Bệnh áp xe thận

Bệnh áp xe thận không phổ biến như những trường hợp áp xe khác. Tuy nhiên đây là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, bệnh nhân có khả năng tử vong trong thời gian ngắn nếu không phát hiện và điều trị sớm. Bệnh hình thành do chấn thương hoặc liên quan đến hiện tượng nhiễm trùng thận do tích tụ sỏi.

Tổng quan

Áp xe thận hình thành ổ mủ tích tụ quanh thận do nhiễm trùng. Tình trạng này xảy ra ở các mô mềm quanh thận hoặc tại mô thận ngoại vi. Bệnh lý tuy không phổ biến như các dạng áp xe thông thường nhưng có mức độ nguy hiểm cao, người bệnh có khả năng tử vong trong thời gian ngắn.

Áp xe thận
Áp xe thận là một trong những bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân

Phân loại

Áp xe thận được chia thành 2 loại dựa trên tình trạng nhiễm trùng ở mô thận, cụ thể:

  • Áp xe thận vi thể: Các mô thận bị nhiễm trùng, hình thành ổ áp xe. Có ít trường hợp gặp phải tình trạng áp xe vi thể, tuy nhiên bệnh có thể diễn biến sang suy thận nhanh chóng nếu người bệnh nhiễm phải thể bệnh này.
  • Áp xe thận đại thể: Các mô thận xuất hiện ổ mủ liên quan đếnn hiện tượng viêm bể thận cấp trước đó.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Áp xe thận có thể hình thành do các nguyên nhân:

  • Nhiễm trùng máu mang theo vi khuẩn đi vào phổi gây áp xe và nhiều vấn đề khác.
  • Ảnh hưởng bởi nhiễm trùng đường tiết niệu, vi khuẩn ngược dòng vào thận tấn công hình thành ổ áp xe.
  • Nhiễm khuẩn Mycoplasma là một trong những nguyên nhân gây áp xe thận.
  • Sỏi đường tiết niệu cũng là yếu tố nguy cơ gây viêm nhiễm mô thận hình thành các ổ viêm, áp xe.
  • Ngoài ra còn các nguyên nhân khác như viêm thận, lạm dụng nhiều thuốc truyền tĩnh mạch, mắc chứng bàng quang thần kinh,...

Mặc dù tỷ lệ bệnh nhân áp xe thận trên thới giới khá thấp, tuy nhiên bạn đọc không nên chủ quan. Chứng bệnh này nếu không được kiểm soát có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Những đối tượng nguy cơ cao:

  • Bệnh nhân mắc chứng tiểu đường.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người trên 65 tuổi có sức khỏe, đề kháng kém.
  • Người mắc bệnh tự miễn, hồng cầu hình liềm.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Người bệnh áp xe thận gặp phải các triệu chứng bao gồm:

  • Xuất hiện cơn sốt kèm theo hiện tượng ớn lạnh toàn thân, run rẩy không kiểm soát.
  • Cơ thể đổ nhiều mồ hôi, đau bụng và tiểu đau buốt.
  • Quan sát nước tiểu có máu, tụt huyết áp.
  • Da dẻ xanh xao, nhịp tim đập nhanh.
  • Ngoài ra người bệnh có thể nhận thấy cân nặng sụt giảm bất thường, người luôn khó chịu, cáu gắt.

Nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu kể trên. Không nên chủ quan bởi áp xe thận là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng khó lường, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, thậm chí là đe dọa tính mạng người bệnh.

Chẩn đoán

Bệnh nhân khai báo trung thực về các triệu chứng đang gặp phải, thói quen hàng ngày, thuốc đang sử dụng và những yếu tố liên quan. Áp xe thận biểu hiện những dấu hiệu khác nhau, trên thực tế triệu chứng thường không đặc hiệu và dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề khác.

Chẩn đoán
Chẩn đoán áp xe thận và đưa ra giải pháp phù hợp tình hình sức khỏe bệnh nhân

Các xét nghiệm sẽ được chỉ định để chẩn đoán có hay không sự xuất hiện của chứng áp xe. Cụ thể, bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra nhằm tìm ra tình trạng nhiễm trùng. Một số phương pháp kể đến như:

  • Xét nghiệm máu: Tìm thấy số lượng bạch cầu, lượng vi khuẩn trong máu.
  • Phân tích nước tiểu: Kết quả nuôi cấy cho thấy nước tiểu dương tính với vi khuẩn.
  • Nuôi cấy máu: Chỉ định xét nghiệm nuôi cấy phát hiện áp xe thận, thực hiện cho đối tượng có nhiễm khuẩn tiết niệu. Phân lập được vi khuẩn gram âm.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Các phương pháp chụp X quang, X quang niệu đồ tĩnh mạch, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính,... được thực hiện nhằm củng cố kết quả chẩn đoán.

Biến chứng và tiên lượng

Áp xe thận nếu không được điều trị sau một thời gian ngắn phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt có nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh:

  • Vỡ ổ áp xe: Biến chứng này xảy ra kéo theo tình trạng viêm tấy quanh thận, bệnh nhân bị đau thắt ở vùng lưng, ngoài ra còn hiện tượng phù nề có thể cảm nhận và sờ thấy. Trong thời gian ngắn người bệnh có thể tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
  • Biến chứng đường niệu: Trường hợp ổ áp xe vỡ thông vào đường niệu là một trong những biến chứng nguy hiểm. Lúc này người bệnh bị tiểu ra dịch mủ trắng kèm mùi hôi, còn được gọi là hình thức tháo mủ. Nếu không được theo dõi điều trị người bệnh có thể bị viêm mãn tính, tái phát thường xuyên.
  • Nhiễm trùng máu: Đây là biến chứng có thể xảy ra khi vi khuẩn từ ổ áp xe di chuyển vào máu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nặng hơn, vi khuẩn theo máu lan rộng ra các cơ quan khác trong cơ thể. Tiên lượng xấu, người bệnh có thể tử vong bất cứ lúc nào.

Điều trị

Điều trị áp xe thận thường áp dụng biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các biện pháp can thiệp chuyên sâu nhằm ngăn chặn biến chứng. Tùy vào tình hình áp xe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp can thiệp phù hợp. Chẳng hạn:

Điều trị kháng sinh

  • Chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp bệnh nhân viêm bể thận cấp. Kháng sinh giúp kiểm soát các triệu chứng lâm sàng. Sử dụng trong vòng 7 ngày.
  • Trường hợp nặng hơn, ổ áp xe lớn thông thường không thể điều trị dứt điểm bằng một loại kháng sinh. Áp dụng điều trị cho những đối tượng có ổ áp xe nhỏ hơn 3cm.
  • Ở người nghi ngờ mắc chứng áp xe nhu mô thận sử dụng thuốc kháng sinh đường tiêm tĩnh mạch, thuốc có tác dụng rộng giúp ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn đặc hiệu.
  • Bên cạnh đó bác sĩ có thể chỉ định truyền dịch tĩnh mạch cho bệnh nhân.

Can thiệp ngoại khoa

Dẫn lưu qua da, phẫu thuật áp xe được chỉ định trong trường hợp thuốc uống, thuốc tiêm không phát huy tác dụng như mong đợi. Đặc biệt phương pháp ngoại khoa cần can thiệp cho đối tượng bị áp xe đáy chậu, tình trạng mà dùng thuốc không điều trị khỏi và có nguy cơ tử vong cao.

Điều trị
Dẫn lưu áp xe thận giúp bệnh nhân ngăn biến chứng, kéo dài tiên lượng sống

Phẫu thuật được thực hiện mổ hở hoặc nội soi sau phúc mạc dưới da dẫn lưu ổ áp xe. Tuy nhiên trước khi thực hiện bác sĩ sẽ dùng phương pháp X quang, siêu âm để xác định chính xác vị trí cần tác động. Dẫn lưu áp xe qua da là kỹ thuật mới, hiện nay đã và đang được áp dụng tại các bệnh viện uy tín.

Dẫn lưu áp xe kết ;hợp dùng thuốc kháng sinh có hiệu quả điều trị áp xe thận với ổ viêm kích thước từ 3 đến 5cm. Trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân phải cắt thận. Chỉ định đối với khối áp xe kích thước quá lớn. Phương pháp can thiệp xâm lấn chuyên sâu nhằm kéo dài tiên lượng sống cho bệnh nhân, ngăn viêm nhiễm lan rộng.

Phòng ngừa

Mặc dù áp xe thận có tỷ lệ xuất hiện thấp, tuy nhiên bệnh có biến chứng nặng nề, nguy hiểm tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì thế chuyên gia khuyên khích mỗi người cần chủ động bảo vệ sức khỏe, phòng tránh áp xe thận nói riêng và các trường hợp viêm nhiễm khác. Một số lưu ý:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, loại bỏ những tác nhân gây hại, hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn dầu mỡ, quá mặn hoặc quá ngọt.
  • Tập luyện thể dục, thể thao, rèn luyện sức khỏe, tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Tập nhẹ nhàng, lựa chọn những bộ môn vừa sức, không tập những bài tập nguy hiểm, không đảm bảo an toàn.
  • Trường hợp nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường nên chủ động thăm khám, tránh gặp phải các bệnh lý nặng, chậm trễ điều trị gây ra các rủi ro hại sức khỏe.
  • Thường xuyên khám sức khỏe tổng quát, phát hiện bất thường từ sớm điều trị can thiệp phòng ngừa rủi ro.
  • Không hút thuốc lá, không nhịn tiểu thường xuyên, nên xây dựng một lối sống lành mạnh để có một sức khỏe tốt.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tình trạng áp xe thận tôi đang gặp phải ở mức độ nào? Tiên lượng bao lâu?

2. Tôi có thể dùng thuốc điều trị áp xe thận không?

3. Tôi thực hiện các xét nghiệm nào để chẩn đoán áp xe thận?

4. Nếu không dùng thuốc điều trị áp xe thận có được không?

5. Tôi có nguy cơ gặp tác dụng phụ gì không khi sử dụng thuốc điều trị?

6. Trường hợp nào tôi cần phẫu thuật? Rủi ro nào tôi có thể gặp phải khi phẫu thuật?

7. Tôi cần làm gì để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh khi ở nhà?

8. Trường hợp quên liều dùng thuốc tôi phải làm gì?

Áp xe thận có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu bệnh nhân không nhận ra bệnh từ sớm và can thiệp điều trị. Chính vì thế, bạn đọc nên thận trọng khi phát hiện cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường. Khám sớm và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, chăm sóc bảo vệ an toàn sức khỏe.