Thuốc đường tiêu hóa Ranitidine: Chỉ định, liều lượng và lưu ý khi sử dụng

Ranitidine là thuốc ức chế cạnh tranh với thụ thể H2 histamine, nhằm làm giảm sản xuất axit dạ dày. Thuốc được chỉ định trong điều trị loét dạ dày – tá tràng, viêm thực quản ăn mòn, trào ngược dạ dày thực quản,…

giá thuốc ranitidine 150 mg
Ranitidine là thuốc ức chế chọn lọc thụ thể H2 ở thành dạ dày

  • Tên thuốc: Ranitidine
  • Tên khác: Ranitidin
  • Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa

Những thông tin cần biết về thuốc Ranitidine

Giá thành của Ranitidine phụ thuộc vào dạng bào chế và hàm lượng thuốc. Bạn nên trao đổi với dược sĩ để biết chính xác giá của từng loại.

1. Cơ chế hoạt động

Ranitidine có cấu trúc tương tự thụ thể H2 histamin ở thành dạ dày.Thành phần này ức chế cạnh tranh với thụ thể H2 nhằm làm giảm quá trình sản xuất dịch vị dạ dày.

Ranitidine được hấp thu nhanh sau khi uống và được chuyển hóa chủ yếu qua gan, tạo ra 3 chất chuyển hóa chính là N-oxyde, S-oxyde và dimethyl-ranitidin. Sau đó được đào thải chủ yếu qua đường tiểu.

2. Chỉ định

Ranitidine được chỉ định trong các trường hợp sau:

Một số tác dụng của thuốc không được đề cập trong bài viết. Nếu có ý định dùng thuốc với mục đích khác, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

3. Chống chỉ định

Ranitidine chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Dị ứng với thành phần trong thuốc
  • Có tiền sử quá mẫn với các thành phần chẹn H2 khác (Cimetidine, Famotidine,…)
  • Rối loạn máu
  • Bệnh phổi nặng
  • Khối u ác tính ở dạ dày

Hoạt động của thuốc có thể ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe. Do đó bạn nên chủ động trình bày với bác sĩ tiền sử dị ứng và tình trạng bệnh lý để được cân nhắc về việc sử dụng thuốc.

Nếu nhận thấy bạn có nguy cơ khi dùng Ranitidine, bác sĩ sẽ chỉ định một loại thuốc khác để thay thế.

4. Dạng bào chế và hàm lượng

Ranitidine gồm có các dạng bào chế và hàm lượng sau:

  • Viên nén: hàm lượng 25mg, 75mg, 150mg, 300mg
  • Viên nang: hàm lượng 150mg, 300mg
  • Dung dịch tiêm: 50mg/ 2ml, 150mg/ 6ml, 1000ml/ 40ml

Thuốc có thể có các dạng bào chế và hàm lượng không được đề cập trong bài viết. Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để nhận được giải đáp đầy đủ.

Xem thêm: Các thuốc trị đau dạ dày tốt nhất 2020 – Giảm đau nhanh

5. Cách dùng – liều lượng

Cần sử dụng thuốc đúng cách, liều lượng và tần suất được chỉ định. Tự ý thay đổi cách dùng và tăng giảm liều có thể gây ra những tình huống rủi ro.

giá thuốc ranitidine tablets usp 300mg
Dùng thuốc đúng cách, liều lượng và tần suất đã được chỉ định

Cách dùng:

Với thuốc dạng viên nang và viên nén, bạn nên uống trực tiếp với nước lọc. Nên nuốt trọn viên thuốc, điều này đảm bảo hàm lượng thuốc được hấp thu ở mức ổn định.

Thuốc Ranitidine ở dạng dung dịch được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch. Bạn không được sử dụng dạng bào chế này tại nhà. Nhân viên y tế sẽ thực hiện tiêm thuốc để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Liều dùng:

Liều dùng thuốc phụ thuộc vào mức độ của bệnh, tần suất xuất hiện các triệu chứng, tình trạng sức khỏe và phản ứng của cơ thể với liều dùng đầu tiên,… Chính vì vậy, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để được cung cấp thông tin về liều lượng và tần suất cụ thể.

Thông tin về liều dùng được đề cập trong bài viết chỉ đáp ứng cho các trường hợp phổ biến nhất. Đồng thời không có giá trị thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Liều dùng thông thường khi điều trị loét tá tràng:

Người từ 17 tuổi trở lên

  • Dùng 150mg/ lần, sử dụng 2 lần/ ngày
  • Hoặc dùng 300mg/ lần/ ngày (uống sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ)
  • Liều dùng duy trì: 150mg/ lần/ ngày, dùng trước khi đi ngủ

Trẻ em từ 1 tháng tuổi – 16 tuổi

  • Dùng 2 – 4mg/ kg trọng lượng, chia thành 2 liều/ ngày. Liều dùng tối đa: 300mg/ ngày
  • Liều duy trì: 2 – 4mg/ kg trọng lượng, uống 1 lần/ ngày. Liều dùng tối đa: 150mg/ ngày

Trẻ em dưới 1 tháng tuổi:

Độ an toàn chưa được xác định với trẻ em dưới 1 tháng tuổi. Không sử dụng thuốc cho trẻ nếu không có yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa.

Liều dùng thông thường khi điều trị loét dạ dày

Người từ 17 tuổi trở lên:

  • Liều dùng điều trị: 150mg/ 2 lần/ ngày
  • Liều dùng duy trì: 150mg/ lần/ ngày (uống khi đi ngủ)

Trẻ em từ 1 tháng tuổi – 16 tuổi:

  • Liều dùng điều trị: 2 – 4mg/ kg trọng lượng cơ thể, chia thành 2 lần uống/ ngày. Liều dùng tối đa: 300mg/ ngày
  • Liều dùng duy trì: 2 – 4mg/ kg trọng lượng cơ thể, uống 1 lần/ ngày. Liều dùng tối đa: 150mg/ ngày

Liều dùng thông thường khi điều trị trào ngược dạ dày thực quản

  • Người từ 17 tuổi trở lên: Uống 150mg/ lần, uống 2 lần/ ngày
  • Trẻ từ 1 tháng tuổi – 16 tuổi: 5 -10mg/ kg trọng lượng cơ thể, chia thành 2 lần uống/ ngày

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm thực quản ăn mòn

Người từ 17 tuổi trở lên:

  • Liều dùng điều trị: 150mg/ 4 lần/ ngày
  • Liều dùng duy trì: 150mg/ 2 lần/ ngày

Trẻ em từ 1 tháng tuổi – 16 tuổi:

  • Dùng 5 – 10mg/ kg trọng lượng cơ thể, chia thành 2 lần/ ngày

Nếu bạn nhận thấy liều dùng thông thường không cải thiện được các triệu chứng, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để được tăng liều dùng. Tuy nhiên liều dùng tối da đối với người trưởng thành không quá 6000mg/ ngày.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiều độ ẩm. Đặt thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Ranitidine

1. Thận trọng

Thận của bệnh nhân cao tuổi (trên 65 tuổi) có thể không hoạt động tốt. Điều này ảnh hưởng đến quá trình thải trừ thuốc và tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng này, hãy chủ động thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng nhằm kiểm soát các rủi ro phát sinh.

Khi sử dụng thuốc, bạn nên chọn đúng hàm lượng thuốc được chỉ định. Không nên dùng thuốc có hàm lượng lớn và bẻ đôi để sử dụng. Điều này có thể làm tăng mức độ hấp thu thuốc và gây ra  các triệu chứng không mong muốn.

ranitidine 200mg
Trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Ranitidine có thể truyền vào bào thai và thải trừ qua sữa mẹ. Do đó phụ nữ mang thai và cho con bú nên thận trọng khi sử dụng thuốc. Cần trao đổi với bác sĩ về lợi ích và nguy cơ nếu dùng Ranitidine để điều trị.

Ranitidine ở dạng dung dịch có chứa cồn. Bệnh nhân tiểu đường, người có tiền sử nghiện rượu và gặp vấn đề về gan nên trình bày tình trạng của mình để được cân nhắc việc dùng thuốc.

2. Tác dụng phụ

Ranitidine có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong thời gian sử dụng. Khi phát sinh các triệu chứng này, bạn cần báo với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn. Không tự ý sử dụng thuốc để điều trị các tác dụng phụ do Ranitidine gây ra.

Tác dụng phụ thông thường:

  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Đau dạ dày
  • Đau đầu

Các tác dụng phụ thông thường có mức độ nhẹ và sẽ biến mất sau khoảng vài ngày hoặc vài tuần. Nếu triệu chứng kéo dài và nặng nề hơn, bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.

Tác dụng phụ nghiêm trọng:

Ranitidine có thể gây tổn thương gan, triệu chứng bao gồm:

  • Vàng da
  • Vàng mắt
  • Nước tiểu đậm màu
  • Đau bụng
  • Mệt mỏi

Thay đổi chức năng não, triệu chứng bao gồm:

  • Nhầm lẫn
  • Kích động
  • Trầm cảm
  • Ảo giác
  • Giảm thị giác

Rối loạn nhịp tim, triệu chứng bao gồm:

  • Nhịp tim nhanh
  • Mệt mỏi
  • Khó thở

Các triệu chứng này có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và gây tử vong. Gọi cấp cứu hoặc đến ngay bệnh viện khi thấy cơ thể xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng.

3. Tương tác thuốc

Ranitidine có thể tương tác với một số loại thuốc, vitamin và thảo dược. Tương tác khiến hoạt động của thuốc thay đổi. Điều này có thể khiến tác dụng điều trị suy giảm hoặc làm phát sinh những triệu chứng nghiêm trọng.

Bạn nên báo với bác sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng để được cân nhắc về tương tác có thể xảy ra. Trong trường hợp có tương tác, bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh để kiểm soát tình trạng này.

ranitidine dạng tiêm
Trình bày với bác sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng để được cân nhắc về tương tác có thể phát sinh

Ranitidine có thể tương tác với một số loại thuốc sau:

  • Delavirdine: Sử dụng loại thuốc này với Ranitidine có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Procainamide: Ranitidine làm giảm tác dụng của loại thuốc này.
  • Thuốc chống đông máu Wafarin: Dùng kết hợp với Ranitidine làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc hình thành cục máu đông.
  • Midazolam và Triazolam: Sử dụng cùng với Ranitidine làm tăng triệu chứng buồn ngủ, thiếu tập trung.
  • Glipizide: Ranitidine kết hợp với Glipizide có thể gây hạ đường huyết. Cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên nếu sử dụng kết hợp hai loại thuốc này.
  • Atazanavir: Khiến hoạt động của thuốc Ranitidine suy giảm. Điều chỉnh thời gian sử dụng hai loại thuốc này để tránh tương tác thuốc.
  • Gefitinib: Loại thuốc này giảm tác dụng hoạt động khi sử dụng với Ranitidine.

4. Xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Nếu bạn bỏ lỡ một liều: Thuốc có thể giảm tác dụng điều trị hoặc mất tác dụng hoàn toàn. Do đó hãy cố gắng dùng thuốc theo đúng tần suất  để đạt được kết quả tốt nhất.

Trong trường hợp này, bạn nên dùng thuốc ngay khi nhớ ra. Nếu sắp đến thời điểm dùng liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua và dùng liều sau theo đúng kế hoạch.

Nếu bạn dùng quá liều: Quá một liều thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến các tình huống rủi ro.

Triệu chứng do dùng thuốc quá liều:

  • Tụt huyết áp (chóng mặt, ngất xỉu,…)
  • Chuếch choáng

Ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên, bạn nên đến ngay bệnh viện để được khắc phục kịp thời.

5. Nên ngưng thuốc khi nào?

Chủ động ngưng sử dụng Ranitidine trong các trường hợp sau:

  • Ợ nóng
  • Chóng mặt
  • Đổ mồ hôi
  • Đau ngực
  • Đau hàm
  • Khó thở
  • Đổ mồ hôi bất thường

Xem video: Vì Sức Khỏe Người Việt VTV2 – Chữa bệnh DẠ DÀY an toàn – hiệu quả bằng ĐÔNG Y tại THUỐC DÂN TỘC

Xem thêm: 

Click xem thêm

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá tía tô

Chữa bệnh trĩ bằng lá tía tô là phương pháp điều trị bằng thảo được không qua phẫu thuật được...

bài tập trị táo bón tại nhà

Tổng hợp các bài tập chữa táo bón có thể thực hiện tại nhà

Táo bón - căn bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến cho nhiều người rơi vào trạng thái khổ...

Đau dạ dày có uống được chè vằng không? Bao nhiêu/ngày?

Chè vằng là một trong những thảo dược được cả hai nền y học đánh giá là tốt đối với...

Người bệnh nứt kẽ hậu môn nên chọn ăn các loại thực phẩm nhuận tràng, giảm táo bón và giàu chất sắt.

Bị nứt kẽ hậu môn nên ăn và kiêng gì mau khỏi ?

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng niêm mạc ống hậu môn xuất hiện ổ viêm loét. Để bệnh mau...

Chăm sóc người bị xuất huyết dạ dày nên lưu ý gì?

Chăm sóc người bị xuất huyết dạ dày nên lưu ý

Chăm sóc người bị xuất huyết dạ dày đúng cách sẽ giúp hạn chế được nhiều rủi ro. Bởi, tình...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.