Bị chàm môi có chữa hết được không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bị chàm môi có chữa hết không và chữa bằng cách nào hiệu quả là vấn đề lo ngại của nhiều người. Nhất là khi bệnh chàm thường tái phát gây ngứa, đau rát, khó chịu ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý và cuộc sống của người bệnh. Nội dung dưới đây sẽ giúp người bệnh và bạn đọc quan tâm giải đáp được thắc mắc. 

chàm môi có chữa được không
Cùng đi tìm câu trả lời cho vấn đề: “Bị chàm môi có chữa hết không?”

Bệnh chàm môi là gì?

Để trả lời câu hỏi: “Bị chàm môi có chữa hết không?”, ta cần hiểu rõ về bệnh. Chàm môi là 1 dạng viêm da cơ địa mãn tính gây tổn thương môi và vùng da quanh miệng. Các triệu chứng bệnh khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, cuộc sống hàng ngày.

Chàm môi không lây nhiễm sang người khác khi tiếp xúc với vùng da bị bệnh, không có tác nhân lây nhiễm. Tuy nhiên, vùng da bị chàm dễ lan rộng sang các vùng da lân cận. Bệnh tái phát nhiều lần có thể ở 1 vị trí hoặc nhiều vị trí trên môi, lần sau nặng hơn lần trước. Chàm nếu không được điều trị đúng cách dễ gây biến chứng nhiễm khuẩn, bội nhiễm, thâm môi và rất khó chữa trị.

Nhận biết các triệu chứng chàm môi

Bệnh chàm môi còn được gọi  là viêm da môi và viêm môi chàm. Người bị chàm môi sẽ có những triệu chứng như sau:

  • Chàm môi nhẹ gây đỏ hoặc phát ban vùng viền môi hoặc xung quanh môi
  • Môi khô cứng, da bong tróc thường xuyên
  • Cảm giác ngứa ngáy và lan rộng
  • Chàm môi nặng gây đau đớn, nứt nẻ, chảy máu
  • Nổi các hạt sần mờ dưới da viền môi, xung quanh môi
chàm môi có hết không
Chàm môi gây ra những biểu hiện như ngứa rát, sưng đỏ, lở loét

Nguyên nhân gây bệnh chàm ở môi

Hiện nay, nguyên nhân gây chàm nói chung và chàm tại môi nói riêng vẫn chưa được xác định một cách chính xác. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh chàm có liên quan đến các yếu tố sau:

Nguyên nhân nội sinh gồm: Di truyền, mắc bệnh viêm da dị ứng, đổ mồ hôi, thay đổi nồng độ hormone, căng thẳng, stress,…

Nguyên nhân ngoại sinh gồm:

  • Viêm môi tiếp xúc kích thích với thói quen liếm môi
  • Dị ứng mỹ phẩm, son môi, son dưỡng, chàm môi sau xăm
  • Dị ứng nước hoa, xà phòng hoặc chất tẩy rửa
  • Dị ứng với vải, các dụng cụ vật dụng
  • Khí hậu lạnh, khô
  • Dị ứng thực phẩm

Khi xuất hiện các biểu hiện hoặc dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được làm xét nghiệm và chẩn đoán. Phổ biến nhất là phương pháp Patch test (xét nghiệm dị ứng bằng tấm dán). Sau 48h áp miếng dán chứa các hóa chất trên da (Thường là vùng lưng), bác sĩ sẽ kiểm tra được các phản ứng dị ứng của bạn.

chàm môi có chữa hết không
Thử nghiệm miếng dán nhằm giúp xác định nguyên nhân gây ra chàm môi

Nếu Patch test không đưa ra kết quả, bác sĩ có thể kết hợp thêm thử nghiệm chích. Các hóa chất sẽ được tiêm vào cánh tay ở một liều lượng cho phép và quan sát trong 30 phút tiếp theo. Từ đó giúp xác định tác nhân dị ứng gây ra chàm môi.

Thông thường, chàm môi xuất phát từ các yếu tố nội sinh bên trong cơ thể. Các yếu tố ngoại sinh đóng vai trò kích hoạt các triệu chứng bệnh bùng phát. Chính vì vậy, việc điều trị cần kết hợp loại bỏ cùng lúc 2 yếu tố gây bệnh.

Bị chàm môi có chữa khỏi được không?

Bệnh chàm môi là bệnh rất thường gặp, dễ tái phát nhưng rất khó chữa khỏi triệt để. Rất nhiều trường hợp, người bệnh gặp tình trạng bệnh chàm môi tái phát liên tục sau điều trị. Bệnh dai dẳng mãi không khỏi là do những nguyên nhân sau:

  • Chàm (viêm da cơ địa) là bệnh liên quan đến cơ địa dị ứng, bệnh tự miễn nên hiện chưa có thuốc đặc trị.
  • Chữa chàm không đúng nguyên nhân, chỉ điều trị về mặt triệu chứng khiến bệnh dễ tái phát trở lại.
  • Nhiều trường hợp chữa bệnh sai cách như tùy tiện áp dụng mẹo dân gian, thuốc tây khiến chàm môi có dấu hiệu nặng hơn và dễ tái phát.

Tuy nhiên, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng bệnh, hạn chế tái phát trong nhiều năm nếu như có giải pháp phù hợp, điều trị đúng nguyên nhân. Nếu do yếu tố ngoại sinh (dị ứng), bệnh chàm môi có thể được khắc phục và ngăn ngừa. Nếu do yếu tố nội sinh, việc chữa trị sẽ hướng đến cách quản lý các dấu hiệu và trị triệu chứng tại chỗ.

Chàm môi có thể tái phát lại nếu bạn không phòng tránh được các tác nhân dị ứng gây bệnh. Chữa bệnh sẽ cần nhiều thời gian, cần kiên trì để có thể cải thiện triệu chứng. Một số cách chữa chàm được áp dụng hiện nay gồm:

Thuốc bôi trị chàm môi 

Để chữa trị chàm môi và giảm bớt cảm giác đau rát, khó chịu, tại cơ sở y tế bác sĩ chỉ định 1 số loại thuốc bôi tại chỗ như:

  • Dùng kem bôi, bao gồm cả corticosteroid
  • Kem dưỡng ẩm cho da, nhất là vùng mặt và xung quanh môi
  • Sử dụng son dưỡng môi chuyên dụng
  • Kem trị nấm viền môi
chàm môi có chữa được không
Dùng son dưỡng ẩm không màu, không mùi, không vị để phòng ngừa chàm môi

Trường hợp chàm môi nặng, cần sử dụng đến các loại thuốc đường uống tác động từ bên trong. Trong đó, nhóm thuốc kháng sinh histamin được sử dụng để giảm ngứa, viêm nghiêm trọng, phòng tránh nhiễm trùng.

Tuy giảm triệu chứng nhanh nhưng sau điều trị bằng thuốc Tây, chàm ở môi dễ tái phát. Nhất là khi người bệnh tự ý mua và sử dụng thuốc, dùng thuốc không theo hướng dẫn. Bên cạnh đó, tác dụng phụ của thuốc bôi ngoài da chứa corticoid có thể tổn thương môi, làm tăng nguy cơ kháng thuốc, bội nhiễm.

Chữa chàm môi tại nhà bằng thuốc dân gian

Chữa chàm ở môi tại nhà được áp dụng khi bệnh nhẹ. Các thảo mộc dân gian có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng ngứa, khô, đau rát môi bào gồm:

Bôi các loại dầu thực vật: Các loại dầu dừa, dầu hướng dương, dầu oliu… nguyên chất, có chất lượng tốt được sử dụng bôi lên môi. Các loại tinh dầu này giúp giảm triệu chứng khô, bong tróc môi.

Chữa chàm môi bằng mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn và giữ ẩm. Bôi trực tiếp mật ong lên môi 2 lần/ ngày làm giảm tình trạng khô, ngứa, đau rát do chàm.

Lá trầu không trị chàm môi: Rửa sạch lá trầu không, giã nát và lọc lấy nước, pha loãng cùng nước sạch. Lấy tăm bông chấm nước lá trầu không, bôi lên môi để giảm triệu chứng.

Bị chàm môi kiêng ăn gì, ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Để điều trị bệnh chàm hiệu quả cần có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý. Thực tế việc ăn uống không kiêng khem, không tuân thủ tư vấn điều trị có thể làm mất tác dụng của thuốc. Đồng thời khiến bệnh chàm môi tái đi tái lại nhiều lần. Chính vì vậy, trong quá trình điều trị chàm, người bệnh cần tuân thủ những lưu ý sau:

Người bị chàm môi nên ăn: Rau xanh, trái cây tươi chứa nhiều vitamin như rau cải, súp lơ, rau diếp cá, đu đủ, cà rốt, xoài, cam, bưởi… giúp giảm ngứa, khó chịu, làm dịu tổn thương môi. Bổ sung thực phẩm giàu omega 3, kẽm như: Đậu hà lan, bột yến mạch, cá hồi, dầu cá… Ăn thêm các loại dầu hạt lanh, dầu oliu, dầu anh thảo… Uống nhiều nước mỗi ngày để giữ ẩm và cải thiện tình trạng khô, bong tróc môi.

Chàm môi nên kiêng ăn: Hải sản như tôm, cua, nghêu, sò, ốc… nội tạng động vật, thực  phẩm đóng hộp, đồ ăn cay nóng và nhiều mỡ.. Các loại thực phẩm này thường làm tăng triệu chứng ngứa, kích ứng da khiến chàm nặng hơn. Nhiều trường hợp có dấu hiệu mưng mủ, tái phát do ăn uống không điều độ.

Ngoài ra, người bệnh cần xây dựng chế độ sinh hoạt và chăm sóc da hợp lý với những lưu ý sau:

  • Hạn chế và thận trọng khi sử dụng bất kì loại mỹ phẩm nào, nhất là son môi, son dưỡng. Nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, ít hương liệu.
  • Hạn chế lo âu, căng thẳng vì stress, chú trọng đến chất lượng và không gian sống, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc, không khí ô nhiễm,…
  • Thường xuyên rửa tay và mặt với sản phẩm chuyên dụng, không liếm môi.
chàm môi có chữa được không
Ăn uống, nghỉ ngơi điều độ để giảm bớt khả năng chàm môi tái phát

Trên đây là giải đáp thắc mắc với câu hỏi bệnh chàm môi có chữa hết được không. thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chuẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể điều trị bệnh chàm bằng những bài thuốc nam.

Cách chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam hiệu quả nhất

Cách chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam là giải pháp đang được rất nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn nhờ những ưu điểm vượt trội như hiệu quả cao,...

Bệnh eczema có chữa khỏi được không? Bằng cách nào?

Chàm (eczema) là thuật ngữ chỉ tình trạng đỏ, ngứa, nổi mụn nước, bong tróc vảy & khô da. Đây...

Cách dùng lá muồng trâu trị chàm, lác theo kinh nghiệm dân gian

Chàm, lác là bệnh da liễu phổ biến, có xu hướng mạn tính, thường xuyên tái đi phát lại. Để...

Bạn đã biết mẹo chữa chàm môi bằng dầu dừa đúng cách chưa?

Nhờ vào đặc tính chống viêm, dưỡng ẩm, lành tính mà dầu dừa được ứng dụng rộng rãi trong chăm...

chàm bội nhiễm ở phụ nữ mang thai

Cách chữa chàm bội nhiễm ở bà bầu an toàn cho cả mẹ và bé

Chàm bội nhiễm trong giai đoạn mang thai là một tình trạng khá phổ biến. Bệnh không những ảnh hưởng...

Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc chữa chàm da được đông đảo chuyên gia và bệnh nhân đánh giá cao

Là đơn vị hàng đầu trong điều trị các bệnh da liễu bằng Đông y hiện nay, Trung tâm Thuốc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *