Thuốc Aspirin 0,5g: tác dụng, chống chỉ định, cách sử dụng
Thuốc Aspirin thuộc nhóm chống viêm, có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Mặc dù thuốc Aspirin ít độc, dễ uống nhưng không phải trong trường hợp nào cũng có thể sử dụng Aspirin. Trong trường hợp uống thuốc Aspirin quá liều, người dùng vẫn có thể bị ngộ độc, thậm chí là tử vong.
Aspirin là thuốc gì?
Thuốc Aspirin là một dẫn xuất của acid salicylic, được dùng làm thuốc từ năm 1853, được xếp vào nhóm thuốc chống viêm non-steroid không gây nghiện. Ngày nay, người ta vẫn tiếp tục sử dụng thuốc giảm đau Aspirin với những liều lượng nhất định.
Tác dụng của thuốc Aspirin
Sau nhiều nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu của nhà dược lý học người Anh John Robert Vane năm 1971, các nhà khoa học đã thống kê được rất nhiều tác dụng của Aspirin.
Gồm có:
Tác dụng chống viêm
- Hầu hết các nguyên nhân gây viêm trên cơ thể đều có thể được tác động đến.
- Dùng Aspirin ở dạng liều cao thì có được tác dụng chống viêm. Nhưng chỉ có thể tác dụng lên thời kỳ đầu khi cơn viêm mới khởi phát.
Tác dụng hạ sốt
- Điều hòa thân nhiệt thông qua quá trình thải nhiệt: làm giãn mạch máu, tăng tiết mồ hôi.
- Tác dụng lên nguyên nhân gây tăng nhiệt độ là pyrogen ngoại lai thông qua hoạt động: giảm tổng hợp PG – chất làm ảnh hưởng đến quá trình tạo nhiệt của cơ thể.
Tác dụng giảm đau
- Giảm nhanh các cơn đau nhẹ, thường gặp như: đau đầu, đau khớp, đau răng, đau do viêm
Tác dụng trên tiểu cầu
- Aspirin ở liều thấp (0,3 – 1g) làm ức chế cyclooxygennase của tiểu cầu, đem lại tác dụng chống kết tập tiểu cầu và chống đông máu.
- Aspirin ở liều cao ( nhiều hơn 2g) ức chế cyclo – oxygenase làm tăng kết tập tiểu cầu và tăng đông máu – tác dụng ngược lại với Aspirin ở liều thấp.
Một số tác dụng khác
- Ngăn ngừa cơn đau tim
- Phòng ngừa đột quỵ tái diễn hoặc cơn thiếu máu cục bộ
- Giảm co thắt cơ do kinh nguyệt
Các loại thuốc Aspirin hiện nay
Thuốc Aspirin lần đầu được bày bán thuộc công ty Bayer (Đức) ở dạng thuốc bột năm 1914. Về sau, để tiện cho quá trình sử dụng và bảo quản thuốc, Aspirin được bào chế thành những dạng như:
- Viên nén nhai 81mg
- Viên bao và viên nén 325mg, 500mg
- Viên bao và viên nén bao tan trong ruột 325mg, 500mg
- Viên đặt, thuốc đạn 300mg, 600mg
- Kẹo cao su 325mg
Tương tác thuốc
Aspirin có thể gây ra các triệu chứng tương tác thuốc hoặc các tác dụng phụ không đáng có. Như vậy, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ điều trị tiền sử bệnh lý, các loại thuốc đang sử dụng hay có dự định dùng, các nhóm chất bị dị ứng của cơ thể.
Đặc biệt là:
- Thuốc tăng nhãn áp: Acetazolamide (diamox); enzyme (ace) inhibitors angiotensin-converting
- Thuốc chống đông máu: warfarin (coumadin) và heparin; chẹn beta như atenolol (tenormin), labetalol (normodyne), metoprolol (lopressor, toprol xl), nadolol (corgard)
- Thuốc lợi tiểu, trị bệnh tiểu đường, viêm khớp
- Thuốc trị bệnh gút như probenecid và sulfinpyrazone (anturane);
- Các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) khác như naproxen (aleve, naprosyn)
- Thuốc trị hen suyễn
Tác dụng phụ của Aspirin
Những tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình sử dụng Aspirin để điều trị bệnh là:
Hệ tiêu hóa
- Gây tổn thương niêm mạc đường ruột, dạ dày khi Aspirin làm giảm tổng hợp PG, khiến hệ miễn dịch bị suy yếu
- Gây loét, thủng dạ dày, ruột khi hủy hoại các tế bào mô tiêu hóa.
Hệ tiết niệu
- Làm rối loạn chức năng tiểu cầu thận, gây viêm thận, suy thận cấp,…
- Dễ gây sạn thận, sỏi thận, gout do giảm thải acid uric qua nước tiểu.
Hệ huyết học
- Giảm đông máu, xuất hiện hội chứng xuất huyết kéo dài
- Xuất huyết dưới da
Hệ thần kinh
- Tâm trạng thay đổi thất thường
- Không kiểm soát được lời nói ( nói nhiều, nói điều vô nghĩa,…)
- Người run rẩy không kiểm soát được cơ thể
- Lú lẫn
- Ảo giác
- Co giật
- Mất ý thức
Tác dụng phụ thường gặp khác
- Buồn nôn, nóng rát bụng, ợ nóng, co thắt cơ
- Ù tai, xuất huyết tiêu hóa, phân ra máu, phân đen
- Nhiễm độc gan, chóng mặt, mệt mỏi, ho ra máu
- Mờ mắt, bồn chồn, buồn ngủ
Tham khảo thêm: Thuốc giảm đau hạ sốt Acepron: liều lượng và lưu ý khi sử dụng
Chống chỉ định
- Không dùng Aspirin cho người bị hen suyễn, thường xuyên nghẹt hoặc chảy mũi, bị polyp mũi
- Không dùng cho người bị đau dạ dày, thường xuyên bị ợ nóng, có vết loét trong đường tiêu hóa.
- Không dùng cho người mắc bệnh về máu, đặc biệt là máu loãng, khó đông máu
- Không dùng cho người mắc bệnh thận, gan
- Không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú
- Không dùng cho người vừa thực hiện các phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa
- Không dùng cho người có tiểu sử mắc bệnh về tim mạch.
- Không dùng cho người có tiền sử dị ứng với ibuprofen hoặc naproxen.
Nhiễm độc Aspirin
- Việc uống thuốc Aspirin cùng rượu hoặc các thuốc chống đông sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày.
- Dùng quá 10g Aspirin sẽ xảy ra tình trạng ngộ độc.
- Dùng quá 20g Aspirin sẽ tử vong.
Khi xuất hiện các biểu hiện tác dụng phụ hoặc có các triệu chứng nhiễm độc hoặc Aspirin quá liều, cần tiến hành uống nhiều nước và đến các cơ sở y tế gần nhất để làm cấp cứu.
Cách bảo quản
Aspirin cần được bảo quản trong môi trường có nhiệt độ bình thường với những lưu ý
- Thuốc nên được bảo quản trong bao bì kín.
- Tránh nơi ẩm ướt, nhất là phòng tắm, bồn rửa mặt, không bảo quản trong ngăn đá.
- Tránh ánh sáng trực tiếp (nhiệt độ không nên vượt qua 30 độ C)
- Không để thuốc tại nơi có nhiệt độ cao
- Tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ và vật nuôi
- Không sử dụng thuốc quá hạn, không dùng thuốc khi thuốc đã bị ướt, chuyển màu,…
Thuốc Aspirin được dùng ra sao?
Tùy theo từng loại bệnh và tình trạng sức khỏe mà bệnh nhân có thể có những đáp ứng khác nhau về các hàm lượng Aspirin khác nhau. Với mỗi bệnh trạng, các bác sĩ sẽ dựa trên nhiều kết quả để đưa ra liều lượng hợp lý nhất.
Liều dùng đối với người lớn
Điều trị các cơn đau từ viêm khớp
- Viêm cột sống dính khớp, viêm xương khớp, viêm xương khớp dạng thấp, khớp cột sống: 3-4g aspirin x 3 lần/ngày.
- Điều trị sốt thấp khớp: 4-6g x 4 lần/ngày
Điều trị giảm đau, hạ sốt
- Thân nhiệt tăng cao, sốt: 325 – 650mg đường uống hoặc đặt viên trực tràng cách 4 tiếng /lần.
- Giảm các cơn đau thông thường: 325 – 650mg đường uống hoặc đặt viên trực tràng cách 4 tiếng /lần.
Điều trị bệnh
- Trị lupus ban đỏ hệ thống: 3g x 3 lần/ngày
- Điều trị nhồi máu cơ tim: 160 – 162,5mg /lần/ ngày và dùng liên tục 30 ngày khi bác sĩ phát hiện các dấu hiệu nhồi máu cơ tim cấp tính.
- Điều trị đột quỵ do thiếu máu não: 50-325mg /ngày/ lần
- Điều trị đau thắt ngực: 75-325mg/ ngày/lần và dùng thuốc liên tục suốt đời.
- Điều trị đột quỵ do thuyên tắc huyết khối: 75-325mg/ ngày/lần và dùng thuốc liên tục suốt đời.
- Dự phòng nhồi máu cơ tim, dự phòng đột quỵ do thiếu máu não, dự phòng đau thắt ngực: 75 – 325mg/ ngày/lần và dùng thuốc liên tục suốt đời.
- Dự phòng làm thủ thuật tái thông mạch máu (Đặt stent): 81 mg/ngày/lần
- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành ghép (CABG): 325 mg/ngày/ lần sau 6 giờ kết thúc phẫu thuật.
- Tạo hình mạch vành (PTCA): 325 mg/lần/ 2 giờ trước khi phẫu thuật. Sau đó cần uống 160 – 325mg /ngày/lần suốt đời.
- Cắt bỏ áo trong động mạch cảnh: 80 mg /ngày/ lần và tăng đến mức 650 mg x 2 lần/ngày trước khi phẫu thuật.
- Điều trị gout cấp (tăng bài tiết acid uric) : 4-5 g /ngày
Liều dùng đối với trẻ em
Điều trị sốt
- Trẻ từ 2 đến 11 tuổi: 10-15 mg x 3 lần/ngày hoặc viên đặt trực tràng 4-6 giờ /ngày.
- Trẻ từ 12 tuổi trở lên: 325 – 650 mg đường uống hoặc đặt viên trực tràng cách 4 tiếng /lần.
Giảm đau cho trẻ
- Cách dùng tương tự như điều trị sốt
Điều trị viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên
- Trẻ từ 2 đến 11 tuổi ( nhẹ hơn hoặc bằng 25kg) : 60-90 mg x 3 lần/ngày.
- Trẻ từ 12 tuổi trở lên (nặng hơn 25kg): 2,4 – 3,6 g x 3 lần/ngày.
- Điều trị sốt thấp khớp: 90 – 130mg x 3 lần/ngày
Điều trị bệnh Kawasaki
- Liều đầu ( giai đoạn sốt cấp tính): 80 – 100 mg/ngày hoặc đặt trực tràng với 4 liều bằng nhau. Sử dụng Aspirin tối đa là 14 ngày ( 2 tuần).
- Liều duy trì: 3-5 mg/ ngày hoặc đặt trực tràng 1 lần/ ngày. Sử dụng tối đa là 50 ngày ( 6-8 tuần)
Dùng cho trẻ đặt van tim nhân tạo
- Trẻ nhỏ hơn 1 tháng: liều đề nghị : 1-5 mg/lần/ngày
- Trẻ từ 1 tháng trở lên: 6-20 mg/lần/ngày
Cách uống Aspirin
Để đảm bảo tác dụng của thuốc, người bệnh cần uống Aspirin với nước ấm và nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 5-10 phút trước khi hoạt động trở lại. Nếu dạ dày nhạy cảm, bạn nên uống Aspirin với sữa hoặc ăn kèm cùng thức ăn. Không được để bụng rỗng mà uống thuốc. Phải uống thuốc khi đã ăn no.
Không nên nghiền hoặc nhai viên nén vì sẽ làm phá vỡ cấu trúc hóa học của thuốc. Nên nuốt toàn bộ. Đồng thời chờ thời gian để thuốc được hấp thụ, phát huy tác dụng.
Thuốc Aspirin 0,5g nói riêng và các nhóm Aspirin nói chung cần được sử dụng dưới sự theo dõi và chỉ định của bác sĩ. Tránh việc tự ý dùng Aspirin hoặc tự ý gia giảm liều lượng vì có thể sẽ gây hại đến cơ thể. Ngoài ra, cần làm rõ với bác sĩ điều trị cách dùng và các vấn đề kiêng cữ, phòng tránh trong quá trình uống thuốc để đảm bảo an toàn.
Mỗi bệnh nhân sẽ được kê toa với một liều lượng Aspirin khác nhau. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không hoàn toàn chính xác với tất cả các trường hợp điều trị bằng Aspirin.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc Antidol là thuốc gì?
- Thuốc Bofit F là thuốc gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!