tác thể thao có thể khiến cơn hen suyễn bộc phát. Vì vậy, mẹ bầu nên nói chuyện với bác sĩ để biết những động tác an toàn có thể duy trì.

Nếu đã áp dụng các biện pháp nêu trên mà các triệu chứng hen suyễn không được kiểm soát mà ngày càng nặng hơn, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để tìm ra liệu pháp điều trị thích hợp nhất, an toàn cho cả mẹ và bé.

ThuocDanToc.VN không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị y khoa.

Hen suyễn về đêm và các thông tin cần biết

Hen suyễn về đêm: Các thông tin cần biết và cách điều trị

Các triệu chứng của hen suyễn về đêm như tức ngực, khó thở, ho,... sẽ khiến cho người bệnh không...

Tìm hiểu các cách giúp kiểm soát bệnh hen suyễn ở trẻ

8 cách giúp con bạn kiểm soát bệnh hen suyễn

Không ít các bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng, bất an, khi con của mình bị hen suyễn. Vì...

Thuốc hít trị hen suyễn có thể làm chậm sự tăng trưởng của trẻ

Thuốc hít trị hen suyễn là một trong số những giải pháp điều trị cho bệnh nhân mắc phải căn...

Uống rượu bia có thể kích hoạt bệnh hen suyễn hoặc làm các triệu chứng bệnh nặng thêm

Rượu bia và hen suyễn có mối liên hệ như thế nào?

Tương tự các tác nhân gây kích ứng khác như bụi bặm, phấn hoa,... uống rượu bia cũng là một...

sử dụng thuốc xịt hen suyễn đúng cách

Sử dụng thuốc hít hen suyễn như thế nào mới đúng cách?

Sử dụng thuốc hít hen suyễn đúng cách không chỉ giúp cải thiện cơn hen kịp thời mà còn tránh được...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.