Chàm Sinh Dục Nữ Là Bệnh Gì? Cách Trị Dứt Điểm, Kín Đáo

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh chàm sinh dục nữ là một trong những bệnh viêm da âm hộ phổ biến hiện nay. Bệnh này khiến bệnh nhân mang cảm giác khó nói, ngại bày tỏ với bác sĩ vì nó xuất hiện ở khu vực khá nhạy cảm. Vì vậy, có rất nhiều chị em tìm đến bác sĩ khi bệnh đã ở giai đoạn nghiêm trọng.

Bệnh chàm sinh dục nữ là một căn bệnh thầm kín và khó nói
Bệnh chàm sinh dục nữ là một căn bệnh thầm kín và khó nói

Chàm sinh dục nữ là bệnh gì?

Bệnh chàm sinh dục nữ là tình trạng da bị viêm làm phá vỡ bờ mặt da, gây ra các mảng đỏ, vết nứt mỏng và bong tróc vảy trên da ở âm hộ. Bệnh làm cho người mắc thường xuyên có cảm giác ngứa dữ dội dễ dẫn đến tình trạng mãn tính. Nếu bệnh chỉ xuất hiện ở một phần của bộ phận sinh dục nữ sẽ gây cảm giác khó chịu, kích ứng ở vùng da bị bệnh.

Tính đến ngày 31/10/2019 Thanh bì dưỡng can thang đã điều trị thành công cho 3597 người bệnh trong đó phần lớn là bệnh nhân mắc chàm eczema.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh cạnh yếu tố di truyền là một nguyên nhân gây ra bệnh thì các yếu tố dưới đây cũng làm cho người bệnh dễ mắc phải chàm sinh dục nữ hơn:

  • Bệnh nhân mắc phải một số bệnh như rối loạn nội tiết tố, rối loạn thần kinh hoặc một số bệnh như xơ gan, bệnh thận làm cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu đi khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
  • Do sử dụng băng vệ sinh hoặc miếng lót hằng ngày.
  • Sử dụng những loại xà phòng, dung dịch vệ sinh phụ nữ có chứa chất gây kích ứng mạnh.
  • Dùng giấy vệ sinh.
  • Dùng những loại nước hoa vùng kín, chất khử mùi…
  • Do việc vệ sinh bộ phận sinh dục nữ hằng ngày không được sạch sẽ.
  • Dịch ở âm đạo tiết ra quá nhiều.
  • Mặc những loại đồ loát bó sát, chất liệu không thấm hút mồ hôi gây bí bách vùng kín.
  • Da ở vùng kín dị ứng với những chất tẩy, nhuộm trên vải.

Dấu hiệu của bệnh chàm sinh dục nữ

Bệnh chàm sinh dục nữ thường tiến triển theo các giai đoạn sau, ở mỗi giai đoạn bệnh sẽ có những dấu hiệu cụ thể như:

  • Giai đoạn đầu: ở bộ phận sinh dục nữ thường tấy đỏ, có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và nóng rát.
  • Giai đoạn hai: xuất hiện những mụn nước có chứa dịch màu vàng bên trong ở những vùng da bị mẩn đỏ.
  • Giai đoạn ba: những hạt mụn nước sẽ vỡ ra gây ngứa dữ dội và dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nếu như bạn gãi vào vị trí đó.

Dựa vào những đặc điểm trên sẽ giúp bạn nhận thấy được mình đang mắc bệnh chàm sinh dục nữ ở giai đoạn nào. Từ đó có thể nhận biết được mức độ nguy hiểm và lựa chọn được phương pháp chữa trị phù hợp nhất.

Khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh bạn nên đến ngay bác sĩ để thăm khám
Khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh bạn nên đến ngay bác sĩ để thăm khám

Cách điều trị bệnh

Vì vùng da ở bộ phận sinh dục nữ sẽ mỏng và nhạy cảm hơn những vùng da ở khu vực khác, vì vậy khi điều trị bệnh nhân nên hết sức thận trọng để tránh làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh chàm sinh dục nữ:

  • Sử dụng các loại thuốc bôi, thuốc uống theo toa được bác sĩ kê đơn: những loại thuốc này giúp bạn nhanh chóng loại bỏ được những triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nó cũng mang lại một số tác dụng phụ như làm mỏng làn da của bạn.
  • Sử dụng một số biện pháp điều trị tự nhiên như dùng nha đam, yến mạch, mật ong, dầu dừa
  • Dùng nước muối pha loãng để vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày để loại bỏ vi khuẩn, sát trùng những vết thương do chàm gây ra và cải thiện được tình trạng bệnh.
  • Trong quá trình điều trị bệnh bạn không được gãi hoặc làm trầy xước các vết thương do bệnh chàm gây ra để tránh vi khuẩn xâm nhập vào.

Cách phòng chống bệnh

Bệnh chàm sinh dục nữ là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và khó chữa trị, nó mang lại nhiều rắc rối cho người bệnh và ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, ngay từ ban đầu người bệnh nên có biện pháp phòng ngừa phụ hợp để ngăn chặn bệnh ngay từ ban đầu. Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng chống bệnh chàm sinh dục nữ:

  • Nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín hằng ngày và thay đồ lót ít nhất một lần một ngày.
  • Lựa chọn những loại đồ lót thoáng mát, hút mồ hôi tốt để vùng kín không bị bí bách gây viêm nhiễm.
  • Hạn chế để bộ phận sinh dục tiếp xúc với những loại hóa chất gây kích ứng mạnh như thuốc nhuộm, thuốc tẩy…
  • Lựa chọn những sản phẩm chăm sóc vùng kín dịu nhẹ, không gây kích ứng để sử dụng.
  • Có một chế độ ăn uống hợp lý như ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Hạn chế ăn những loại thức ăn cay, nóng, những loại trái cây chứa nhiều axit.
  • Cắt móng tay gọn gàng để tránh làm tổn thương đến da.
  • Thường xuyên tham gia chơi các môn thể thao hoặc luyện tập thể dục như chơi yoga, chạy bộ… để cơ thể được thư giãn và thoải máu.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề sinh hoạt tình dục sao cho lành mạnh, an toàn để bảo vệ sức khỏe và tránh bệnh chàm sinh dục ở nữ và cả nam.
Lựa chọn những loại đồ lót thoải mái, hút ẩm tốt là điều đầu tiên cần làm để phòng chống bệnh chàm sinh dục nữ
Lựa chọn những loại đồ lót thoải mái, hút ẩm tốt là điều đầu tiên cần làm để phòng chống bệnh chàm sinh dục nữ

Vùng sinh dục nữ là khu vực khá nhạy cảm, vì vậy khi xuất hiện những dấu hiệu của bệnh chàm ở khu vực này bạn nên đến bác sĩ ngay để tư vấn và điều trị hợp lý. Tránh trường hợp bệnh đến giai đoạn nghiêm trọng mới chữa trị sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

TIN NÊN XEM:

Bệnh tổ đỉa là tình trạng mụn nước xuất hiện ở vùng da lòng bàn tay, lòng bàn chân gây ngứa rát, bong tróc da.

Bệnh tổ đỉa có di truyền sang đời sau không?

Bệnh tổ đỉa là một dạng đặc biệt của bệnh chàm (eczema). Bệnh tổ đỉa không lây lan nhưng có tính di truyền qua các thế hệ. Người bệnh cần...

Mẹo chữa chàm sữa bằng dầu dừa giúp giảm ngứa hiệu quả

Ngứa, đỏ da, da bong tróc vảy, khô da là những đặc trưng có thể tìm thấy ở bất kỳ...

Trị chàm bằng tỏi như thế nào? Cần lưu ý điều gì?

Phương pháp điều trị chàm bằng tỏi giúp giảm ngứa, kiểm soát viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng và dự phòng...

Khi bé bị chàm sữa mẹ không nên ăn gì để bé mau lành bệnh?

Các thực phẩm cay nóng, chứa nhiều đường, hải sản, thức ăn giàu chất béo chuyển hóa,… có thể ảnh...

Cách dùng lá muồng trâu trị chàm, lác theo kinh nghiệm dân gian

Chàm, lác là bệnh da liễu phổ biến, có xu hướng mạn tính, thường xuyên tái đi phát lại. Để...

Bệnh eczema có chữa khỏi được không? bằng cách nào?

Chàm (eczema) là thuật ngữ chỉ tình trạng đỏ, ngứa, nổi mụn nước, bong tróc vảy & khô da. Đây...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.