10+ cách trị táo bón cho trẻ đơn giản, hiệu quả nhanh
Sử dụng thực phẩm dễ tiêu hóa và làm mềm phân, kết hợp massage bụng,…là các cách trị táo bón cho trẻ em tại nhà mà bố mẹ có thể áp dụng. Không sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định, bởi việc sử dụng thuốc nhuận tràng thường xuyên có nguy cơ gây rối loạn hay mất chủ động đại tiện ở trẻ nhỏ.
10+ cách trị táo bón cho trẻ đơn giản, có hiệu quả nhanh
Táo bón là tình trạng không chỉ xảy ra ở người trưởng thành mà có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hệ thống tiêu hóa của trẻ em khi đó chưa thật sự hoàn thiện. Vì thế, nếu ăn hoặc uống phải một thực phẩm, thức uống khó tiêu hóa có thể khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu, không đại tiện trong thời gian dài.
Trẻ em sẽ có các biểu hiện khó chịu như đau bụng, bụng căng cứng, khó rặn, đôi khi phân còn lẫn một chút máu,…Một số trường hợp, táo bón ở trẻ còn kèm theo tình trạng tiêu chảy. Nguyên nhân là do phân bị kẹt lại bên trong trực tràng, phần phân lỏng như nước sẽ được đào thải ra ngoài trước.
Điều này khiến cho nhiều ông bố, bà mẹ nhầm lẫn vấn đề của con, dẫn đến áp dụng các biện pháp khắc phục không phù hợp. Do đó, bố mẹ nên đưa con đi thăm khám để nhận diện tình trạng chính xác đang xảy ra ở con và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Hiện nay, để khắc phục chứng táo bón cho trẻ em có rất nhiều phương pháp. Dưới đây là một vài cách trị táo bón cho trẻ mà bạn đọc có thể tham khảo, áp dụng:
1. Bổ sung nước cho trẻ giúp cải thiện táo bón
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón có thể là do cơ thể đang thiếu hụt lượng nước cần thiết. Để khắc phục tình trạng này, bố mẹ nên cho con uống thêm nhiều nước để hạn chế nguy cơ mất nước làm phân trở nên khô cứng hơn, gây khó khăn cho việc đại tiện.
Khi thấy con có biểu hiện bị táo bón, bố mẹ có thể cho trẻ uống một chút nước khoáng hay loại có gas để cải thiện. Theo một vài nghiên cứu, các nước này sẽ giúp cơ thể cải thiện táo bón tốt hơn nước lọc thông thương. Có thể áp dụng cho trường hợp táo bón mãn tính không nguyên nhân hoặc hội chứng ruột kích thích.
Bố mẹ lưu ý tránh nhầm lẫn, không nên sử dụng những loại nước ngọt có gas được bán trên thị trường. Những loại này thường chứa đường hóa học không tốt cho tình trạng tiêu hóa của trẻ lúc này. Đặc biệt còn có nguy cơ làm chứng táo bón ở trẻ trở nên trầm trọng hơn.
Gợi ý: 8 Loại nước ép trị táo bón an toàn cho mọi đối tượng
2. Cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất xơ
Ngoài thiếu nước, nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em và kể cả người lớn còn là do ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ. Vì thế, khi con có biểu hiện táo bón, khó đi đại tiện, bố mẹ nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của con những thực phẩm chứa nhiều chất xơ hòa tan.
Theo ghi nhận cho thấy, có đến 77% trường hợp người mắc bệnh táo bón lâu ngày chỉ cần bổ sung chất xơ sẽ giúp cơ thể cải thiện tốt tình trạng này. Bởi, chất xơ góp phần hỗ trợ hoạt động của nhu động ruột, giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn, phòng nguy cơ táo bón.
Tuy nhiên bố mẹ nên lưu ý bổ sung một lượng vừa đủ. Không nên cho con ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất xơ có thể khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là lựa chọn nhóm thực phẩm chứa chất xơ phù hợp. Trên thực tế, chất xơ được phân chia thành 2 loại là hòa tan và không hòa tan. Trong đó:
- Chất xơ hòa tan là những thực phẩm như cám yến mạch, lúa mạch, một số loại hạt, đậu lăng, đậu hà lan, trái cây hoặc hoa quả,…Trùng có tác dụng hấp thụ nước, chuyển hóa thành một dạng gel giúp phân trở nên mềm hơn.
- Chất xơ không hòa tan thường có trong lúa mì, rau hoặc các loại ngũ cốc. Bổ sung những thực phẩm này sẽ giúp phân trở nên mềm và dễ di chuyển trong đường tiêu hóa hơn.
Bổ sung các chất xơ không hòa tan giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ em. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy, bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan thường khiến trẻ gặp phải các vấn đề khác ở đường ruột, từ đó làm cho việc đại tiện trở nên không mấy dễ dàng.
Ngoài ra, một số chất xơ hòa tan đẽ lên men cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa ở trẻ đang bị táo bón. Khi đi vào cơ thể, lượng chất xơ đã lên men lại tiếp tục bị các vi khuẩn tại đường ruột tương tác một lần nữa khiến chất xơ không còn khả năng giữ nước.
Xem chi tiết: Trẻ bị táo bón nên ăn gì giúp tiêu hoá tốt hơn?
3. Cách trị táo bón cho trẻ bằng việc bổ sung thêm lợi khuẩn đường ruột
Các lợi khuẩn trong đường ruột đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động tiêu hóa thức ăn. Nhằm cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ, bố mẹ có thể giúp con bổ sung lợi khuẩn thông qua các thực phẩm như sữa chua, men vi sinh, kẹo dẻo lợi khuẩn,…
Tình trạng táo bón có thể là do hệ vi sinh trong đường ruột bị mất cân bằng khiến cho thức ăn không tiêu hóa hết, gây khó tiêu, đầy hơi, khó khăn khi đi đại tiện. Khi cơ thể được cung cấp lượng lợi khuẩn hoặc men cần thiết sẽ giúp cho trẻ bớt khó chịu và tiêu hóa tốt hơn.
4. Massage bụng giúp bé tiêu hóa và trị táo bón
Massage bụng nhẹ nhàng là một trong những cách trị táo bón cho trẻ được nhiều phụ huynh áp dụng. Bạn có thể thực hiện theo các thao tác sau đây:
- Trước tiên bạn sẽ làm ấm hai tay bằng cách chà xát vào nhau.
- Sau đó, bạn dùng một ít dầu massage cho trẻ em, nhỏ một ít vào lòng bàn tay.
- Cho trẻ nằm ngửa rồi từ từ massage lên bụng trẻ, ấn nhẹ bụng theo hình chữ u ngược. Thực hiện từ trái lên trên rồi kéo ngang vào di chuyển xuống dưới bên phải.
- Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày, lặp lại mỗi lần từ 10 – 15 lần để sớm cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ.
Bên cạnh thực hiện theo cách trên, bạn cũng có thể giúp trẻ vận động bằng cách đạp xe đạp trên không để kích thích nhu cầu đại tiện. Theo đó, bạn cho trẻ nằm ngửa, tay nắm hai chân của con và chuyển động như đang đạp xe. Thực hiện nhẹ nhàng, đều đặn một thời gian sẽ nhận thấy việc đại tiện của con dần chuyển biến tốt hơn.
Hướng dẫn thêm: Cách xoa bụng chữa táo bón cho trẻ đơn giản, hiệu quả
5. Xây dựng thói quen đi đại tiện – Cách trị táo bón cho trẻ
Đối với những trẻ lớn, bạn có thể giúp con xây dựng thói quen đi vệ sinh hàng ngày vào những khung giờ nhất định, tốt nhất là vào sáng sớm. Ngoài ra, khuyến khích trẻ đi vệ sinh ngay khi cảm thấy muốn đi để tránh việc phân tích tụ lại trong trực tràng lâu gây nên tình trạng táo bón.
Những trẻ nhỏ hơn có thể giúp con tập rặn, tập đi đại tiện tự chủ. Cho con ngồi ít nhất 10 phút mỗi một lần đại tiện. Đồng thời, bạn có thể đặt trước bồn cầu một chiếc ghế nhỏ, ghế sẽ là điểm kê chân cho con, giúp con ở tư thế dễ dàng đại tiện nhất.
Những trẻ nhỏ chưa biết nói, bố mẹ có thể giúp con xây dựng thói quen từ đầu bằng cách phát khẩu hiệu đến giờ đi vệ sinh để con nhận biết thông qua lời nói. Hạn chế việc hỏi con có muốn đi vệ sinh hay không mà thay vào đó nên chủ động cho con biết đã đến thời gian để “tống” phân ra ngoài cơ thể.
6. Tích cực cho trẻ vận động giúp trị táo bón
Vận động cơ thể tốt cho hoạt động tuần hoàn và hệ tiêu hóa của cơ thể. Những trẻ thường xuyên vận động, vui chơi có sức khỏe tiêu hóa tốt hơn những em bé lười vận động. Do đó, bố mẹ có thể cùng trẻ vận động nhiều hơn từ 30 – 60 phút mỗi ngày khi bị táo bón để giúp con cải thiện các triệu chứng khó chịu.
7. Bôi mật ong quanh hậu môn trẻ giúp trị táo bón
Mật ong là một nguyên liệu thiên nhiên được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Không chỉ giúp phụ nữ làm đẹp, hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa, mật ong còn có thể giúp trẻ trị táo bón hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng mật ong cho trẻ em cần thận trọng. Không nên cho trẻ em dưới 1 tuổi sử dụng mật ong nguyên chất theo đường miệng vì có thể khiến bé bị kích ứng.
Trong trường hợp trị táo bón bằng mật ong cho trẻ, bố mẹ có thể cho thoa một lượng vừa đủ mật ong ở hậu môn của trẻ để kích thích đại tiện. Nhờ vào tính nóng của mật ong, cơ vòng hậu môn sẽ co thắt nhiều hơn giúp phân được tống ra ngoài dễ dàng hơn.
Thực hiện đơn giản bằng cách lấy một lượng mật ong rừng vừa đủ, sau đó dùng tăm bông bôi hậu môn cho bé. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng một cọng mồng tơi rửa sạch, bôi một ít mật ong lên rồi ngoáy vào hậu môn, độ sâu phù hợp khoảng 1cm. Cách này sẽ kích thích trẻ đại tiện ngay sau đó 5 – 10 phút. Phương pháp này thường được áp dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi.
8. Sử dụng nước bồ kết nấu trị táo bón cho trẻ nhỏ
Bồ kết ngoài công dụng tốt cho mái tóc, nó còn có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ em. Theo các chuyên gia, bồ kết khá lành tính, là nguyên liệu thiên nhiên có tính sát khuẩn hiệu quả, trường hợp trẻ bị táo bón lâu ngày có thể sử dụng nước nấu từ trái bồ kết thụt hậu môn để trẻ đại tiện dễ hơn.
Bồ kết có thể tìm mua dễ dàng với giá thành khá rẻ. Trước khi nấu, bạn nên nướng sơ bồ kết trên lửa hồng cho bồ kết bay mùi thơm. Sau đó cho vào nồi đun với nước vừa đủ. Lọc lấy nước rồi cho vào lọ thủy tinh. Có thể bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng dần.
Khi thấy con bị táo bón lâu ngày, bạn lấy ra một ít hâm cho nước bồ kết âm ấm, hết lạnh. Sử dụng bơm tiêm không có kiêm tiêm, loại nhỏ, hút một xi lanh nước bồ kết nấu rồi bơm vào hậu môn cho trẻ. Sau khoảng vài phút trẻ sẽ bắt đầu đại tiện.
Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày – Nên đi khám ngay!
9. Bổ sung mận khô vào chế độ dinh dưỡng giúp trẻ trị táo bón
Mận là loại trái cây được ví như phương thuốc trị táo bón do chứa nhiều chất xơ và sorbitol nhuận tràng tự nhiên. Bạn có thể cho trẻ ăn mận hoặc sử dụng nước ép mận khi thấy trẻ bị táo bón. Ngoài ra, sử dụng mận khô cũng hiệu quả không kém do chứa hàm lượng chất xơ nhiều hơn mận tươi. Lượng mận vừa đủ cho con ăn mỗi ngày là khoảng 50g mận khô.
10. Cách trị táo bón cho trẻ bằng nước ấm
Sử dụng nước ấm kích thích hậu môn trẻ là một trong những cách trị táo bón cho trẻ được áp dụng phổ biến. Nhiệt độ là yếu tố thích hợp tác động đến hoạt động cơ thắt ở cơ hậu môn giúp tống phân ra ngoài dễ dàng hơn.
Khi thấy trẻ có dấu hiệu táo bón, mẹ có thể chuẩn bị một thau nước ấm, nhiệt độ vừa phải. Sau đó cho con ngồi vào ngâm mông khoảng 5 – 10 phút, mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần sẽ giúp con cải thiện táo bón khó chịu.
Bên cạnh cách làm này, phụ huynh cũng có thể sử dụng một chiếc khăn xô hoặc khăn ướt, thấm nước nóng rồi vắt cho khô. Khi nhiệt độ còn ở mức vừa đủ thì áp vào hậu môn trẻ, giữ trong khoảng 30 giây đến 1 phút để kích thích hoạt động co thắt các cơ hậu môn.
11. Dùng kem vaseline bôi hậu môn
Kem vaseline là một trong những loại kem lành tính, có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc sử dụng loại kem này trị táo bón cho trẻ có lẽ là một trong những mẹo chữa không phải ai cũng biết đến. Tuy nhiên, qua nhiều người áp dụng đã ghi nhận được kết quả tốt.
Theo đó, phụ huynh có thể sử dụng một ít kem vaseline bôi lên hậu môn của trẻ, kết hợp massage nhẹ nhàng để kem thẩm thấu vào da. Thao tác này giúp phân mềm hơn và tạo điều kiện để chúng đi ra ngoài một cách dễ dàng.
12. Cách trị táo bón ở trẻ em bằng thuốc làm mềm phân
Sử dụng thuốc hỗ trợ làm mềm phân cho trẻ là một biện pháp được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, đa phần bác sĩ không khuyến khích phụ huynh cho trẻ sử dụng thuốc thường xuyên. Thay vào đó nên tập cho con thói quen tự đi đại tiện hàng ngày để tránh khiến trẻ lệ thuộc vào thuốc.
Bố mẹ cần cho con uống thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý tăng hay giảm liều lượng khi chưa được bác sĩ chỉ định. Bởi nếu cho con dùng quá liều hoặc không đủ có thể khiến tình trạng táo bón của con trở nên nghiêm trọng hơn. Thậm chí có thể kéo theo các ảnh hưởng khác nguy hại cho sức khỏe, tính mạng của trẻ.
Trên đây là một số cách trị táo bón cho trẻ, bạn đọc có thể tham khảo. Nếu tình trạng táo bón của bé kéo dài, không có dấu hiệu cải thiện mặc dù đã áp dụng các cách trên, bạn nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị sớm. Ngoài ra, trước khi áp dụng, bạn nên tìm hiểu vấn đề của con và tham vấn ý kiến của chuyên gia để điều trị đúng bệnh, đúng cách, bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Một số lưu ý khi áp dụng các cách trị táo bón cho trẻ em
Áp dụng các cách trị táo bón cho trẻ em tại nhà với nguyên liệu dễ tìm, dễ thực hiện được nhiều phụ huynh quan tâm. Tuy nhiên, khi lựa chọn giải pháp điều trị táo bón cho trẻ nhỏ, bạn nên lưu ý các vấn đề sau:
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, lựa chọn thực phẩm sạch, không phân thuốc độc hại. Quá trình sơ chế trước khi sử dụng cũng phải đảm bảo sạch sẽ, loại bỏ tạp chất để tránh gây viêm nhiễm cho hệ tiêu hóa trẻ nhỏ.
- Thao tác tác động đến vùng bụng hay hậu môn của bé nên lưu ý lực vừa phải, không ấn quá mạnh hoặc ngoáy hậu môn quá sâu gây ra những tổn thương không đáng có.
- Việc sử dụng thuốc dân gian, thuốc tây nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng, đặc biệt là những loại thuốc tây. Do cơ thể trẻ mềm yếu, các cơ quan chưa hoàn thiện, khi tiếp xúc với các dược chất không phù hợp có thể khiến bệnh trở nặng hoặc gặp tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe.
- Cho trẻ ăn chín, uống sôi, bổ sung nhiều nước, hoa quả, rau xanh. Lựa chọn những món ăn mềm, dễ tiêu hóa. Tránh cho trẻ ăn các món cay, nhiều dầu mỡ,…có thể khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.
- Cùng trẻ vận động, vui chơi để cơ thể tuần hoàn, tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên không nên cho trẻ chạy nhảy ngay sau khi ăn, điều này có thể khiến trẻ bị trào ngược, đau bụng. Nên để trẻ nghỉ ngơi 15-30 phút sau bữa cơm, có thể đi bộ nhẹ nhàng giúp hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa.
- Không tự ý cho con uống các loại thuốc điều trị táo bón khi chưa được bác sĩ chỉ định. Nếu sử dụng sai thuốc, không đúng liều lượng có thể khiến trẻ gặp phải tác dụng phụ, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng sức khỏe, sự phát triển, thậm chí là tính mạng của trẻ.
- Khi thấy cón có biểu hiện bất thường trong một thời gian dài không cải thiện, bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám và nhận điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã có thêm các cách trị táo bón cho trẻ. Nếu tình trạng táo bón nặng nề không thuyên giảm dù đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ, bạn nên nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ. Kết hợp điều trị và thay đổi thói quen ăn uống để bảo vệ sức khỏe hệ thống tiêu hóa cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
Có thể bạn quan tâm
- 10 loại thuốc trị táo bón cho trẻ tốt nhất, dễ sử dụng
- TOP 11 sữa dành riêng cho trẻ táo bón dễ đi tiêu
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!