Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì để con & mẹ khỏe?

Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Tình trạng tiểu đường thai kỳ có thể gây nguy hại cho cả mẹ và bé. Do đó, trong chế độ ăn uống hàng ngày, bà bầu phải luôn hết sức cẩn trọng. Cần dung nạp những dưỡng chất tốt cho con, đồng thời tránh những thực phẩm gây hại cho cơ thể mẹ.

Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì?

Tiểu đường thai kỳ hay còn được gọi là đái tháo đường thai kỳ, là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra nhiều hệ lụy cho mẹ bầu và thai nhi. Hình thành do hàm lượng insulin trong cơ thể thai phụ tiết ra không đủ đáp ứng nhu cầu chuyển hóa glucose. Điều này khiến cho đường trong máu tăng cao, thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai từ tuần 24 – 28.

Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì?
Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì?

3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng. Lúc này, cơ thể trẻ đã hình thành gần như hoàn chỉnh. Tiểu đường thai kỳ rơi vào giai đoạn này có thể khiến cho bà bầu nguy cơ cao bị đa ối, sinh non,… Chính vì thế, bà bầu cần lưu ý để kiểm soát đường huyết ở mức ổn định nhất.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng là thật sự cần thiết, bà bầu có thể không cần phải tiêm insulin. Một chế độ ăn uống phù hợp còn giúp mẹ và bé tránh được nhiều biến chứng. Vậy, bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì? Dưới đây là một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng mà bạn đọc có thể tham khảo:

Bà bầu cần bổ sung protein

Để cân bằng hàm lượng đường trong máu, bà bầu cần bổ sung thêm protein, carbohydrate. Những thực phẩm tốt như thịt cá, thịt gà, trứng, đậu hũ, quả hạch,…

Thực phẩm ít đường

Việc lựa chọn ăn những thực phẩm ít đường góp phần giúp bà bầu tránh được tình trạng đường huyết tăng cao đột ngột, nguy hiểm cho hai mẹ con. Theo nghiên cứu, chỉ số đường huyết thực tế được tính bằng phương pháp nhân số gram carbohydrate với chỉ số Gl của thực phẩm. Kết quả thu được con số thể hiện sự tác động mà thực phẩm đó ảnh hưởng đến lượng đường huyết của cơ thể.

Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì?
Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn thực phẩm ít đường

Những loại thực phẩm chứa lượng đường thấp, phù hợp với mẹ bầu tiểu đường 3 tháng cuối là:

  • Ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì.
  • Đậu Hà Lan, cà rốt, đậu lăng,…
  • Táo, cam, bưởi,…

Hầu như chúng đều có chỉ số Gl khá thấp, khi đi vào máu sẽ giải phóng từ từ, không làm đường huyết tăng cao bất thường. 

Tham khảo thêm: Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ sau khi sinh

Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ không thể bỏ qua thực phẩm chứa chất béo không bão hòa. Một số thực phẩm kể đến như: dầu oliu, dầu lạc, bơ, cá hồi, các ngừ, hạt chia,… Bên cạnh những thực phẩm nên ăn trong thai kỳ 3 tháng cuối cho bà bầu bị tiểu đường, một số thực phẩm nên hạn chế trong thời gian này bà bầu nên lưu ý:

  • Tránh ăn đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường như bánh quy, kẹo, nước ngọt,…
  • Hạn chế ăn thức ăn có nhiều tinh bột. Bà bầu có thể ăn khoai lang, tuy nhiên cần hạn chế khoai tây, bánh mì trắng, cơm trắng,…
  • Tránh thực phẩm chứa đường và carbohydrate ẩn như thức ăn nhanh, rượu, đồ sốt chua,…
  • Không nên lạm dụng việc sử dụng nước dừa, nước mía để làm trong nước ối. Trong giai đoạn tam cá nguyệt cuối, bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ không nên uống thường xuyên và nhớ chú ý vào liều lượng mà bác sĩ cho phép.

Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên xây dựng thực đơn như thế nào?

Bên cạnh lựa chọn thực phẩm tốt cần dung nạp vào 3 tháng cuối thai kỳ. Bà bầu bị tiểu đường ở tam cá nguyệt thứ 3 nên chú ý đến cách xây dựng thực đơn sao cho phù hợp. Điều này sẽ giúp thai phụ kiểm soát được tốt hơn chỉ số đường huyết trong mỗi bữa ăn. Dưới đây là các nguyên tắc cơ bản:

Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày

Mặc dù chọn lựa đúng thực phẩm dinh dưỡng cần thiết, tuy nhiên nếu mẹ bầu ăn quá nhiều trong một lần ăn thì chỉ số đường trong máu vẫn có thể tăng cao bình thường. Chính vì thế, bà bầu cần chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, hạn chế đường huyết tăng đột ngột.

Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên xây dựng thực đơn như thế nào?
Chia nhỏ bữa ăn giúp bà bầu hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm dễ dàng hơn

Duy trì mỗi ngày 6 bữa ăn, gồm 3 bữa chính và các bữa phụ. Trong đó, thời gian ăn bữa phụ sẽ cách các bữa chính trong ngày khoảng 2 tiếng đồng hồ. Việc này sẽ giúp cho cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Đồng thời, khả năng chuyển hóa đường trong máu cũng diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.

Cân bằng dinh dưỡng trong bữa chính

Bên cạnh việc chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, bà bầu cũng nên chú ý đến vấn đề cân bằng dinh dưỡng. Cả mẹ và bé sẽ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất hơn nếu bữa chính đảm bảo đa dạng dinh dưỡng. Bởi, việc tập trung vào một số nhóm thực phẩm có thể làm cho cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng khiến thai nhi không phát triển khỏe mạnh. 

Bên cạnh đó, việc chỉ ăn những món lập đi lập lại trong nhiều ngày có thể khiến bà bầu nhàm chán, bỏ ăn. Điều này cực kỳ nguy hại đến sức khỏe của hai mẹ con. Nhất là giai đoạn 3 tháng cuối, nhiều nguy cơ có thể xảy đến bất cứ lúc nào. 

Cắt giảm chất béo bão hòa, bổ sung chất xơ

Như cũng đã đề cập, bà bầu nên bổ sung thực phẩm chứa chất béo không bão hòa sẽ tốt hơn cho cơ thể. Vì thế, những thực phẩm chứa chất béo bão hòa nên cắt giảm càng nhiều càng tốt.

Bên cạnh đó, chất xơ nên bổ sung nhiều hơn. Bởi, chất này có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa đường sau bữa ăn tốt, giúp bà bầu tránh được tình trạng đường huyết tăng cao.

Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên xây dựng thực đơn như thế nào?
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên cắt giảm chất béo bão hòa và bổ sung chất xơ

Lựa chọn thực phẩm nhiều chất xơ cũng nên lưu ý hạn chế các loại có chứa nhiều tinh bột kèm theo như đỗ xanh, cà rốt, bí,…Thay vào đó, bà bầu có thể ăn các loại rau xanh như mồng tơi, rau bina,…

Tham khảo thêm: Bị tiểu đường thai kỳ sau sinh có tự hết không?

Ăn theo thứ tự thực phẩm

Ngoài việc chọn lựa thực phẩm thì việc ăn theo thứ tự trong bữa ăn cũng góp phần giúp bà bầu ổn đường huyết. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý trong bữa chính sẽ đảm bảo 3 nhóm dưỡng chất là chất đạm, tinh bột và rau xanh. Thứ tự nên ăn là rau xanh, đạm, sau đó mới bổ sung tinh bột cuối cùng. Hạn chế ăn nhiều tinh bột trong cơm trắng có thể làm cho đường huyết tăng cao.

Ăn trái cây

Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối cần thận trọng trong việc lựa chọn trái cây. Mặc dù, ăn trái cây tươi tốt cho cơ thể nhưng lượng đường của chúng cũng khá cao. Chính vì thế, bà bầu nên chọn loại trái cây ít đường và chỉ ăn vào bữa phụ. Hạn chế sử dụng trái cây trước hoặc ngay sau khi ăn. Điều này làm cho đường huyết thay đổi theo chiều hướng xấu mà ít người quan tâm.

Gợi ý thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối để con khỏe, mẹ khỏe

Bà bầu bị tiểu đường 3 tháng cuối nên chú ý đến việc xây dựng thực đơn từ bữa chính cho đến các bữa phụ. Dưới đây là gợi ý, bạn đọc có thể tham khảo:

Thực đơn bữa sáng cho bà bầu

Trong suốt thai kỳ, không riêng gì tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu cần lưu ý đến bữa ăn sáng. Đây là bữa ăn giúp cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể tốt nhất. Tránh tình trạng bỏ bữa hoặc ăn sáng muộn, việc này có thể gây hại cho cơ thể của cả mẹ và bé. Một số món ăn phù hợp cho bữa sáng bà bầu:

Gợi ý thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối để con khỏe, mẹ khỏe
Bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng cho bà bầu bị tiểu đường 3 tháng cuối
  • Bún bò/ phở bò
  • Cháo yến mạch + thịt nạc/ trứng + rau xanh
  • 2 quả trứng luộc + 1 trái bắp luộc + ⅓ trái bơ + 1 ít salad rau trộn
  • 2 quả trứng luộc + bánh mì nướng ngũ cốc khoảng 1 – 2 lát
  • Sau khi ăn sáng 2 tiếng, bà bầu có thể bổ sung thêm 1 hộp sữa tươi không đường, trái cây tươi.

Thực đơn bữa trưa/ tối cho bà bầu

Bữa trưa và buổi tối có thể đầy đủ và đa dạng thực phẩm hơn. Đặc biệt, đối với bà bầu đang bị tiểu đường thai kỳ, bữa ăn nên đảm bảo đủ đạm và rau xanh. Bên cạnh đó, hàm lượng chất béo chỉ nên ở mức dưới 30% và không nên ăn những thực phẩm được chế biến sẵn. Một số gợi ý bà bầu có thể tham khảo:

Thực đơn bữa trưa:

  • 1 chén cơm gạo lứt ăn với ức gà nướng và salad trộn
  • 1 chén cơm gạo lứt ăn với cá nướng, súp bí đỏ và bông cải luộc
  • 1 chén cơm trắng ăn cùng canh mồng tơi nấu tôm/ thịt, kèm với thịt luộc
  • 1 phần ức gà nướng/ luộc ăn cùng 1 củ khoai lang nướng/ luộc và salad rau trộn
  • 1 chén đậu đen hấp ăn với cá hồi nướng và uống sữa hạnh nhân

Thực đơn bữa tối:

  • 1 phần ức gà nướng ăn với bánh mì ngũ cốc, 1 củ khoai lang nướng, salad
  • 1 chén cơm gạo lứt ăn với tôm nướng, canh rau
  • 1 chén yến mạch ăn với cá hồi áp chảo, canh rau
  • Cháo yến mạch nấu tôm ăn cùng 1 trái bắp luộc và salad
  • Miến nấu gà ăn thay cơm trắng, ăn với salad tôm, có thể ăn thêm 1 củ khoai lang để tránh bị đói đêm

Tham khảo thêm: Tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa không?

Thực đơn bữa phụ cho bà bầu

Không chỉ những bữa chính cần lựa chọn khắt khe thực phẩm dung nạp. Bà bầu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối nên thận trọng khi chọn thực phẩm ăn vặt. Tiêu chí nên sử dụng món ít đường, không chứa quá nhiều tinh bột,… Một số gợi ý như sau:

Gợi ý thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối để con khỏe, mẹ khỏe
Bữa phụ lành mạnh cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
  • Bột yến mạch với sữa không đường
  • Sữa chua ít đường
  • Các loại hạt, đậu
  • Bánh quy hạt chia
  • Salad bơ
  • Các loại trái cây ít đường như bơ, kiwi, táo, dâu tây,…

Trên đây là gợi ý thực đơn dành cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối. Bạn đọc có thể tham khảo. Ngoài ra, bà bầu cũng nên lưu ý, tránh bỏ bữa, đồng thời bổ sung thêm các dưỡng chất như vitamin, sắt, canxi, axit folic theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp bà bầu và thai nhi tránh được những biến chứng do tiểu đường thai kỳ gây ra. Bên cạnh đó, việc xây dựng chế độ luyện tập, vận động cũng giúp cơ thể bà bầu trao đổi chất tốt hơn. Chính vì thế, để thai kỳ khỏe mạnh, bà bầu nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để tập luyện các bài tập cho thai phụ.

Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin cần thiết cho bạn đọc về vấn đề: “Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì?”. Nhằm giúp mẹ khỏe, con khỏe, thông minh trong thời gian mắc phải tiểu đường thai kỳ, bà bầu nên thăm khám thai định kỳ để được bác sĩ theo dõi và tư vấn cụ thể hơn cho từng trường hợp.

Insulin là gì? Vai trò với cơ thể và cẩn trọng khi dùng

Insulin là gì? Vai trò với cơ thể và cẩn trọng khi dùng

Insulin có vai trò quan trọng trong cơ thể con người, nhất là đối với bệnh nhân mắc bệnh đái...

Hạ đường huyết là gì? Dấu hiệu và cách cấp cứu nhanh

Hạ đường huyết là một tình trạng nguy hiểm. Tình trạng này có thể xảy ra khi bệnh nhân bị...

Đường huyết là gì? Có vai trò như thế nào?

Đường huyết là gì? Vai trò và vấn đề thường gặp

Đường huyết là tên gọi chỉ hàm lượng đường trong máu. Đây là yếu tố quan trọng, có vai trò...

Kháng insulin là gì? Cơ chế, dấu hiệu, cách điều trị

Kháng insulin là một thuật ngữ chỉ những rối loạn lâm sàng, cụ thể béo phì, bệnh tiểu đường type...

Chỉ số đường huyết của thực phẩm – Bị tiểu đường nên biết

Một trong những cách kiểm soát lượng đường huyết trong máu tốt chất là lựa chọn và bổ sung cho...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *