Bà bầu bị viêm họng có ảnh hưởng gì tới thai nhi không?

Trong suốt khoảng thời gian mang thai, bà bầu có thể sẽ đối diện với nhiều bệnh tình khác nhau, trong đó có bệnh viêm họng. Trên thực tế, đây là chứng bệnh phổ biến và nhanh tiêu biến nếu có biện pháp khắc phục hiệu quả. Nhưng hiện nay, vẫn không ít bà bầu quan ngại bệnh viêm họng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con trẻ. Nỗi băn khoăn này của bà bầu sẽ được giải đáp rõ trong bài viết dưới đây.

bà bầu bị viêm họng có ảnh hưởng đến thai nhi không
Bà bầu bị viêm họng có ảnh hưởng gì tới thai nhi không?

Bà bầu bị viêm họng có ảnh hưởng tới thai nhi không? – Chuyên gia giải đáp

Trong thai kỳ, sức đề kháng của chị em phụ nữ thường yếu đi và không được khỏe mạnh như bình thường. Chính vì vậy nên rất dễ mắc phải một số bệnh vặt, trong đó có bệnh viêm họng. Những triệu chứng của bệnh thường khiến không ít chị em mệt mỏi, khó chịu và đâm ra lo lắng cho sức khỏe của thai nhi.

Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm thường gặp ở mọi lứa tuổi không riêng gì bà bầu, gây đau rát cổ họng và khi nuốt thường cảm thấy nghẹn lại. Dễ gặp nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Các chuyên gia cho biết, bệnh viêm họng thường có thể tự khỏi sau vài ngày không để lại di chứng gì. Tuy nhiên, không phải vì thế mà thai phụ quá chủ quan với sức khỏe của bản thân mình.

Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm họng khi mang thai là cơ thể thay đổi nội tiết tố khiến sức đề kháng yếu đi, nhất là trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu. Lúc này, bà bầu đang trong giai đoạn thai nghén mệt mỏi nên dễ bị nhiễm khuẩn. Không những vậy, bệnh viêm họng còn hình thành do thời tiết lúc nắng lúc mưa hay giao mùa dẫn đến cơ thể chưa thích nghi nghi kịp. Từ đó, sinh ra bệnh cảm cúm, sổ mũi và viêm họng.

bà bầu bị viêm họng có ảnh hưởng đến thai nhi
Sức đề kháng của chị em phụ nữ dần trở nên suy yếu khi mang thai nên rất dễ mắc bệnh viêm họng hay một số bệnh lý khác

Trở lại vấn đề chính “Bà bầu bị viêm họng có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?”. Theo Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc cho biết: “Viêm họng là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, bà bầu cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Nguyên nhân chính là do nhiễm siêu vi. Căn bệnh này sẽ tự hết sau khoảng 5 – 7 ngày. Nếu có trình trạng bội nhiễm kèm theo thì bệnh sẽ kéo dài hơn. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nhân mà còn có khả năng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, thai nhi có thể bị ảnh hưởng không hề nhỏ nếu người mẹ điều trị sai cách.”

Trên thực tế, không ít bà bầu tỏ ra lo lắng, hoang mang và lo sợ bệnh viêm họng của bản thân sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Các chuyên gia tai mũi họng hàng đầu cho biết, bệnh viêm họng ở phụ nữ mang thai có thể điều trị dứt điểm bằng thuốc đặc hiệu. Thuốc khi vào cơ thể của người mẹ, sẽ đi qua đường máu đến cuống rốn của thai nhi. Điều này sẽ ít nhiều làm ảnh hưởng đến con trẻ. Chính vì vậy, mối lo lắng của bà mẹ bầu không phải là không có căn cứ.

Trường hợp mắc bệnh viêm họng được chỉ định điều trị bệnh thuốc là khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm nghiêm trọng dẫn đến tình trạng bệnh không có khả năng tự khỏi, bệnh càng để lâu càng gia tăng các biến chứng khác. Do đó, bắt buộc bà bầu phải dùng thuốc để điều trị bệnh viêm họng. Việc dùng thuốc không đúng cách có thể làm nguy hiểm đến sự hình thành và phát triển của thai nhi.

