Viêm niệu đạo là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Viêm niệu đạo thực chất là sự viêm ống dẫn tiểu. Bệnh lý này xuất hiện do sự xâm nhập vào niệu đạo của các loại vi khuẩn thông qua vùng da xung quanh lỗ niệu đạo ở âm đạo hoặc phía đầu dương vật. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ có cảm giác khó chịu, thường xuyên muốn đi tiểu khẩn cấp, gặp nhiều khó khăn trong việc bắt đầu đi tiểu, đau, ngứa ngáy, có máu lẫn vào nước tiểu hoặc tinh dịch… Việc không sớm điều trị có thể mắc phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình như nhiễm trùng huyết, làm hỏng hệ thống sinh sản…

Viêm niệu đạo là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Tìm hiểu viêm niệu đạo là gì? Nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm niệu đạo là gì?

Viêm niệu đạo thực chất là sự viêm ống dẫn tiểu. Niệu đạo được xác định là ống dẫn nước tiểu, giúp chất thải này di chuyển và ra khỏi cơ thể từ bàng quang. Ngoài ra, đối với nam giới, niệu đạo tại dương vật cũng là đường giúp tinh dịch di chuyển và ra khỏi cơ thể.

Đau khi đi tiểu là dấu hiệu nhận biết chủ yếu của bệnh viêm niệu đạo. Bệnh lý này xảy ra do sự xâm nhập vào niệu đạo của vi khuẩn. Chính vì thế bệnh thường được chữa khỏi bằng việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh.

Xem thêm: Viêm niệu đạo ở nam giới – Những thông tin cần biết

Nguyên nhân gây viêm niệu đạo

Hầu hết các trường hợp bị viêm niệu đạo đều bắt nguồn từ sự xâm nhập vào niệu đạo của các loại vi khuẩn thông qua vùng da xung quanh lỗ niệu đạo ở âm đạo hoặc phía đầu dương vật. Các loại vi khuẩn thường gặp gồm:

  • E.coli: E.coli và những loại vi khuẩn được tìm thấy trong phân có khả năng di chuyển lên niệu đạo và gây viêm.
  • Neisseria gonorrhoeae: Neisseria gonorrhoeae còn có tên gọi khác là Gonococci hoặc Gonococcus. Neisseria gonorrhoeae là một loài vi khuẩn Gram âm. Loại vi khuẩn này có khả năng gây ra bệnh lậu và lây truyền qua hoạt động tình dục.
  • Nhiễm Chlamydia: Nhiễm Chlamydia là một trong những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục (STD). Bệnh lý này xảy ra phổ biến do sự xâm nhập và tác động của vi khuẩn Chlamydia trachomatis.
  • Virus herpes simplex: Bệnh viêm niệu đạo có thể hình thành và phát triển bởi sự xâm nhập của virus herpes simplex (HSV-1 và HSV-2). Ngoài ra một nguyên nhân khác có khả năng gây bệnh là Trichomonas. Đây là một sinh vật đơn bào có khả năng lây truyền qua đường tình dục.

Chlamydia, lậu và một số loại nhiễm trùng lây truyền thông qua đường tình dục khác thường bị giới hạn ở niệu đạo. Tuy nhiên các tác nhân gây bệnh này có khả năng di chuyển và lan rộng đến hệ thống sinh sản của người phụ nữ. Từ đó làm phát sinh bệnh viêm vùng chậu (danh pháp khoa học: Pelvic inflammatory disease).

Đối với nam giới, nhiễm trùng chlamydia và lậu đôi khi phát triển và làm phát sinh tình trạng nhiễm trùng mào tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, viêm vùng chậu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh vô sinh.

Những sự nhiễm trùng qua đường tinh dục (STIs – sexually transmitted infections) thường gây viêm niệu đạo. Cụ thể như bệnh chlamydia, bệnh lậu hoặc viêm nhiễm phát sinh do sự xâm nhập của herpes simplex – một loại siêu vi trùng gây bệnh viêm da.

