Viêm thanh quản trào ngược – Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Viêm thanh quản trào ngược là một vấn đề liên quan đến rối loạn giọng nói. Điều này xuất phát từ sự kích thích và sưng các nếp gấp âm thanh do dòng chảy của dịch dạ dày đi vào cổ họng. Dòng chảy này chính là một trong những nguyên nhân gây ra viêm thanh quản.

Viêm thanh quản trào ngược
Viêm thanh quản trào ngược có thể gây hẹn hặc xói mòn niêm mạc thực quản

Viêm thanh quản trào ngược là gì?

Dạng trào ngược dạ dày thực quản này được đặt tên vào năm 1994 bởi Koufman và Cummins để hướng sự chú ý đến các triệu chứng và thay đổi của thanh quản. Thuật ngữ viêm thanh quản trào ngược được áp dụng vào năm 2002 bởi Viện Hàn lâm Tai – Mũi – Họng và Phẫu thuật Đầu – Cổ.

Ước tính có đến 80% các trường hợp viêm thanh quản có liên quan đến trào ngược axit dạ dày. Tùy theo mức độ và thời điểm phát bệnh mà viêm thanh quản trào ngược được chia thành cấp tính và mạn tính.

Dấu hiệu viêm thanh quản trào ngược

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  • Khàn giọng mãn tính.
  • Gặp khó khăn khi nuốt.
  • Thường xuyên cảm thấy bị nghẹn giọng và cần phải hắng giọng.
  • Ho.
  • Hen suyễn.
  • Cảm giác có thứ gì đó mắc kẹt trong cổ họng.
  • Co thắt thực quản.
  • Có vị đắng hoặc chua trong miệng.
  • Các triệu chứng sẽ tồi tệ hơn nếu ăn thức ăn cay.

Nguyên nhân gây viêm thanh quản trào ngược

Các nguyên nhân gây ra viêm thanh quản trào ngược có thể bao gồm:

  • Béo phì.
  • Mặc quần áo quá chật.
  • Viêm phế quản.
  • Dị ứng thực phẩm.

Chẩn đoán viêm thanh quản trào ngược

Ở hầu hết các bệnh nhân, chẩn đoán viêm thanh quản trào ngược được cho là có thể dựa vào tiền sử bệnh án điển hình như chứng ợ nóng hoặc khàn giọng.

Lịch sử bệnh án:

Viêm thanh quản trào ngược có thể liên quan đến các bệnh lý hoặc các loại thuốc từng sử dụng trước đây. Ngoài ra thói quen ăn uống cũng là một điều cần lưu ý khi chẩn đoán viêm thanh quản trào ngược.

Thông qua các triệu chứng nghiêm trọng:

Bác sĩ có thể sẽ đặt một vài câu hỏi để xác định lượng axit dạ dày của bệnh nhân có nghiêm trọng hay không, có thể bị trào ngược không.

Giám sát thông qua đầu dò pH:

Trong các trường hợp viêm thanh quản trào ngược nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được đề nghị thực hiện theo dõi thăm dò pH. Trong xét nghiệm này, bệnh nhân sẽ mang một thiết bị theo dõi dòng chảy ngược vào vùng họng.

Mt số các xét nghiệm chẩn đoán viêm thanh quản trào ngược bao gồm:

  • Nội soi hoặc chụp X-quang thực quản.
  • Nội soi thanh quản.
  • Theo dõi pH thực quản.
  • Nghiên cứu nhu động thực quản.

Những khó khăn trong việc chẩn đoán viêm thanh quản trào ngược

Có một số khó khăn khi dựa vào các triệu chứng để chẩn đoán viêm thanh quản trào ngược. Ví dụ như người bệnh có thể bị trào ngược axit vào thực quản nhưng nó lại không dâng cao đến thanh quản. Điều này khiến cho bác sĩ không rõ chất lỏng từ dạ dày có phải là nguyên nhân gây ra viêm thanh quản hay không. Và cũng không có cách nào kiểm tra xem các chất lỏng trào ngược đó có đến được thanh quản hay không.

khó khăn trong chẩn đoán viêm thanh quản trào ngược
Khó khăn trong việc chẩn đoán viêm thanh quản trào ngược

Nhiều bác sĩ sử dụng phương pháp ức chế axit bằng PPI để chứng minh rằng trào ngược dạ dày là một nguyên nhân của viêm thanh quản. Vấn đề với phương pháp PPI là một số thói quen như hắng giọng hoặc ho cũng có thể khiến kết quả xét nghiệm không chính xác. Có thể nói phản ứng PPI đôi khi cũng không thể là bằng chứng để chẩn đoán viêm thanh quản trào ngược chính xác nhất.

Tác hại của viêm thanh quản trào ngược

Trào ngược axit dạ dày có thể gây kích thích niêm mạc thực quản, thanh quản và cổ họng. Điều này có thể dẫn đến một số biến chứng như:

  • Xói mòn niêm mạc thực quản (viêm thực quản ăn mòn).
  • Hẹp thực quản.
  • Khàn giọng mạn tính.
  • Hắng giọng mạn tính.
  • Khó chịu khi nuốt thức ăn.
  • Hen suyễn hoặc ho.
  • Dây thanh quản co thắt.
  • Viêm xoang.
  • U hạt dây thanh quản.

Hiếm khi trào ngược dạ dày có thể biến chứng thành ung thư thanh quản hoặc thực quản.

Biện pháp điều trị viêm thanh quản trào ngược

Điều trị y tế được cho là cần thiết để khắc phục hậu quả mà viêm thanh quản trào ngược mang lại. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc để làm giảm sự bài tiết axit da dày.

1 – Thuốc kháng axit OTC

Thuốc kháng axit giúp trung hòa axit dạ dày và làm giảm đau ngay lập tức. Các lựa chọn phổ biến bao gồm:

  • Sodium bicarbonate (Alka Seltzer)
  • Canxi carbonate (Tums, Rolaids, Alka-Mint)
  • Thuốc kháng axit nhôm và magie (Maalox, Mylanta, Riopan, Gaviscon)

Sử dụng thuốc kháng axit từ 30 đến 60 phút sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Bởi vì chúng thường phát huy công dụng tối đa vào các thời điểm này.

Tuy nhiên, những người có chế độ ăn ít hoặc cần kiêng natri thì nên tránh các loại thuốc này. Canxi và nhôm có thể gây táo bón trong khi thuốc kháng axit magie có thể gây tiêu chảy.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

2 – Thuốc chặn axit

Các loại thuốc ngăn chặn axit hay còn được gọi là thuốc kháng histamine H2. Đây là thuốc có sẵn mà không cần kê toa. Tuy nhiên, hiệu quả của nó có thể không cao.

Một số loại thuốc chặn axit phổ biến:

  • Famotindine
  • Cimetidine
  • Nizatidine
  • Ranitidine

3 – Các loại thuốc khác

Một số loại thuốc khác có thể hỗ trợ điều trị viêm thanh quản trào ngược bào gồm:

  • Metoclopramide giúp làm rỗng dạ dày nhanh hơn.
  • Thuốc ức chế Proton dạng bơm như Omeprazole.

Phẫu thuật điều trị viêm thanh quản trào ngược

Nếu điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, phẫu thuật có thể là điều cần thiết. Có một vài thủ tục có thể giúp tăng cường hoặc tái tạo van cơ (cơ co thắt thực quản dưới). Phẫu thuật này đòi hỏi bạn phải nằm viện một thời gian tương đối dài.

Phẫu thuật được thực hiện bằng máy nội soi, điều này sẽ rút ngắn thời gian nằm viện và phục hồi của bạn

Phòng ngừa viêm thanh quản trào ngược

Ngoài việc sử dụng thuốc thì người bệnh có thể tham khảo một số cách phòng ngừa ngay tại nhà.

1 – Lưu ý để điều trị thành công

Để điều trị viêm thanh quan trào ngược hiệu quả, bệnh nhân cần:

  • Uống đủ lượng nước cần thiết.
  • Uống thuốc theo đùng giờ, đúng liều lượng
  • Đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.
  • Thực hiện lời khuyên của bác sĩ để ngăn chặn dòng chảy ngược của axit dạ dày.

2 – Thay đổi chế độ ăn uống

Người bệnh cần tránh sử dụng một số thực phẩm:

  • Chất béo, đặc biệt là thực phẩm chiên.
  • Socola.
  • Bạc hà.
  • Rượu.
  • Bất kỳ thứ đồ uống có chứa chất kích thích như trà hay cà phê.
  • Soda.
  • Thức ăn cay.
  • Trái cây họ cam quýt.
  • Cà chua và các sản phẩm chứa cà chua.

3 – Không nằm ngay sau khi ăn

Dạ dày mất trung bình 3 giờ để làm sạch thức ăn sau khi ăn. Đi nằm hoặc ngủ ngay quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ trào ngược axit dạ dày.

4 – Không ăn quá nhiều

Ăn một lượng lớn thực phẩm sẽ làm tăng áp lực lên ổ bụng và có thể khiến bạn bị trào ngược dạ dày.

Ngoài ra, béo phì cũng là một nguyên nhân có thể khiến bạn bị trào ngược.

5 – Giảm căng thẳng

Căng thẳng hoặc lo lắng được chứng minh là có thể làm tăng bài tiết axit dạ dày và làm một số người bị trào ngược dạ dày.

Khi có các dấu hiệu hoặc nghi ngờ bản thân bị viêm thanh quản trào ngược, bạn nên sắp xếp thời gian để đến bác sĩ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng dẫn chính xác.

Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Viêm thanh quản uống thuốc gì? Cần lưu ý gì khi điều trị?

Bị viêm thanh quản nên uống thuốc gì nhanh khỏi ?

Dùng thuốc tây chữa viêm thanh quản có tác dụng làm giảm nhanh chóng các triệu chứng, giúp bệnh mau...

Áp dụng các bài thuốc chữa viêm thanh quản bằng Đông y có hiệu quả không?

Viêm thanh quản theo Đông Y và các bài thuốc điều trị cổ truyền

Ngoài việc dùng thuốc tây, điều trị viêm thanh quản bằng Đông y có tác dụng làm giảm các triệu...

Nội soi thanh quản: Những điều bạn nên biết về phương pháp nầy

Nội soi thanh quản là một thủ thuật cần thiết để tìm ra nguyên nhân khiến bạn bị ho, đau...

Chi phí phẫu thuật cắt hạt xơ dây thanh là bao nhiêu tiền?

Chi phí phẫu thuật cắt hạt xơ dây thanh là đề tài mà khá nhiều bệnh nhân nhận chỉ định...

Viêm thanh quản mạn tính: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Viêm thanh quản mạn tính là nguyên nhân phổ biến gây khàn giọng hoặc mất giọng tạm thời. Tuy nhiên,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.