Đối với trường hợp bà bầu bị viêm họng ở giai đoạn tam cá nguyệt cuối có thể gây ra những ảnh hưởng lớn làm chậm quá trình chuyển dạ.

bà bầu bị viêm họng có ảnh hưởng đến thai nhi
Bà bầu bị viêm họng không làm ảnh hưởng quá lớn đến sự hình thành và phát triển của thai nhi nếu có biện pháp điều trị hiệu quả, nhất là việc dùng thuốc được đúng cách

Như vậy, bất kỳ thai phụ nào bị viêm họng do nhiễm siêu vi hoặc vi khuẩn gây ra đều có nguy cơ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Nghiêm trọng hơn là có thể gây ra tình trạng thiếu oxy huyết ở thai nhi và gia tăng tình trạng sinh non. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con nhỏ, bà bầu cần tìm hiểu rõ bệnh viêm họng khi mang thai để có những biện pháp phòng tránh phù hợp.

Các loại thuốc chữa viêm họng cho bà bầu

Như vừa mới đề cập, đối với các trường hợp bệnh viêm họng do nhiễm siêu vi, dùng thuốc đặc hiệu là một trong những phương pháp điều trị hữu hiệu để ngăn chặn những biến chứng có thể xảy ra. Tuy nhiên, bà bầu nên trao đổi vấn đề này với bác sĩ chuyên khoa và không nên tự ý sử dụng khi chưa được phép. Đồng thời, dùng thuốc đúng cách, đúng lịch trình và không tự ý tăng liều vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

Một số loại thuốc dùng để chữa viêm họng cho bà bầu như:

  • Thuốc kháng sinh: Bà bầu chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc cũng cần theo dõi chặt chẽ để đảm bảo sự an toàn cho cả thai phụ và thai nhi;
  • Thuốc kháng axit: Trong trường hợp bị viêm họng do trào ngược axit dạ dày, bà bầu có thể sử dụng thuốc kháng axit để điều trị;
  • Paracetamol: Là một trong những loại thuốc giảm đau khá quen thuộc. Mặc dù loại thuốc này được kiểm chứng về mặt an toàn cho người sử dụng nhưng việc sử dụng quá nhiều có thể gây tổn thương gan;
  • Thuốc trị ho: Trường hợp bị viêm họng kèm ho, bà bầu có thể sử dụng thêm thuốc trị ho;
  • Thuốc xịt họng: Loại thuốc này vừa giúp loại bỏ cơn đau họng, nghẹn họng vừa giúp cổ họng dần được thông thoáng.
bà bầu bị viêm họng có ảnh hưởng đến thai nhi không
Điều trị bệnh viêm họng cho bà bầu cần hết sức lưu ý để tránh làm ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi

Mẹo vặt trị bệnh viêm họng cho bà bầu nhưng không làm ảnh hưởng đến thai nhi

Đối với các trường hợp bà bầu bị viêm họng ở mức độ nhẹ, giai đoạn khởi phát thì không nhất thiết phải sử dụng thuốc. Thay vào đó, bà bầu nên tận dụng một số mẹo vặt trong dân gian để khắc phục tình trạng cổ họng đau, ngứa, rát hay khàn tiếng cho bệnh viêm họng gây ra. Phương pháp này được đánh giá là khá lành tính, an toàn và có thể áp dụng lâu dài. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể:

– Súc miệng bằng nước muối 

Đây là một trong những biện pháp khắc phục bệnh viêm họng hiệu quả mà người bệnh không nên bỏ qua. Việc súc miệng bằng nước muối ấm thường xuyên không chỉ làm sạch khoang miệng mà còn đảm bảo cổ họng luôn sạch sẽ và làm giảm tình trạng ngứa rát. Các chuyên gia còn cho biết, nước nước muối có chứa một số thành phần có tính kháng khuẩn và sát khuẩn cao, đồng thời làm dịu kích ứng. Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý thay vì dùng nước muối pha loãng thông thường.

Ngay cả khi không bị viêm họng, bà bầu cũng nên sử dụng nước muối để súc miệng.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đổ một lượng dung dịch nước muối sinh lý vừa đủ vào trong cốc nhỏ;
  • Dùng để ngậm trong miệng khoảng 30 giây và khạc nhổ bỏ;
  • Súc miệng lại với nước thường để loại bỏ vị mặn;
  • Thực hiện mỗi giờ 1 lần để cảm thấy dễ chịu hơn.

– Xông hơi hoặc làm ẩm khoang mũi

Bên cạnh việc súc miệng bằng nước muối sinh lý, bà bầu cũng có thể kết hợp với việc xông hơi khoang mũi. Cách làm này giúp làm ẩm màng nhầy, loại bỏ các chất nhầy bám quanh mũi gây tắc nghẽn. Đồng thời, giúp cổ không bị khô, luôn được ẩm và thông thoáng. Bà bầu mắc bệnh viêm họng có thể xông hơi bằng nước thông thường hoặc thêm một ít tinh dầu để gia tăng công dụng.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đun lấy một nồi nước khoảng 500ml – 1 lít;
  • Khi nước trong nồi đã sôi, đưa mặt đến gần nồi nước đang bốc hơi để hơi nước đi vào lỗ mũi và xuống họng.

Trong quá trình thực hiện, bà bầu nên giữ khoảng cách an toàn để tránh bị bỏng rát.

– Uống trà gừng

Ngoài công dụng làm gia vị, gừng còn được dân gian tận dụng khá nhiều để làm thuốc chữa bệnh, trong đó có bệnh viêm họng. Trong loại nguyên liệu này có chứa khá nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, chống nấm và làm ấm cổ họng. Bà bầu mắc bệnh viêm họng cũng có thể sử dụng loại trà này để bồi bổ sức khỏe hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cho một vài lát gừng vào trong cốc nước nóng;
  • Để yên khoảng 5 phút rồi vớt bỏ phần bã;
  • Thêm một lượng mật ong vừa đủ để cảm thấy dễ uống hơn;
  • Uống mỗi ngày một ly trà gừng mật ong để cải thiện bệnh viêm họng.
bà bầu bị viêm họng có làm ảnh hưởng đến thai nhi
Uống trà gừng mỗi ngày vừa có tác dụng thông họng vừa giúp bà bầu nâng cao sức đề kháng

– Dùng trà chanh mật ong

Trà chanh mật ong là một trong những loại đồ uống hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng mà bà bầu không nên bỏ qua. Trong khi chanh có tác dụng kháng khuẩn, ức chế vi khuẩn gây hại và làm sạch chất nhầy ở cổ thì mật ong giúp làm dịu cổ họng. Do đó, sự kết hợp giữa chanh và mật ong là sự kết hợp hoàn hảo giúp ứng phó với các triệu chứng của bệnh viêm họng ở bà bầu.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị nửa quả chanh tươi, 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất và một cốc nước nóng;
  • Vắt lấy nước cốt chanh rồi hòa trong cốc nước nóng, thêm mật ong và tiến hành khuấy đều cho tan hết;
  • Đợi nguội hẳn rồi sử dụng;
  • Kiên trì mỗi ngày 1 lần cho đến khi tình trạng viêm họng thuyên giảm hoàn toàn.

Biện pháp phòng bệnh viêm họng khi mang thai

Cơ thể của phụ nữ mang thai thường trở nên yếu đi, sức đề kháng không đủ để chống chọi với tác nhân từ môi trường, thời tiết hay các vấn đề khác. Để đối phó với chúng, bà bầu cần có những biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả để không mắc phải bệnh viêm họng. Cụ thể:

– Những điều bà bầu nên làm:

Một số việc mà bà bầu nên làm, như:

  • Luôn giữ cho răng miệng được sạch sẽ thông qua việc vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày 3 lần. Tốt hơn nếu dùng nước súc miệng sinh lý để sát trùng bảo vệ cổ họng;
  • Vệ sinh không gian nơi ở thường xuyên để đảm bảo sự thoáng mát, sạch sẽ. Điều này còn giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn tại những nơi mà mầm mống bệnh dễ trú ẩn;
  • Sử dụng khăn choàng cổ để giữ ấm cổ họng khi đi ra đường. Đồng thời, đeo khẩu trang để chống bụi bẩn hay các bệnh lây qua đường hô hấp;
  • Tăng cường bổ sung cho cơ thể các thực phẩm giàu vitamin, chất dinh dưỡng thiết yếu để nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng;
  • Uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn của chuyên gia 2 – 2,5 lít mỗi ngày. Bên cạnh đó, có thể dùng thêm nước ép rau củ hay hoa quả tươi. Chúng vừa có tác dụng bổ sung nước vừa bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu khác;
  • Dùng các loại trà thảo mộc để tăng cường sức đề kháng;
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và tránh làm việc nặng;
  • Nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau mỗi lần hắt hơi hay ho để ngăn ngừa nhiễm trùng;
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe của cả mẹ và thai nhi cũng như phát hiện sớm các bệnh tật mà người mẹ đang mắc phải.
bà bầu bị viêm họng có làm ảnh hưởng đến thai nhi
Bà bầu nên khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi cũng như phát hiện sớm những dấu hiệu gây bất lợi cho sức khỏe

– Những điều bà bầu không nên làm:

Bên cạnh những việc mà bà bầu nên làm để phòng bệnh viêm họng vẫn còn khá nhiều việc không nên làm và cần tránh khác mà bạn không nên bỏ qua, chẳng hạn như:

  • Không nên tiếp xúc với người đang bị viêm họng, cảm cúm, sổ mũi hay bệnh lao phổi;
  • Không nên ăn các thức ăn cay, nóng, thức ăn mặn hay thức ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp;
  • Không ăn các đồ ăn lạnh như: kem, nước đá,…;
  • Không nên tắm nước lạnh vào ban đêm, thay vào đó nên tắm bằng nước ấm;
  • Tránh xa những nơi có nhiều khói thuốc lá;
  • Hạn chế nói quá to hay nói quá nhiều để cổ họng không bị khô và được nghỉ ngơi.
bà bầu bị viêm họng có làm ảnh hưởng đến thai nhi
Bà bầu không nên ăn kem, uống nước lạnh để phòng tránh mắc bệnh viêm họng

Tuy bệnh viêm họng thai kỳ không phải là một căn bệnh quá nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng của bà bầu nhưng cũng phải hết sức cẩn thận để đảm bảo cho cả mẹ và thai nhi. Khi đó, bà bầu nên có những biện pháp điều trị phù hợp, kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Đồng thời, chủ động hơn trong việc thăm khám để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Thông tin hữu ích cho bà bầu:

Viêm họng có lây không? Làm thế nào để phòng tránh?

Nhiều người bị viêm họng có thói quen ho, hắt hơi mà không che miệng, điều này tưởng chừng như...

Viêm họng đau tai trái, phải là bị gì? Dấu hiệu nhận biết

Viêm họng đau tai (trái, phải) là bị gì? Cách điều trị

Viêm họng đau tai là tình trạng khá phổ biến, khởi phát do nhiều nguyên nhân. Nếu người bệnh chỉ...

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là do đâu?

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho – Đừng chủ quan!

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên, phụ huynh không nên chủ...

9+ cách giảm đau họng, rát họng nhanh và đơn giản nhất

Để giảm thiểu tối đa các triệu chứng của bệnh đau rát cổ họng, đau họng, ngoài việc sử dụng...

5 cách giảm đau họng với gừng bạn có thể thử

Gừng có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên nên giúp giảm đau họng theo nhiều cách khác nhau....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.