Sự nhiễm trùng qua đường tinh dục khiến niệu đạo bị viêm xảy ra phổ biến hơn ở những nam giới trẻ tuổi và đã tham gia hoạt động tình dục. Một số loại vi sinh vật khác không có khả năng gây viêm nhiễm qua đường sinh dục nhưng có thể tác động và khiến niệu đạo bị nhiễm trùng. Cụ thể như các loại vi khuẩn bình thường tồn tại và hoạt động ở cơ quan sinh dục có thể gây bệnh về niệu đạo.

Ở một số trường hợp khác, nhiễm trùng tuyến tiền liệt hoặc nhiễm trùng bàng quan hay đường tiết niệu trải qua các cuộc phẫu thuật có thể khiến niệu đạo gặp vấn đề và bị viêm.

Neisseria gonorrhoeae
Neisseria gonorrhoeae – Vi khuẩn Gram âm, có khả năng gây ra bệnh lậu, viêm niệu đạo và lây truyền qua hoạt động tình dục

Đối tượng nguy cơ của bệnh viêm niệu đạo

Các đối tượng nguy cơ của tình trạng nhiễm khuẩn niệu đạo gồm:

1. Người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục

STI (nhiễm trùng lây truyền qua quan hệ tình dục) có thể tác động làm tăng nguy cơ hình thành và tiến triển hội chứng niệu đạo. Các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua quan hệ tình dục có thể dẫn đến nhiễm trùng niệu đạo bao gồm mycoplasma bộ phận sinh dục, bệnh chlamydia và bệnh lậu.

Tìm hiểu thêmViêm niệu đạo do lậu là gì? Giải pháp điều trị

2. Người có chế độ ăn uống không phù hợp

Các chất tồn tại trong một số loại thực phẩm có khả năng xâm nhập vào cơ thể, vào nước tiểu, tác động và gây kích ứng niệu đạo. Nguy cơ mắc bệnh viêm niệu đạo sẽ tăng cao nếu bạn thường xuyên sử dụng một số loại thực phẩm, thức uống sau:

  • Rượu
  • Thức ăn cay nóng
  • Các loại đồ uống và thực phẩm có chứa caffeine.

Niệu đạo có thể bị kích ứng do việc sử dụng một số sản phẩm xà phòng có chất tạo mùi thơm. Thành phần hóa học trong các sản phẩm vệ sinh cá nhân, xà phòng và những biện pháp tránh thai có khả năng là những hóa chất gây kích ứng bộ phận sinh dục, niệu đạo ở một số đối tượng. Những sản phẩm này có thể bao gồm:

  • Bao cao su
  • Gel ngừa thai
  • Sản phẩm vệ sinh
  • Thuốc thụt rửa hoặc vệ sinh phụ nữ
  • Xà phòng thơm, các loại sữa tắm.

3. Người có tiền sử bị nhiễm trùng đường tiết niệu

Những người có tiền sử mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể tái mắc tình trạng viêm nhiễm niệu đạo. Nguyên nhân là do trong quá trình hồi phục sau viêm nhiễm, niệu đạo của những đối tượng này rất nhạy cảm và dễ mắc bệnh.

Người có tiền sử bị nhiễm trùng đường tiết niệu
Nguy cơ mắc bệnh viêm niệu đạo cao hơn ở những người có tiền sử bị nhiễm trùng đường tiết niệu

4. Người thường xuyên quan hệ tình dục thô bạo

Niệu đạo có thể bị hỏng do việc thực hiện các hoạt động tình dục thô bạo (phổ biến ở phụ nữ) làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh viêm niệu đạo.

5. Yếu tố nguy cơ khác

Hội chứng niệu đạo có thể phát sinh do một số yếu tố nguy cơ gồm:

  • Những người có tiền sử bị nhiễm trùng lây truyền qua quan hệ tình dục
  • Không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
  • Nhiễm khuẩn ở thận hoặc bàng quang
  • Sử dụng các loại thuốc ức chế hệ miễn dịch
  • Niệu đạo hẹp hoặc một số vấn đề về cấu trúc giải phẫu khác
  • Phụ nữ đã sinh nhiều con.

Triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo

Khó đi tiểu, có cảm giác đau rát khi đi tiểu là triệu chứng chính của bệnh viêm niệu đạo. Ngoài cảm giác đau rát, khi bị viêm nhiễm bạn còn mắc phải một số triệu chứng khó chịu sau:

  • Bệnh nhân thường xuyên có cảm giác cần đi tiểu hoặc muốn đi tiểu khẩn cấp
  • Gặp nhiều khó khăn trong việc bắt đầu đi tiểu
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Khó chịu, đau rát, ngứa ngáy bộ phận sinh dục khi không đi tiểu được
  • Bệnh xảy ra ở nam giới khiến máu lẫn vào nước tiểu hoặc tinh dịch
  • Chất dịch có màng nhầy hoặc chất dịch trong tiết ra từ âm đạo hoặc dương vật
  • Sưng và đỏ ở đầu dương vật
  • Có cảm giác rát bỏng và đau khi tiểu tiện
  • Khó chịu và ngứa ở niệu đạo (ống dẫn tiểu).
Khó đi tiểu, có cảm giác đau rát khi đi tiểu
Khó đi tiểu, có cảm giác đau rát khi đi tiểu, cần đi tiểu gấp là những triệu chứng điển hình của bệnh viêm niệu đạo

Xem thêm: Viêm niệu đạo ở nữ – Dấu hiệu, cách phân biệt, điều trị

Con đường lây truyền bệnh viêm niệu đạo

Các loại vi sinh vật, vi khuẩn lây lan qua đường sinh dục (nguyên nhân gây viêm niệu đạo) có khả năng lây truyền thông qua các hoạt động quan hệ tình dục, bao gồm giao hợp ở âm đạo, quan hệ tình dục bằng miệng, quan hệ qua đường hậu môn mà không sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp bảo vệ khác.

Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm niệu đạo

Bệnh viêm niệu đạo có thể được chữa khỏi bằng thuốc. Tuy nhiên nếu quá trình điều trị nhiễm trùng không diễn ra đúng cách hoặc không được sớm tiến hành, bệnh sẽ phát triển, trở nên nghiêm trọng và kéo dài thời gian điều trị sau này.

Cụ thể như tình trạng nhiễm trùng không được điều trị có thể nhanh chóng lây lan sang nhiều khu vực khác của đường tiết niệu. Điển hình như bàng quang, thận và niệu quản. Mặc dù có thể dùng các đợt kháng sinh với liều lượng cao hơn để điều trị nhiễm trùng nhưng các cơ quan có thể bị tổn thương khi không được chữa trị nhanh chóng.

Ngoài ra tình trạng nhiễm trùng nếu không được sớm thăm khám và điều trị có thể phát triển và lan đến máu. Từ đó dẫn đến nhiễm trùng huyết và có khả năng gây tử vong đối với trường hợp nặng. Bên cạnh đó bệnh viêm niệu đạo thường xuyên phát sinh do những sự nhiễm trùng qua đường tinh dục có thể tác động xấu và làm hỏng hệ thống sinh sản.

Đối với nữ giới bị viêm niệu đạo, tình trạng nhiễm trùng do STI có thể dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm vùng chậu (PID), khiến bệnh nhân đau đớn,, đau khi quan hệ tình dục hoặc đau vùng chậu liên tục và làm tăng nguy cơ vô sinh.

Nếu không sớm được điều trị, các bệnh nhiễm trùng qua đường tinh dục có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung ở nữ giới, đồng thời đe dọa đến tính mạng.

Đối với nam giới, tình trạng viêm nhiễm niệu đạo có thể khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng tuyến tiền liệt, viêm đau tuyến tiền liệt hoặc vết sẹo làm hẹp một phần của niệu đạo dẫn đến đi tiểu đau.

Chính vì những lý do nêu trên, khi nhận thấy tiểu khó, tiểu đau, thường xuyên mắc tiểu hoặc một số triệu chứng khác có liên quan đến tình trạng nhiễm trùng niệu đạo, người bệnh nên đến bệnh viện, thăm khám sức khỏe càng sớm càng tốt để nhanh chóng chữa khỏi bệnh và phòng ngừa những rủi ro không mong muốn.

Nhiễm trùng huyết và tử vong đối với trường hợp nặng
Viêm niệu đạo không được điều trị dẫn đến nhiễm trùng huyết và tử vong đối với trường hợp nặng

Biện pháp phòng ngừa viêm niệu đạo

Nhiều loại khuẩn làm phát sinh bệnh viêm niệu đạo có khả năng lây truyền sang người khỏe mạnh thông qua các hoạt động tình dục. Do đó bạn nên duy trì thói quen quan hệ tình dục an toàn để phòng ngừa sự lây lan của vi khuẩn và làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Một số biện pháp cơ bản giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn niệu đạo gồm:

  • Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm và điều trị các bệnh lý nguyên nhân
  • Không hoạt động tình dục với nhiều người
  • Sử dụng bao cao su khi tham gia vào các hoạt động tình dục
  • Bảo vệ người khác. Nếu mắc các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua quan hệ tình dục, bạn nên sớm áp dụng các phương pháp chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời thông báo cho những người có nguy cơ bị lây nhiễm để sớm được thăm khám và điều trị.

Bên cạnh các biện pháp quan hệ tình dục an toàn, bạn nên áp dụng thêm những cách nâng cao sức khỏe và đảm bảo các hoạt động của đường tiết niệu. Điều này sẽ giúp bạn giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh viêm niệu đạo và một số vấn đề, bệnh lý khác liên quan đến bộ phận này.

Tốt nhất bạn nên xây dựng thói quen đi tiểu ngay sau khi hoạt động tình dục và uống nhiều nước. Tránh bổ sung vào chế độ ăn uống các loại thực phẩm cay nóng, có tính axit. Ngoài ra bạn không nên sử dụng các chất diệt tinh trùng, nhất là khi những chất này có khả năng gây kích thích niệu đạo của bạn.

Biện pháp chẩn đoán viêm niệu đạo

Bệnh viêm niệu đạo có thể được xác định thông qua một vài câu hỏi liên quan đến tiền sử mắc bệnh và các triệu chứng lâm sàng ở hiện tại. Đặc biệt là khi bệnh nhân cảm thấy khó tiểu, đau khi đi tiểu. Đối với trường hợp này, các loại thuốc kháng sinh có thể được chỉ định để điều trị bệnh lý trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm. Thuốc này được sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng nhiễm khuẩn niệu đạo và nguyên nhân gây bệnh, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Khám thực thể: Khám thực thể bao gồm khám trực tràng, khám bụng và bộ phận sinh dục.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Kết quả xét nghiệm nước tiểu có khả năng xác định sự tồn tại của Neisseria gonorrhoeae – vi khuẩn gây bệnh chlamydia, bệnh lậu hoặc một số loại vi khuẩn khác.
  • Kiểm tra chất dịch bất thường được tiết ra từ niệu đạo: Xét nghiệm kiểm tra chất dịch bất thường tiết ra từ niệu đạo được thực hiện dưới kính hiển vi.
  • Xét nghiệm máu: Đối với quá trình chẩn đoán nhiễm khuẩn niệu đạo, xét nghiệm máu thường không được yêu cầu thực hiện do không cần thiết. Tuy nhiên xét nghiệm này có thể được chỉ định ở những trường hợp bị nghi ngờ mắc bệnh HIV/AIDS  hoặc những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khác.
Kết quả xét nghiệm nước tiểu
Kết quả xét nghiệm nước tiểu có khả năng xác định sự tồn tại của vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae

Đừng bỏ qua: Khám viêm niệu đạo ở đâu? Top 10 địa chỉ tốt nhất hiện nay

Bệnh viêm niệu đạo được điều trị bằng cách nào?

Thuốc kháng sinh được chỉ định dùng trong điều trị viêm niệu đạo do sự xâm nhập của vi khuẩn. Việc sử dụng loại thuốc này sẽ giúp bạn cải thiện tốt tình trạng viêm và tiêu diệt vi khuẩn. Tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm của từng trường hợp cụ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau.

Thông thường, các biện pháp chẩn đoán không thể xác định chính xác các vi sinh vật gây viêm niệu đạo. Tuy nhiên bác sĩ chuyên khoa có thể kê cho bạn một đơn thuốc chứa một loại kháng sinh hoặc kết hợp nhiều loại kháng sinh với nhau để điều trị nhiễm trùng.

Lưu ý an toàn

  • Để quá trình chữa bệnh diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả điều trị như mong đợi, người bệnh cần thận trọng trong việc dùng thuốc kháng sinh, sử dụng thuốc đúng liều và đúng thời gian quy định. Đối với những trường hợp nhiễm trùng lây qua hoạt động tình dục, những người có nguy cơ bị lây nhiễm nên được làm các xét nghiệm kiểm tra, chẩn đoán và điều trị.
  • Trong suốt quá trình điều trị nhiễm khuẩn niệu đạo, người bệnh không nên hoạt động tinh dục qua đường âm đạo, đường hậu môn hoặc quan hệ tình dục bằng miệng với thời gian 7 ngày sau khi bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng sinh (kể cả người bệnh và bạn tình).
  • Nếu không hoàn tất quá trình điều trị, quan hệ tình dục trong thời gian dùng thuốc kháng sinh nhưng không có biện pháp bảo vệ, tự ý ngưng điều trị, uống sót thuốc thì nguy cơ tái nhiễm trùng ở cả người bệnh và bạn tình có thể xảy ra hoặc có thể lây truyền vi khuẩn cho người khác.
Thuốc kháng sinh
Điều trị viêm niệu đạo do sự xâm nhập của vi khuẩn bằng thuốc kháng sinh

Viêm niệu đạo có thể được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh và thường không gây biến chứng. Tuy nhiên nếu chậm trễ hoặc trì hoãn trong quá trình điều trị, tình trạng nhiễm trùng có thể lan rộng sang nhiều cơ quan khác dẫn đến tổn thương, làm hỏng hệ thống sinh sản. Ngoài ra có thể gây viêm vùng chậu, nhiễm khuẩn huyết và tử vong ở trường hợp nặng. Do đó bạn nên thông báo tình trạng sức khỏe với bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời tiến hành xét nghiệm và điều trị ngay khi tiểu đau hoặc cảm thấy khó tiểu.

Có thể bạn quan tâm

Khi mắc bệnh viêm đường tiết niệu, nam giới sẽ có những triệu chứng như nước tiểu có màu lạ, tiểu khó, tiểu rắt, bị đau buốt khi tiểu,...

Hiểu rõ viêm đường tiết niệu ở nam giới và cách điều trị

Bệnh viêm đường tiết niệu không chỉ gặp phải ở nữ giới như nhiều người vẫn nghĩ. Nam giới cũng...

Khám viêm niệu đạo ở đâu? Top 10 địa chỉ tốt nhất hiện nay

Địa chỉ khám chữa bệnh viêm niệu đạo ở đâu tốt nhất là một trong những từ khóa mà nhiều...

phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu có thể bạn chưa biết

Viêm đường tiết niệu là một căn bệnh nguy hiểm, có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Hiểu...

Viêm niệu đạo ở trẻ em: Dấu hiệu và cách chữa trị

Viêm niệu đạo ở trẻ em là bệnh thường gặp và có mức độ nghiêm trọng cao. Vì thế bệnh...

Viêm đường tiết niệu không làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt

Liệu viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt?

Viêm đường tiết niệu là bệnh thường gặp, đặc biệt là ở nữ giới. Nó xảy ra khi đường tiết...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *