Bệnh đạm niệu

Đạm niệu hay còn gọi là tình trạng protein niệu xảy ra do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong cơ thể. Người mắc bệnh gặp phải các triệu chứng bất thường khi đi tiểu, kèm theo các dấu hiệu toàn thân khác. Trường hợp đạm niệu không được kiểm soát lâu dài có thể gây ra không ít hệ lụy đối với sức khỏe.

Tổng quan

Đạm niệu (Protein niệu) là bệnh lý về đường tiết niệu nhiều người gặp phải. Bệnh biểu thị số lượng protein trong nước tiểu cao hơn bình thường khiến nước tiểu có lẫn nhiều bọt. Theo phân tích mẫu bệnh phẩm của người bệnh, chuyên gia nhận thấy loại protein thường gặp nhất là albumin.

Đạm niệu
Đạm niệu là tình trạng nước tiểu chứa lượng protein cao hơn so với bình thường

Albumin được biết đến là hoạt chất có trong huyết tương, nhiệm vụ chính là giúp ngăn sự thoát ra ngoài của chất lỏng tại mạch máu. Bên cạnh đó, chất này còn giúp hỗ trợ duy trì áp lực thẩm thấu keo ở mức ổn định, liên kết, vận chuyển các chất bên trong cơ thể.

Do đó, protein albumin đóng vai trò quan trọng đối với con người. Tuy nhiên ở người mắc bệnh đạm niệu, lượng protein albumin được tìm thấy trong nước tiểu khá cao. Đây là dấu hiệu cảnh báo việc thận đang có vấn đề, các tổn thương tiềm ẩn hiện hữu khiến chức năng thận suy giảm.

Hàm lượng đạm đào thải qua đường tiểu quá nhiều khiến cơ thể thiếu chất. Trường hợp phát hiện bệnh và chữa trị ngay từ giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể chữa khỏi mà không gây biến chứng. Ngược lại, tình trạng đạm niệu kéo dài có thể khiến thận suy giảm chức năng nặng nề, nguy cơ suy thận cao ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Theo thông tin y khoa, lượng đạm trong nước tiểu bị đào thải tự nhiên mỗi ngày là 150mg, đây là chỉ số đối với người khỏe mạnh bình thường. Trường hợp chẩn đoán mắc đạm niệu, hàm lượng protein được tìm thấy trong nước tiểu lớn hơn 150mg/ngày.

Đặc biệt trong trường hợp ghi nhận chỉ số lên đến hơn 3g mỗi ngày, bệnh nhân có khả năng đã mắc chứng thận hư. Nguyên nhân gây bệnh được xác định có liên quan đến các tổn thương bên trong cơ quan bài tiết, quá trình lọc máu tại thận bị ảnh hưởng.

Chỉ số đạm niệu ở một vài đối tượng có sự tăng nhẹ khi bị sốt, bệnh, chạy nhảy, vận động cường độ cao,... Đối với những trường hợp này sau khi điều chỉnh thói quen, nghỉ ngơi, bù nước bù khoáng một thời gian chỉ số đạm niệu sẽ trở lại mức bình thường.

Nguyên nhân gây đạm niệu
Có nhiều yếu tố tác động dẫn đến tình trạng đạm niệu

Tuy nhiên, nếu nhận thấy chỉ số đạm niệu không thay đổi sau khi tăng một thời gian, đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bệnh lý cần được can thiệp điều trị. Những nguyên nhân gây bệnh đạm niệu sẽ được xác định để đưa ra giải pháp điều trị tương ứng. Một vài yếu tố chính kể đến như:

  • Ảnh hưởng từ bệnh đạm niệu thứ phát. Cụ thể hơn bao gồm các đối tượng bệnh nhân gặp vấn đề về viêm cầu thận, mắc bệnh thận do tiểu đường, bệnh thận màng,... Tình trạng đạm niệu tăng cao đánh giá mức độ tổn thương chức năng thận.
  • Những bệnh nhân bị viêm kẽ ống thận, bị hoại tử ống thận hoặc bị bệnh thận đa nang,... cũng gặp phải tình trạng nước tiểu chứa hàm lượng protein cao.
  • Ảnh hưởng bởi quá trình hấp thu chịu áp lực lớn, cơ thể không tiếp nhận lượng lớn protein trong huyết tương. Protein sẽ tự đào thải ra cơ thể qua đường tiểu. Tình trạng gặp phải khi bệnh nhân mắc chứng đa u tủy xương, rối loạn sinh tủy,...
  • Ngoài các nguyên nhân kể trên, đạm niệu có thể xảy ra do ảnh hưởng bởi các bệnh lý đa dạng khác. Không những thế, người bệnh có thể tiểu ra nhiều protein khi cơ thể bị căng thẳng quá mức, tiếp xúc với nhiệt độ cao,...

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Bệnh nhân mắc đạm niệu có thể nhận thấy tình trạng có bọt bất thường trong nước tiểu. Bên cạnh đó, cơ thể người bệnh cũng phát sinh những dấu hiệu toàn thân khác kể đến như:

  • Vùng mặt, phần bụng, chân và mắt cá chân sưng phù.
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường, người bị mệt mỏi, hụt hơi.
  • Cảm giác chán ăn, thường xuyên buồn nôn, nôn.
  • Hay bị chuột rút vào buổi tối khi đi ngủ.

Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ khó phát hiện triệu chứng đạm niệu do chúng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên khi lượng protein bị đào thải nhiều hơn, người bệnh sẽ nhận thấy triệu chứng cụ thể và có mức độ tăng tiến dần.

Những đối tượng nguy cơ như người trên 65 tuổi, người có tiền sử người thân mắc bệnh thận, tiểu đường,... cần chủ động thăm khám bác sĩ nếu cơ thể có các triệu chứng kể trên. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân, mức độ đạm niệu để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất giúp người bệnh bảo vệ sức khỏe.

Chẩn đoán

Mẫu nước tiểu của người bệnh được thu thập và đưa đến phòng thí nghiệm. Phương pháp xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán bệnh đạm niệu cũng như nhiều bệnh lý khác. Thông qua kết quả phân tích nước tiểu, lượng đạm sẽ được ghi nhận, đồng thời bác sĩ cũng đánh giá được nguy cơ tại thận và các thông tin bệnh lý khác.

Chẩn đoán đạm niệu
Mẫu nước tiểu được lấy xét nghiệm phân tích lượng hàm lượng protein đào thải mỗi ngày của bệnh nhân

Cách chẩn đoán đạm niệu sẽ thực hiện dựa trên kết quả định tính, bán định lượng và định lượng. Cụ thể:

  • Chẩn đoán định tính: Làm đông đạm nước tiểu bằng cách đốt hoặc làm lạnh với sulfosalicylipue. Sau khi đạm đông lại có thể quan sát bằng mắt thường mà không cần các thiết bị hỗ trợ khác. Trường hợp đốt đạm niệu sẽ khiến nước tiểu bị đục. Thông qua các dấu hiệu này bác sĩ có thể nhận định lượng đạm trong nước tiểu của bệnh nhân.
  • Chẩn đoán bán định lượng: Sử dụng que thử nước tiểu thăm dò phản ứng đạm niệu từ mẫu bệnh phẩm được lấy từ người bệnh. Màu sắc của que thử sẽ đổi màu nếu hàm lượng protein cao.
  • Chẩn đoán định lượng: Mẫu nước tiểu 24 giờ sẽ cho ra kết quả chuẩn xác nhất về lượng đạm niệu của bệnh nhân.

Các phương pháp chẩn đoán cần thiết khác có thể được chỉ định nhằm xác định nguyên nhân, xác định mức độ tổn thương,... để bác sĩ dễ dàng trong việc xây dựng phương án điều trị cho mỗi người bệnh.

Biến chứng và tiên lượng

Tình trạng đạm niệu nếu phát hiện sớm và điều chỉnh đúng cách dựa trên nguyên nhân có thể kiểm soát một cách hiệu quả. Tuy nhiên, đối với những tổn thương tiềm ẩn tại thận tiến triển khá âm thầm nếu không phát hiện có thể gây ra các hệ lụy khác.

Nồng độ đạm trong nước tiểu tăng cao, điều này khiến cơ thể gặp phải các triệu chứng bất thường nặng nề hơn. Vấn đề về thận khi đó không chỉ nằm ở các tổn thương nhỏ mà còn có nguy cơ tiến triển gây nhiều hệ lụy đối với sức khỏe và đời sống người bệnh.

Nhất là đối với trường hợp nguyên nhân gây đạm niệu liên quan đến bệnh lý về thận, viêm nhiễm đường tiết niệu,... Người bệnh nên chủ động kiểm tra sức khỏe và điều trị để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.

Tham khảo thêm: Bệnh viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân và cách điều trị

Điều trị

Để ổn định chỉ số protein niệu cho người bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây ra sự thay đổi này chỉ định giải pháp tương ứng. Dưới đây là một vài cách chữa đạm niệu được thực hiện phổ biến:

  • Điều trị đạm niệu do tiểu đường: Chỉ định kiểm soát triệu chứng tại thận liên quan đến bệnh lý tiểu đường. Tiến hành kiểm tra, xây dựng kế hoạch ngăn chặn tình trạng tổn thương thận trở nên nghiêm trọng hơn. Dùng thuốc ổn định đường huyết và huyết áp cho người bệnh. Điều chỉnh thực đơn dinh dưỡng giúp bệnh nhân duy trì đường huyết về mức ổn định.
  • Điều trị đạm niệu do cao huyết áp: Người bệnh được kê đơn sử dụng thuốc ức chế men chuyển angiotensin, thuốc ức chế thụ thể angiotensin. Mục đích kiểm soát huyết áp và ngăn các tổn thương tại thận trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Điều trị đạm niệu do viêm cầu thận: Đối với trường hợp này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám, kiểm tra thận, xác định viêm cầu thận bệnh nhân gặp phải ở mức độ nào. Kê đơn thuốc ức chế miễn dịch, thuốc huyết áp, thuốc corticoid cho bệnh nhân. Tùy từng trường hợp người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ sử dụng thuốc để có được kết quả điều trị tốt nhất.
  • Điều trị đạm niệu do bệnh tự miễn: Tương tự như trên, đối với tình trạng đạm niệu cao do bệnh tự miễn gây ra người bệnh sẽ phải dùng thuốc điều trị, kiểm soát biến chứng tương ứng tình trạng sức khỏe.
  • Điều trị đạm niệu do các nguyên nhân khách quan: Những người có chỉ số protein nước tiểu cao do sốt, vận động quá sức,... sẽ được hướng dẫn khắc phục tại nhà bằng giải pháp phù hợp. Chẳng hạn điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống, loại bỏ thói quen xấu,... để nước tiểu trở về trạng thái bình thường.

Phòng ngừa

Đạm niệu xảy ra cảnh báo nguy cơ tổn thương thận và các vấn đề liên quan. Người bệnh không chủ động điều trị sớm khi nhận thấy biểu hiện bất thường có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là rủi ro tổn thương thận nặng nề hơn.

Phòng ngừa đạm niệu
Ăn uống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh, khám sức khỏe định kỳ

Vì thế chuyên gia khuyến khích mỗi người nên thăm khám sức khỏe sớm, nhất là khi cơ thể có các triệu chứng dai dẳng. Bên cạnh đó, việc phòng ngừa cũng cần đặt lên hàng đầu, nhằm mục đích ngăn nguy cơ bệnh tái phát. Dưới đây là một số lưu ý:

  • Ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thông qua nguồn thực phẩm lành mạnh.
  • Hạn chế việc ăn quá nhiều đạm động vật trong ngày, hạn chế ăn quá nhiều muối.
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng về hàm lượng muối bạn cần nạp vào mỗi ngày.
  • Tập thể dục, vận động giúp duy trì cân nặng cân đối, tăng cường tuần hoàn máu và sức đề kháng.
  • Không nên sử dụng thuốc lá, hít khói thuốc lá thụ động, không sử lạm dụng rượu bia, không sử dụng chất kích thích độc hại.
  • Điều trị bệnh theo hướng dẫn, tránh tình trạng lạm dụng thuốc tân dược.
  • Khám sức khỏe định kỳ, đến gặp bác sĩ kiểm tra sớm khi phát hiện nước tiểu có biểu hiện lạ kèm theo nhiều triệu chứng toàn thân bất thường.

Có thể bạn quan tâm: Viêm niệu đạo là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Đạm niệu là gì?

2. Nguyên nhân gây đạm niệu là gì?

3. Triệu chứng bệnh đạm niệu là gì?

4. Tôi cần làm xét nghiệm gì chẩn đoán đạm niệu?

5. Đạm niệu có tự khỏi không?

6. Khi nào cần điều trị đạm niệu?

7. Dùng thuốc trị đạm niệu có tác dụng phụ không?

8. Biến chứng đạm niệu gây ra có nguy hiểm không?

9. Tôi dùng thuốc trong bao lâu thì khỏi?

10. Khi nào tôi cần quay lại bệnh viện tái khám?

Đạm niệu thể hiện thông qua chỉ số protein trong nước tiểu cao. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ, thăm khám và điều trị y tế để tránh nguy cơ các tổn thương và vấn đề ở thận, đường tiết niệu,... trở nên nặng nề ảnh hưởng sức khỏe và đời sống.