Bệnh Thận Yếu
Bệnh thận yếu tức là chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng chẳng hạn như lọc máu, lọc chất thải, điều tiết lượng nước tiểu, điều hòa chức năng nội tiết, huyết áp bị ảnh hưởng. Thận yếu cũng là một trong những căn nguyên gây nên tình trạng yếu sinh lý, vô sinh, hiếm muộn ở cả nam và nữ giới.
Tổng quan bệnh học
Theo cấu tạo, mỗi người sẽ có 2 quả thận, đây là một cơ quan bài tiết quan trọng nằm trong hệ tiết niệu. Thận đảm nhiệm chức năng lọc máu và chất thải giúp cơ thể khỏe mạnh; Điều tiết lượng nước tiểu, tái hấp thu các chất; Điều hòa huyết áp, chức năng nội tiết và duy trì cân bằng điện giải.
Thận yếu tức là chức năng thận bị suy giảm, bệnh được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn. Lúc bệnh mới khởi phát các triệu chứng rất mờ nhạt nên khó khăn để có thể nhận biết và phát hiện bệnh sớm. Khi bệnh nặng người bệnh thường có những biểu hiện rõ nét như tiểu đêm nhiều lần, đau lưng, tay chân phù nề, gặp trục trặc chuyện giường chiếu.
Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ không biệt giới tính, độ tuổi. Những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh thận yếu cao được kể đến như thừa cân béo phì, ít vận động; Người có lối sống không khoa học như thường xuyên nhịn tiểu, lười uống nước, sử dụng bia rượu, chất kích thích.
Theo ghi nhận, hiện nay bệnh thận yếu đang có xu hướng gia tăng, do bệnh được phát hiện muộn nên số người mắc bệnh ở giai đoạn cuối chiếm khoảng 0.1% dân số, một con số khá cao. Thận yếu không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn là căn nguyên dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm khác như viêm niệu đạo, ung thư bàng quang, tiểu đường, vô sinh, hiếm muộn.
Phân loại bệnh
Dựa vào thời gian khởi phát bệnh, mức độ bệnh nặng nhẹ mà bệnh thận yếu được chia thành 5 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ có những dấu hiệu, triệu chứng điển hình cụ thể như sau:
- Giai đoạn I: Đây là giai đoạn bệnh mới khởi phát nên còn nhẹ. Như đã chia sẻ, các triệu chứng còn mờ nhạt, không rõ ràng nên rất khó phát hiện ra hoặc bị nhầm lẫn với các bệnh lý liên quan khác.
- Giai đoạn II: Lúc này chức năng thận bắt đầu có dấu hiệu suy giảm, triệu chứng bệnh cũng biểu hiện ra bên ngoài chẳng hạn như đau lưng, tiểu đêm. Tuy nhiên mức độ còn nhẹ, tần suất thấp.
- Giai đoạn III: Đây được xem là giai đoạn quan trọng, đánh dấu sự chuyển hướng bệnh sang mức độ nặng. Ở giai đoạn 3 chức năng thận bắt đầu suy giảm hẳn. Tay chân xuất hiện dấu hiệu phù nề, lạnh về đêm, đau mỏi lưng, tiểu tiện bị rối loạn.
- Giai đoạn IV: Khi bước vào giai đoạn 4 chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng, lên đến 90%. Ngoài những triệu chứng như đau lưng, tiểu đêm thì bệnh nhân còn xuất hiện một số triệu chứng liên quan đến xương khớp, thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi.
- Giai đoạn V: Lúc này bệnh đã bước vào giai đoạn cực kỳ nặng, chức năng thận gần như bị suy thoái, mất hoàn toàn. Cơ thể người bệnh luôn trong tình trạng yếu ớt, bác sĩ cần chỉ định các phương pháp can thiệp thì mới có thể duy trì được sự sống hàng ngày.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Việc tìm hiểu và nắm rõ các nguyên nhân chính gây bệnh sẽ giúp các bác sĩ đánh giá chính xác mức độ cũng như tình trạng bệnh, từ đó có hướng điều trị thích hợp, hiệu quả. Theo các chuyên gia, chứng thận yếu thường được hình thành trong một thời gian dài mới bộc phát và gây ra nhiều tổn thương cho thận.
Một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khiến bệnh khởi phát và trở nặng đó là:
- Do các bệnh lý nền: Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, những người mắc các bệnh lý như tiểu đường, sỏi niệu quản, sỏi thận, tắc niệu quản, viêm bàng quang, đái tháo đường, u xơ tuyến tiền liệt thường có nguy cơ cao mắc bệnh thận yếu.
- Do béo phì - thừa cân: Những trường hợp cân nặng quá khổ thường dễ mắc bệnh thận yếu. Bởi vì, cơ thể bị dư lượng mỡ khiến cho thận bị chèn ép. Lúc này thận bị suy giảm chức năng lưu thông máu, máu không cung cấp đủ cho hoạt động đào thải các chất cặn bã, lâu ngày tích tụ dẫn đến chứng thận yếu.
- Lạm dụng thuốc: Việc thường xuyên sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh cũng có thể khiến cho chức năng thận bị suy giảm. Bởi vì thuốc Tây sau khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa liên tục và đào thải tại thận. Do đó, nếu như lượng thuốc quá nhiều, khiến cho thận không kịp hoạt động, gây nhiễm độc và dẫn đến tình trạng tổn thương, yếu thận.
- Lối sống thiếu khoa học: Những hành vi thiếu khoa học như thường xuyên sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, lười uống nước, lười vận động, nhịn tiểu đều là những yếu tố khiến cho bệnh khởi phát và tình trạng thận yếu ngày càng tiến triển trầm trọng hơn.
Triệu chứng và Chẩn đoán
Bệnh thận yếu đặc trưng bởi tình trạng tiểu nhiều về đêm, đau lưng, tay chân phù nề, khó thở, mệt mỏi. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và thể trạng của bệnh nhân mà các triệu chứng này thể hiện được tính nghiêm trọng khác nhau.
Các triệu chứng điển hình nhận biết bệnh thận yếu:
- Tiểu nhiều về đêm: Một trong những chức năng chính của thận đó chính là điều tiết lượng nước tiểu và lọc chất thải. Do đó, dấu hiệu nhận biết bệnh thận yếu đầu tiên là người bệnh thường xuyên đi tiểu nhất là về đêm. Khi đi tiểu sẽ có cảm giác đau rát, sau khi tiểu xong vẫn thấy mót tiểu, bàng quang luôn trong tình trạng đầy nước.
- Nước tiểu có dấu hiệu bất thường: Đối với người bệnh thận yếu mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu sẽ nhiều hơn những người bình thường. Ngoài ra nước tiểu có nhiều bọt, màu sắc khác thường chẳng hạn như sậm màu hoặc nhạt hơn.
- Cảm giác đau lưng: Khi bị thận yếu người bệnh thường có cảm giác đau lưng khó chịu. Nguyên nhân là vì lúc này chức năng thận bị ảnh hưởng, các chất cặn bã bị ứ đọng, không được đào thải ra ngoài. Điều này khiến cho cơ thể bị mệt mỏi và các bộ phận xương khớp có liên quan như cột sống, vùng lưng bị tác động gây đau nhức.
- Bị khó thở: Khi bị thận yếu gây khó thở, bởi vì cơ thể không được cung cấp đủ oxy do thiếu máu, trong phổi chứa đựng nhiều một lượng chất lỏng dư thừa. Ngoài khó thở còn kèm theo triệu chứng thở nông, hụt hơi, hơi thở luôn có mùi khí Amoniac khó chịu.
- Tay chân phù nề, lạnh, hay rùng mình: Thận yếu sẽ khiến cho quá trình lưu thông máu không tốt từ đó các chất dịch không được bài tiết ra ngoài. Tình trạng ứ đọng lâu ngày ở các chi sẽ gây ra hiện tượng phù nề. Kèm theo đó là những triệu chứng điển hình khác như nhức mỏi, ớn lạnh, rùng mình, nhạt miệng, ăn không ngon miệng, tinh thần bất ổn.
- Chóng mặt, hoa mắt: Theo cấu tạo, thận có sự liên quan mật thiết với các bộ phận khác trong cơ thể, trong đó có não bộ. Do đó, khi thận bị tổn thương khiến cho chức năng lọc máu, vận chuyển máu diễn ra không bình thường. Điều này dẫn đến não bộ không đủ chất dinh dưỡng và máu cần thiết để nuôi cơ thể. Tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ khiến người bệnh bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thậm chí bị hen suyễn, cao huyết áp.
- Chức năng sinh lý suy giảm: Thận đảm nhiệm vai trò lưu thông máu trong cơ thể con người. Do đó, khi bị thận yếu sẽ khiến cho lượng máu cung cấp đến dương vật bị suy giảm gây ra tình trạng yếu sinh lý, rối loạn cương dương, dương vật khó cương cứng, mộng tinh, xuất tinh sớm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tình dục vợ chồng. Trong những trường hợp bệnh nặng có thể gây vô sinh, hiếm muộn.
Ngoài những triệu chứng điển hình nói trên, bệnh nhân mắc bệnh thận yếu còn có một số dấu hiệu đi kèm khác như đầu óc không tập trung, da bị khô ráp, ngứa ngáy, xuất hiện bọng mắt, tóc rối, khô xơ, dễ rụng.
Bệnh thận yếu thường được hình thành trong một thời gian dài, diễn biến bệnh âm thầm, rất khó phát hiện ra. Do đó, khi thấy cơ thể có một trong những dấu hiệu bất thường kể trên chúng ta nên đến các trung tâm y tế để thăm khám ngay.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, để đánh giá chính xác được các chỉ số chức năng thận và sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường thì bệnh nhân cần được kiểm tra chức năng thận thông qua các phương pháp như:
- Xét nghiệm Ure trong máu, Acid Uric máu, Creatinin huyết thanh, nước tiểu.
- Điện giải đồ, xét nghiệm đạm niệu, rối loạn cân bằng kiềm toan.
- Siêu âm bụng nhằm đánh giá được cấu trúc và kích thước tổn thương thận.
- Sinh thiết thận tức là lấy một mẫu mô thận nhỏ, sau đó dùng kính hiển vi để tìm ra nguyên nhân gây thận yếu và mức độ bệnh.
- Một số trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ chỉ định chẩn đoán bằng các phương pháp chụp CT, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI, thông qua hình ảnh rõ nét sẽ đưa ra kết luận chính xác nhất.
Biến chứng và tiên lượng
Bệnh thận yếu tức là các chức năng thận bị suy giảm, gây ra rất nhiều triệu chứng bất lợi cho người bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống cũng như hiệu suất công việc hàng ngày.
Tình trạng bệnh kéo dài lâu ngày không được can thiệp đúng cách sẽ khiến cho các độc tố tích tụ lại trong cơ thể và gây ra các biến chứng nguy hiểm như tiểu nhiều về đêm một cách không tự chủ, mất ngủ thường xuyên khiến cơ thể bị suy nhược. Bệnh gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý nên người bệnh có nguy cơ vô sinh, hiếm muộn rất cao.
Ở mức độ nghiêm trọng có thể làm suy giảm chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể và có nguy cơ mắc các chứng bệnh nguy hiểm như ung thư bàng quang, bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, thậm chí tử vong.
Theo các chuyên gia đầu ngành cho biết, bệnh thận yếu nếu được phát hiện sớm ngay khi mới khởi phát thì hoàn toàn có thể chữa khỏi. Nhưng trong quá trình điều trị người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học.
Điều trị
Như đã chia sẻ, bệnh thận yếu có thể chữa khỏi nếu như phát hiện sớm và áp dụng đúng phương pháp điều trị. Hiện nay, để chữa trị chứng thận yếu các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân uống thuốc Tây và cải thiện bệnh tại nhà thông qua việc thực hiện tốt chế độ ăn uống, sinh hoạt.
Các phương pháp được chỉ định trong quá trình điều trị bệnh thận yếu bao gồm:
Sử dụng thuốc:
Thuốc Tây luôn là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều bệnh nhân, bởi vì hiệu quả mang lại nhanh, tại chỗ, thuận tiện trong việc sử dụng. Dưới đây là một số loại thuốc được chỉ định trong điều trị chứng thận yếu:
- Thuốc kháng sinh được kê đơn trong trường hợp nhiễm trùng thận, viêm cầu thận, nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Thuốc kiểm soát huyết áp như ức chế thụ thể Angiotensin 2, thuốc ức chế enzim chuyển Angiotensin.
- Nhóm thuốc hỗ trợ thiếu máu, sản sinh máu như viên sắt, Beta, Erythropoietin Hormone, Darbe Epo. Thuốc được chỉ định cho những trường hợp thiếu máu, thường xuyên có triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, đau đầu.
- Thuốc giảm Cholesterol gồm Clofibrat, Fenofibrat, Ezetimibe, Statin...
- Thuốc lợi tiểu như Amiloride Triamterene, Hydrochlorothiazide...thuốc được chỉ định cho những bệnh nhân bị tích nước gây phù nề, khó tiểu.
- Thuốc kiểm soát Acid Uric để tránh trường hợp gây tổn thương xương khớp dẫn đến bệnh Gout. Một số thuốc được kể đến như Allopurinol, Colchicin.
- Ngoài ra, để cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả, bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân bổ sung thêm Vitamin D, Canxi.
Khi sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh, tuy mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng. Nhưng bệnh nhân cần lưu ý thực hiện đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc hoặc bớt thuốc một cách tùy tiện. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ nhẹ không mong muốn như chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, đắng miệng.
Thực hiện lối sống sinh hoạt khoa học:
Ngoài uống thuốc điều trị bệnh thì bệnh nhân thận yếu hoàn toàn có thể cải thiện các triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển bệnh ngay tại nhà bằng các biện pháp đơn giản như thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học lành mạnh, cụ thể:
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường chất xơ, rau xanh, hoa quả tươi trong những bữa ăn hàng ngày.
- Hạn chế các thực phẩm và đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẵn, thức ăn nhiều muối, kiêng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng quá độ, ngủ đúng giờ, đủ giấc.
- Vận động cơ thể bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng.
Phòng ngừa
Bệnh thận yếu gây ra nhiều triệu chứng điển hình như tiểu đêm, tiểu buốt, mót tiểu, mất ngủ, đau lưng, mệt mỏi. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, mỗi chúng ta nên chủ động phòng ngừa chứng thận yếu để tránh được những bất lợi kể trên.
Dưới đây là những biện pháp đơn giản phòng ngừa bệnh thận yếu mà chúng ta có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà:
- Luôn theo dõi huyết áp và duy trì ở mức bình thường, cụ thể là dưới 140/90mm Hg.
- Thăm khám cơ thể định kỳ mỗi năm 2 lần và kiểm soát lượng đường trong máu, nồng độ Cholesterol.
- Luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe bằng các bài tập đơn giản như chạy bộ, bơi lội, yoga.
- Duy trì cân nặng vừa phải, tránh tình trạng thừa cân, cân nặng quá khổ.
- Làm việc có kế hoạch, không nên thức quá khuya, tránh căng thẳng stress quá mức, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể, đặc biệt là những lúc thời tiết nóng bức hoặc sau khi vận động thể chất mạnh.
- Chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm tươi xanh, chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ.
- Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, giảm lượng muối và lượng đạm trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Đồng thời nên hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn.
- Tránh những thói quen sinh hoạt xấu như nhịn tiểu, lười vận động. Đồng thời nên quan hệ tình dục một cách điều độ, lành mạnh.
Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ
1. Bệnh thận yếu có nguy hiểm không?
2. Bệnh thận yếu có chữa được không?
3. Thận yếu có nguy cơ di truyền không?
4. Bệnh thận yếu ở phụ nữ có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
5. Có nên tự chữa bệnh thận yếu tại nhà bằng các bài thuốc dân gian không?
6. Bệnh thận yếu gây đau lưng nên làm gì để giảm các triệu chứng?
7. Người bệnh thận yếu nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện các triệu chứng?
8. Phụ nữ mang thai bị thận yếu nên điều trị như thế nào để đảm bảo an toàn?
Bệnh thận yếu tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh. Bởi vì thận đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng giúp các cơ quan trong cơ thể vận hành trơn tru. Do đó, nếu phát hiện những triệu chứng bệnh cần thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.
Xem thêm:
- Bài thuốc Đông y chữa thận yếu theo y học cổ truyền
- 6 Món ăn trị thận yếu vừa ngon lại dễ làm