Như thế nào là bệnh chàm mãn tính?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh chàm mãn tính là bệnh ngoài da phổ biến trên toàn thế giới. Bệnh có thể được phát triển từ bệnh chàm cấp tính, khi không được tiến hành thăm khám và điều trị hợp lý. 

Bệnh chàm mãn tính là gì?

Bệnh chàm là một tên gọi chung để chỉ các tình trạng viêm da trên khắp các bộ phận của cơ thể. Ở giai đoạn đầu, quá trình viêm xảy ra thường không đáng kể trên bề mặt da. Thế nhưng khi người bệnh có tâm lý chủ quan bỏ qua điều trị hoặc điều trị sai cách, bệnh sẽ phát triển thành chàm mãn tính.

bệnh chàm mãn tính chữa trị
Tìm hiểu chàm mãn tính và cách chữa trị bệnh chàm mãn tính

Nguyên nhân

Cấu trúc của làn da có chức năng tạo thành một hàng rào bảo vệ da với mục đích cung cấp dinh dưỡng và tự sửa chữa. Nhưng khi các chức năng này xảy ra vấn đề, hệ miễn dịch của da sẽ bị phá vỡ. Bệnh chàm mãn tính có thể nhân cơ hội này để tấn công.

Một trong những nguyên nhân phổ biến khác của bệnh chàm mãn tính là do di truyền. Một số người có gen gây ra sự thay đổi cấu trúc da và chức năng miễn dịch của da. Điều này làm họ dễ mắc bệnh chàm hoặc các loại bệnh khác như nhiễm khuẩn, viêm da, vẩy nến,…

Bệnh chàm mãn tính cũng có thể bị gây ra do các kích ứng từ môi trường. Quá trình ma sát và tiếp xúc với hóa chất trong xà phòng, các sản phẩm chăm sóc da hoặc chất liệu quần áo, thời tiết lạnh – khô sẽ là nhân tố làm tăng khả năng mắc bệnh chàm. Khi cơ thể phải tiếp xúc với hóa chất dị ứng này trong thời gian dài, bệnh chàm ban đầu sẽ trở thành dạng mãn tính.

chàm mãn tính là gì
Lo âu, căng thẳng sẽ khiến tình trạng bệnh thêm tồi tệ

Ngoài ra, tâm lý căng thẳng, lo âu cũng được tin rằng góp phần khiến bệnh chàm mãn tính thường xuyên tái phát lại. Nguyên nhân được xác định đó là do chứng rối loạn, cụ thể là rối loạn thần kinh da gây ảnh hưởng đến hoạt động của não, từ đó gây ra phản xạ của lớp biểu bì, khiến da trở nên nhạy cảm.

Như vậy, những nguyên nhân được cho là yếu tố khiến bệnh chàm mãn tính xuất hiện là:

  • Căng thẳng, rối loạn thần kinh, bệnh tâm lý;
  • Rối loạn nội tiết, đặc biệt là khi mang thai hoặc mãn kinh;
  • Các bệnh trong hệ thống tiêu hóa, cũng như sự mất cân bằng của hệ vi sinh đường ruột.
  • Tổn thương da do nhiễm khuẩn, virus, nấm men, kí sinh
  • Ảnh hưởng từ các chất gây dị ứng: nhựa nhân tạo, kim loại, hóa chất gia dụng, phấn hoa, bụi, len,…
  • Ảnh hưởng từ thuốc điều trị bệnh

Những lí do trên đều gây ra những thay đổi bất thường trên da. Và hầu hết chúng đều có liên quan đến việc góp phần vào quá trình viêm; rối loạn hệ thống miễn dịch của da, khiến da mắc bệnh chàm mãn tính.

Xem ngay: Chàm bìu mãn tính do đâu? Cách điều trị 

Dấu hiệu nhận biết

Bệnh xuất hiện phổ biến nhất là chàm ở tay, mặt, cổ, cẳng tay. Một số ít được tìm thấy ở bàn chân, đầu, ngực, chàm ở háng, chàm sinh dục nam và nữ,… Có thể chia bệnh chàm mãn tính thành 2 loại:

1.Chàm khô 

Chàm khô xảy ra với đặc trưng bởi keratin hóa và làm dày biểu bì. Lớp da trở nên sậm màu, phát ban đỏ, có dấu hiệu khô đi, sưng hơn, phồng rộp và sần sùi hơn hẳn các khu vực khác. Đồng thời khi da bắt đầu khô thì bắt đầu bong vảy. Nhiều trường hợp gây nứt da, chảy máu và ngứa ngáy không kiềm được.

2. Chàm ướt 

Chàm ướt xuất hiện khi da có hiện tượng bị xói mòn. Trong các vết chàm sẽ xuất hiện nhiều vết thương hở. Từ vết thương sẽ có chất lỏng chứa dịch mủ chảy ra. Bệnh càng nặng dịch mủ càng nhiều và kèm theo mùi hôi. Khi mủ chảy ra, sau khi khô sẽ thành một lớp vỏ bong tróc. Nhưng đồng thời quá trình viêm bên dưới vẫn tiếp tục phát triển.

Đã có ghi nhận về việc bệnh chàm khô tiếp tục phát triển và chuyển sang dạng chàm ướt, gây thêm nhiều đau đớn và ngứa rát cho người bệnh.

Mối quan hệ giữa chàm cấp tính và mãn tính?

Có thể nói, bệnh chàm cấp tính và mãn tính có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bởi những nguyên nhân gây ra bệnh chàm cấp tính cũng có thể được xem là nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm mãn tính. Thêm vào đó, việc chậm trễ trong phát hiện lẫn điều trị chàm cấp tính có thể “tiếp tay” cho chàm phát triển thành chàm mãn tính.

bệnh chàm mãn tính
Hình ảnh phát ban đỏ trên da – dấu hiệu bệnh chàm

Cách chữa bệnh chàm mãn tính

Để điều trị bệnh chàm mãn tính, bệnh nhân nên chuẩn bị tâm lý rằng việc chữa trị sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức. Vẫn chưa có loại thuốc đặc trị cho chàm mãn tính nhưng có thể hướng đến việc học cách kiểm soát giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Chẩn đoán

Chẩn đoán chính xác đòi hỏi phải trải qua quá trình kiểm tra toàn bộ bề mặt da và tiền sử bệnh án cẩn thận. Đây sẽ là công việc của bác sĩ, nhằm tìm ra chính xác đâu là nguyên nhân gây nên bệnh chàm mãn tính.

Các xét nghiệm cần thiết sẽ được thực hiện trong giai đoạn chẩn đoán này. Đôi khi sinh thiết da để lấy mẫu hoặc thử nghiệm bằng miếng dán là phương án hữu hiệu, nhanh chóng nhất.

Gợi ý: Bệnh chàm khô là gì? Hình ảnh thực tế và cách chữa trị

Điều trị bệnh

Việc điều trị bệnh chàm mãn tính sẽ cần nhiều hơn phần công sức lẫn sự hợp tác của bệnh nhân và bác sĩ trong thời gian dài. Bệnh có thể sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần nếu như bệnh nhân lơ là hoặc từ chối tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng kem bôi, thuốc uống từ Tây y

Những biện pháp nhằm nỗ lực giảm bớt triệu chứng và quản lý bệnh chàm mãn tính có thể được kiến nghị sử dụng là:

  • Sử dụng kem bôi ngoài da để chống viêm giảm sưng và ngăn ngừa vết chàm lan rộng.
  • Sử dụng kháng sinh trong trường hợp bệnh chàm có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn
  • Sử dụng thuốc kháng histamine để giúp giảm ngứa cho bệnh nhân trong khi ngủ.
  • Sử dụng thuốc tiêm corticosteroid tĩnh mạch khi bệnh chàm ở mức độ trung bình – nặng.
  • Sử dụng biện pháp quang trị liệu (liệu pháp ánh sáng tia UV)
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm, kem làm mềm da hoặc phương án dùng băng ướt (ngâm kem steroid) để phục hồi và chữa lành tổn thương da.
cách điều trị bệnh chàm mãn tính
Phổ biến nhất là cách điều trị bệnh chàm mãn tính bằng kem bôi, thuốc mỡ

Tuy nhiên, cần chú ý rằng các loại thuốc Tây y thường tiềm ẩn tác dụng phụ không mong muốn. Một số trường hợp vì lạm dụng thuốc bôi khiến da bị nhiễm độc corticoid vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, bệnh nhân cần căn cứ vào tình trạng bệnh, cơ địa, chỉ dẫn của bác sĩ để sử dụng đúng cách, đúng liều lượng.

Những lưu ý cần phải nhớ

Trong suốt quá trình áp dụng điều trị, hãy chắc chắn rằng bạn đã chấp nhận và hiểu rõ các hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Dù rằng các biện pháp còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, bởi không có phương án chữa bệnh chàm nào là hoàn hảo

Các tác dụng phụ

Sử dụng loại kem steroid quá 3 tuần sẽ khiến da bị ức chế sản xuất collagen, làm suy giảm chức năng miễn dịch tự nhiên của da và làm giảm sự thay đổi tế bào (thường là da mỏng hơn, dễ bị tổn thương hơn).

Với kháng sinh, cơ thể sau thời gian nhất định sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến cơ thể hoặc tự cơ thể sẽ sản sinh cơ chế kháng sinh. Việc điều trị bệnh chàm vi khuẩn mãn tính bằng kháng sinh có thể sẽ không còn hiệu nghiệm.

Liệu pháp ánh sáng có thể làm tăng tốc độ lão hóa da, tăng nguy cơ bị ung thư da. Hầu như chỉ khi bệnh chàm mãn tính không còn thích ứng với các phương pháp điều trị bằng thuốc, các bác sĩ mới chuyển sang kiến nghị sử dụng tia UV.

Vì vậy không thể phủ nhận những hiệu quả của các biện pháp điều trị này. Nhưng đừng quên tập trung vào việc phục hồi làn da song song với điều trị sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn so với chỉ áp dụng điều trị thông thường.

Xem thêm: Phân biệt giữa bệnh chàm và hắc lào như thế nào?

Lập kế hoạch chăm sóc

Đánh giá bởi sự chăm sóc sẽ làm tăng hiệu quả của điều trị. Đồng thời, đáng giá vì nó làm giảm khả năng bệnh chàm mãn tính tái phát. Đừng ngần ngại thảo luận với bác sĩ da liễu của bạn để tìm ra các cách thức phù hợp dựa trên những gợi ý dưới đây:

  • Bảo vệ làn da: Cách nhanh nhất để bảo vệ làn da đã và đang bị tổn thương chính là “nuôi dưỡng”. Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, làm mềm da dịu nhẹ phù hợp là điều hết sức quan trọng.
  • Chú trọng chất lượng sản phẩm: Hãy xem bảng thành phần của chúng để chắc chắn bạn không bị kích ứng bởi bất kỳ thành phần nào và chúng có thể đem đến độ ẩm cho da mà bạn mong muốn. Tránh các sản phẩm tạo màu tạo mùi hoặc các sản phẩm có quá nhiều thành phần hóa học.
  • Hạn chế tiếp xúc nước: Nước có thể đẩy nhanh quá trình mất nước của da. Chỉ nên vệ sinh da vài lần trong ngày và tắm nước ấm không quá 2 lần/ngày. Sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tiếp xúc nước để dưỡng ẩm cho da.
cách điều trị bệnh chàm mãn tính
Dưỡng ẩm da sau khi tiếp xúc nước để tránh khô da
  • Thay đổi xà phòng: Tương tự như với kem chăm sóc da, hãy lựa chọn các loại sản phẩm tẩy rửa, tắm giặt lành tính hơn. Hạn chế sử dụng các sản phẩm lạ cũng có thể làm giảm khả năng bị kích ứng của da.
  • “Cai nghiện” kem steroid: Khi sử dụng kem steroid quá 3 tuần, hãy bắt đầu loại bỏ nó sau khi đã hỏi ý kiến bác sĩ. Bạn có thể chọn cách pha loãng nó và giảm dần liều lượng cho đến khi ngưng hẳn.
  • Bổ sung vitamin và men sinh học: vitamin B, kẽm, probiotic, flavonoid là những nhóm dinh dưỡng cần thiết nên được thêm vào trong thực đơn hằng ngày của bệnh nhân giúp cải thiện hệ miễn dịch của da và ngăn ngừa chàm mãn tính quay trở lại.
  • Xây dựng thực đơn: khẩu phần ăn lành mạnh, ít chất kích thích hoặc chất tạo ngọt, gia vị sẽ tốt cho cả hệ tiêu hóa và làn da của bạn. Nên bổ sung một số loại thực phẩm có tính sát khuẩn như: bạc hà, tía tô, gừng,… để làm giảm khả năng phải sử dụng kháng sinh.
  • Giải tỏa căng thẳng: Lựa chọn chơi thể thao hoặc thư giãn mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh chàm mãn tính do rối loạn thần kinh da.
  • Chàm mãn tính bùng phát: Nếu bệnh đột ngột quay trở lại, hãy cố gắng xác định nguyên nhân gây ra nó và tránh xa ngay. Tiếp đó, bạn cần nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ để tiến hành điều trị.

Bệnh chàm mãn tính có thể tái đi tái lại nhiều lần và để lại sẹo sau mỗi lần điều trị dứt điểm. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu để tìm ra phương pháp điều trị triệt để chàm da. Nhưng những cách chăm sóc hỗ trợ y tế hiện nay vẫn có thể kiểm soát tốt các triệu chứng và tăng khả năng ngăn chặn bệnh chàm mãn tính quay trở lại.

Có thể bạn quan tâm

Những thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị chàm

Bị bệnh chàm không nên ăn gì, nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Bị bệnh chàm không nên và nên ăn gì cần được bệnh nhân quan tâm một cách nghiêm túc. Vì...

Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc chữa chàm da được đông đảo chuyên gia và bệnh nhân đánh giá cao

Là đơn vị hàng đầu trong điều trị các bệnh da liễu bằng Đông y hiện nay, Trung tâm Thuốc...

Khoai tây chữa bệnh chàm có được không?

Khoai tây chữa bệnh chàm mang lại những dưỡng chất có lợi cho cơ thể và làn da, khoai tây...

Phương pháp chữa chàm môi bằng Đông y

Bệnh chàm môi tưởng chừng đơn giản nhưng không hề đơn giản như bạn nghĩ, đau khi mở miệng nói...

Bệnh eczema có chữa khỏi được không? Bằng cách nào?

Chàm (eczema) là thuật ngữ chỉ tình trạng đỏ, ngứa, nổi mụn nước, bong tróc vảy & khô da. Đây...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *