Bật mí 10 cách giảm ngứa khi bị chàm đơn giản tại nhà

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bên cạnh triệu chứng nổi mụn nước, bong tróc, khô da thì ngứa ngáy cũng là biểu hiện mà hầu hết những người bị bệnh chàm đều có khả năng mắc phải. Ngứa ngáy thôi thúc nhiều người gãi để đỡ ngứa. Tuy vậy, điều này chỉ càng khiến cho tình trạng bong tróc da trở nên nghiêm trọng hơn, đồng thời tăng nguy cơ nhiễm trùng. Để giảm bớt khó chịu và hạn chế tối đa tác động tiêu cực do ngứa ngáy mang lại, người bệnh có thể áp dụng mẹo giảm ngứa khi bị chàm đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà.

cách giảm ngứa ngáy khi bị chàm
Để giảm bớt khó chịu và hạn chế tối đa tác động tiêu cực do ngứa ngáy mang lại, người bệnh có thể áp dụng mẹo giảm ngứa khi bị chàm tại nhà.

Bệnh chàm (eczema) là tình trạng da bị sưng, viêm, ngứa, bong tróc vảy. Các triệu chứng thường bùng phát và nghiêm trọng hơn vào những ngày khô hanh (mùa đông), gây ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra được cách điều trị bệnh dứt điểm. Mục đích của điều trị chủ yếu là cải thiện triệu chứng và ngăn bệnh bùng phát. Bạn có thể kiểm soát cơn ngứa ngáy tại nhà bằng những biện pháp sau đây:

1. Chườm lạnh

Chườm lạnh là biện pháp đơn giản, khắc phục nhanh chóng tình trạng sưng, viêm, ngứa ngáy trong một đợt chàm bùng phát. Bạn có thể dùng khăn ẩm (sạch), túi chườm chuyên dụng hoặc đá viên để chườm trên da để cải thiện triệu chứng bệnh.

cách trị ngứa do chàm
Chườm lạnh là biện pháp giảm ngứa khi bị chàm da trong một đợt bệnh chàm bùng phát.
  • Nếu dùng khăn ẩm: Nhúng khăn với nước lạnh, vắt bớt nước rồi đắp lên vùng da bi chàm khoảng 5 phút, sau đó thoa kem dưỡng ẩm.
  • Nếu dùng túi chườm: Cho đá viên vào trong túi giấy, đắp lên da khoảng 20 phút để cải thiện tình trạng tổn thương mô da.

2. Không gãi

Ngứa ngáy do chàm thôi thúc nhiều người gãi để đỡ ngứa. Tuy nhiên, điều này sẽ làm kích thích, nứt vùng da bị chàm (nếu lực tác động mạnh). Do đó, dù khó chịu nhưng bạn hãy kiềm chế hoặc áp dụng các biện pháp hỗ trợ như sau:

  • Dùng băng quấn quanh khu vực da bị chàm để hạn chế sự tiếp xúc với không khí hay yếu tố kích ứng của da.
  • Cắt móng tay để tránh tình trạng cào xước gây rách da hoặc tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm từ trong móng xâm nhập và gây hại.
  • Đeo găng tay cotton khi đi ngủ để phòng gãi trong vô thức gây bong tróc da.

3. Ngâm mình với yến mạch hoặc muối nở

Đây là một trong những phương pháp tự nhiên có khả năng giảm ngứa cho da được dùng phổ biến. Cách thực hiện như sau:

  • Cho bột yến mạch chưa nấu chín (hoặc keo bột) hoặc muối nở vào bồn tắm.
  • Ngâm mình trong 15 phút.
  • Bôi kem dưỡng ẩm lên da để bổ sung độ ẩm cho da.

4. Ngâm vùng da bị chàm trong nước muối

Ngâm mình trong nước muối có thể giảm triệu chứng sưng viêm, ngứa do bệnh chàm mang lại. Phương pháp này lợi dụng môi trường ưu trương để khử nước có trong tế bào, từ đó cải thiện tình trạng sưng, viêm, ngứa khi bị chàm da. Ngoài ra, muối cũng là nguyên liệu có tính sát khuẩn mạnh, có thể tiêu diệt được một số loại vi khuẩn tại vùng da bị kích ứng. Cách thực hiện như sau:

  • Hòa tan muối với nước ấm
  • Thoa nước muối lên vùng da bị tổn thương do chàm và đợi khô.
  • Rửa sạch da bằng nước lạnh.

5. Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm

Người bị chàm da nên chú ý bôi kem dưỡng ẩm khoảng 2 lần mỗi ngày, nhất là khu vực có da khô. Điều này không chỉ ngăn tình trạng da nứt nẻ, bong tróc vảy mà còn bảo vệ da không bị kích ứng trước những yếu tố gây hại bên ngoài môi trường.

làm sao giảm ngứa khi bị chàm
Người bị chàm da nên chú ý bôi kem dưỡng ẩm khoảng 2 lần mỗi ngày, nhất là khu vực có da khô.

Bạn nên dùng những loại kem dưỡng ẩm có hương tự nhiên hoặc không có hương liệu, không chất bảo quản để tránh kích ứng da. Thời điểm bôi kem thích hợp nhất là sau khi tắm – da còn hơi ẩm.
Một số thương hiệu được đánh giá cao về các sản phẩm dưỡng ẩm cho da như: Cetaphil, Nutraderm, Eucerin, Baby Oil. Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn nếu bạn không biết sản phẩm nào thực sự an toàn và phù hợp với tình trạng của bản thân hiện tại.

Tham khảo: 4 dạng kem bôi trị bệnh chàm tốt nhất trên thị trường

6. Sử dụng kem bôi tại chỗ không kê đơn

Một số sản phẩm bôi da tại chỗ không kê đơn như kem Steroid, chất ức chế calcineurin, kem Calamine có khả năng giảm sưng viêm, giảm ngứa cho bệnh chàm. Bạn có thể liên hệ với dược sĩ để được tư vấn sản phẩm bôi da phù hợp. Các loại thuốc được dùng phổ biến gồm có:

  • Kem Calamine: thường được chỉ định cho trường hợp nhiễm độc thường xuân nhưng cũng có khả năng giảm ngứa do bệnh chàm da.
  • Kem Hydrocortisone: sản phẩm có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa. Tuy nhiên, sản phẩm không nên được dùng thường xuyên trong thời gian dài bởi có thể gây rạn da, mỏng da. Tham khảo ý kiến chuyên gia nếu có ý định dùng thuốc lên mặt hoặc những vị trí da đặc biệt nhạy cảm.
  • Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ: Đây là liệu pháp điều trị thay thế và ít tác dụng phụ hơn kem Steroid.

7. Sử dụng thuốc chống dị ứng không kê đơn

Thuốc chống dị ứng có chứa thành phần kháng Histamin (thuốc ngăn quá & ức chế phản ứng viêm), làm giảm viêm và ngứa, hữu ích với người bị chàm da. Các thuốc thuộc nhóm trên gồm: Diphenhydramine (Benadryl), Cetirizine (Zyrtec), Fexofenadine (Allegra).

8. Bấm huyệt

Một nghiên cứu tại Đại học Tây Bắc đã phát hiện rằng, ấn huyệt trên cánh tay có thể giúp giảm ngứa do chàm. Để xác định đúng huyệt và thực hiện đúng, cần thực hiện như sau:

  • Uốn cong cánh tay trái.
  • Đặt bàn tay phải của bạn ở bên dưới khuỷu tay và dùng ngón cái ấn mạnh lên phần khuỷu tay trái (như hình ảnh).
  • Giữ yên trong ba phút và hít thở sâu.

9. Sử dụng sản phẩm thay thế thuốc

Bên cạnh việc dùng thuốc tây, một số biện pháp tự nhiên như dùng cúc La Mã, cúc Đức, dầu cây trà, rễ cây nho Oregon, nước cám gạo (thoa tại chỗ), cam thảo cũng được cho là hữu ích đối với một số trường hợp bị chàm da.

Ngoài ra, người bị chàm da nên dùng một số thực phẩm bổ sung vitamin D, E, probiotic (lợi khuẩn) kẽm, selen và nhiều loại tinh dầu khác để bổ sung dưỡng chất cho da, nuôi dưỡng da từ sâu bên trong.

10. Tắm nắng

Ánh sáng mặt trời có thể kích thích cơ thể tăng cường sản sinh vitamin D ở vùng da bị chàm, từ đó giúp cho tổn thương trên da chóng phục hồi. Do đó, bạn nên thường xuyên phơi nắng để hỗ trợ điều trị, cải thiện triệu chứng do da chàm. Thời điểm tắm nắng phù hợp là khi sáng sớm và chiều muộn để tránh ảnh hưởng tiêu cực của sáng mặt trời lên da.

Trên đây là một số mẹo giảm ngứa khi bị chàm da tại nhà đơn giản và dễ thực hiện. Riêng đối với những đối tượng dùng thuốc không kê đơn, nên dùng đúng liều lượng và đúng chỉ dẫn của chuyên gia để tránh hiện tượng lờn thuốc hoặc tổn thương nghiêm trọng hơn do dùng không đúng cách. Đối với trường hợp ngứa nghiêm trọng, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám để được chỉ định thuốc có hoạt lực mạnh hơn.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh ghẻ chàm hóa và cách điều trị

Bệnh ghẻ chàm hóa là một trong những dạng ghẻ tiến triển kéo dài do không được can thiệp và điều trị đúng hướng. Mặc dù không nguy hiểm nhưng...

Những điều cần phải biết về bệnh chàm bẩm sinh

Chàm bẩm sinh là những vết bớt hoặc nốt ruồi, có kích thước từ nhỏ đến khổng lồ, xuất hiện...

Bệnh chàm bìu có lây không bác sĩ?

Bệnh chàm bìu có lây không bác sĩ?

Câu hỏi "bệnh chàm bìu có lây không?" luôn là nỗi lo của nhiều nam giới. Với các triệu chứng...

Xóa vết chàm ở đâu uy tín tại TP.HCM và HÀ NỘI?

Chàm sắc tố bẩm sinh (còn gọi là bớt) xuất hiện các sắc tố melanocyte xâm lấn sâu xuống vùng...

chàm dị ứng thời tiết

Bệnh chàm dị ứng ở trẻ: Những điều mẹ cần biết

Chàm dị ứng có thể xuất hiện dưới dạng các mảng đỏ, giòn trên da của trẻ. Chàm dị ứng...

Trẻ bị chàm sữa nên tắm lá gì để giảm ngứa nhanh chóng?

Chàm sữa (lác sữa) là bệnh lý da liễu phổ biến ở đối tượng trẻ em trong những năm tháng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *