Phẫu thuật cắt bỏ thanh quản: Đối tượng áp dụng và những điều cần lưu ý

Một số trường hợp như ung thư hay tổn thương thanh quản nghiêm trọng thì cần phải phẫu thuật cắt bỏ thanh quản. Nhưng còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương mà bệnh nhân sẽ cắt bỏ một phần hay toàn bộ thanh quản. 

phẫu thuật cắt bỏ thanh quản
Phẫu thuật cắt bỏ thanh quản có thể gây nên nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân

Mục đích phẫu thuật cắt bỏ thanh quản

Thanh quản là phần cổ họng chứa dây thanh âm, nó còn là nơi kết nối mũi, miệng với phổi. Trong cổ họng có 2 con đường khác nhau, một dẫn đến dạ dày và một dẫn đến phổi. Thực quản là con đường dẫn đến dạ dày còn thanh quản và khí quản dẫn đến phổi.

Thông thường, thanh quản sẽ chia sẻ một không gian chung với thực quản, được gọi là hầu họng. Do đó, nếu bạn cắt thanh quản, kết nối giữa miệng và phổi sẽ bị cắt đứt. Sau phẫu thuật, khí quản và thực quản không còn chung không gian cho nên bạn cần phải học cách nuốt, cách thở và cách nói mới.

Phẫu thuật cắt thanh quản được chỉ định trong những trường hợp:

  • Bị ung thư thanh quản
  • Bị thương nặng ở cổ, ví dụ như vết thương do đạn bắn
  • Hoại tử phóng xạ (tổn thương thanh quản từ điều trị bức xạ)

Tùy thuộc vào tình trạng của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt một phần hay toàn bộ thanh quản.

Chuẩn bị phẫu thuật cắt thanh quản

Cắt thanh quản là một thủ thuật kéo dài từ 5-12 tiếng. Bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân trong quá trình phẫu thuật để không cảm thấy đau đớn.

Trước khi phẫu thuật cắt bỏ thanh quản, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm để đánh giá tình trạng sức khỏe như xét nghiệm máu, khám sức khỏe. Bệnh nhân cũng nên thông báo với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm cả thuốc kháng sinh, gây mê và thuốc giảm đau. Nếu bạn đang sử dụng aspirin, ibuprofen và chất làm loãng máu, bác sĩ sẽ yêu cầu ngừng sử dụng từ 7-10 ngày trước khi thực hiện phẫu thuật.

Đồng thời, bạn có thể được gặp chuyên gia dinh dưỡng, nhà trị liệu ngôn ngữ để chuẩn bị cho cuộc sống sau phẫu thuật.

Thủ tục phẫu thuật cắt bỏ thanh quản

Phẫu thuật cắt bỏ thanh quản loại bỏ một phần hoặc toàn bộ thanh quản.

  • Cắt bỏ một phần thanh quản: một phần thanh quản bị loại bỏ. Có thể có một phẫu thuật mở khí quản tạm thời nhưng sẽ được loại bỏ ngay sau đó. Phẫu thuật một phần chỉ được áp dụng cho những trường hợp ung thư, tổn thương nhẹ.
  • Cắt bỏ toàn bộ thanh quản: Việc phẫu thuật mở khí quản sẽ được thực hiện để tạo ra một cách thở mới. Thủ tục này có thể yêu cầu loại bỏ một phần hầu họng (cấu trúc hình ống nối mũi, thanh quản và phổi), một số hạch bạch huyết và một số cơ gần đó. Bác sĩ phẫu thuật có thể thực hiện chọc hút qua thực quản (TEP), hoặc đặt một lỗ ở cả khí quản và thực quản, để đặt thanh quản giả trong tương lai.

Sau khi phẫu thuật hoàn tất, cơ cổ họng và da trên cổ của bạn sẽ được đóng lại bằng các mũi khâu phẫu thuật. Bạn có thể được đặt ống thoát nước ở cổ trước khi đưa vào phòng hồi sức. Các ống sẽ dẫn lưu chất lỏng và máu trong vài ngày sau khi cắt thanh quản.

Sau phẫu thuật cắt bỏ thanh quản

Hầu hết bệnh nhân phẫu thuật cắt thanh quản nằm tại tại khoa chăm sóc đặc biệt (ICU) vài ngày đầu sau phẫu thuật. Tiêm tĩnh mạch sẽ cung cấp chất lỏng cho người bệnh đến khi họ được cho ăn bằng ống. Người bệnh cũng có thể có ống trong mũi gọi là ống thông mũi dạ dày. Ban đầu nó có công dụng làm rỗng dạ dày để ngăn ngừa nôn mửa, sau đó được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng. Ngoài ra, còn có thể có một ống ở bàng quang để loại bỏ nước tiểu. Người bệnh sẽ không được xuống giường vào ngày đầu tiên. Đầu giường sẽ được nâng lên để giúp giảm sưng và có thể thở được.

Khi tình trạng ổn định, người bệnh sẽ được chuyển đến phòng bệnh thông thường khoảng 10 ngày. Thời gian này, người bệnh tiếp tục điều trị chữa lành vết thương, học cách nuốt và nói mà không cần thanh quản. Đồng thời, bác sĩ và y tá cũng khuyến khích bạn nên di chuyển nhẹ nhàng xung quanh phòng để tránh đông máu hoặc nguy cơ bị viêm phổi.

Chăm sóc vết thương sau phẫu thuật

Chăm sóc vết thương là một phần thiết yếu trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật cắt bỏ thanh quản. Hơn nữa, việc mở lỗ khí sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus gây nên nhiễm trùng. Do đó việc chăm sóc đúng cách sẽ giảm nguy cơ dẫn đến biến chứng này.

Do lớp vẩy cứng có thể làm cản trở luồng không khí đến phổi. Nên bạn phải cần làm sạch lỗ khí bằng gạc cùng với xà phòng nhẹ và nước để loại bỏ lớp vẩy cứng và chất nhầy. Ho cũng có thể giúp bạn làm sạch chất nhầy, tuy nhiên nếu bạn không đủ mạnh để ho thì cần phải hút bằng tay. Hãy hỏi bác sĩ hoặc y tá về cách hút để tránh nhiễm trùng.

cắt bỏ thanh quản
Sau phẫu thuật người bệnh cần phải chăm sóc vết thương cẩn thận để tránh nhiễm trùng và học cách nói, thở, nuốt mới

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật cắt bỏ thanh quản

Phục hồi giọng nói

Mất giọng nói và khả năng giao tiếp bằng lời nói bình thường là hậu quả tiêu cực và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người cắt bỏ thanh quản. Vì vậy phục hồi giọng nói là một quá trình quan trọng sau phẫu thuật cắt bỏ thanh quản.

Có một số phương pháp để phục hồi giọng nói bao gồm:

  • Nói bằng khí quản: một bộ phận giả giọng nói được đặt trong lỗ thủng khí quản. Bộ phận giả giọng nói là van khí một chiều cho phép không khí đi từ phổi/khí quản đến thực quản trong khi khí quản bị che kín, điều này khiến không khí được chuyển hướng làm rung các mô thực quản để tạo ra giọng nói. Giọng nói bằng khí quản được cho là tự nhiên hơn so với giọng nói từ thực quản, nhưng chất lượng giọng nói khác nhau ở mỗi người.
  • Nói bằng thực quản: người nói đẩy không khí vào thực quản và sau đó đẩy nó trở lại, điều này giúp tạo ra âm thanh. Tuy nhiên, phương pháp này tốn thời gian và khó học hơn.
  • Thanh quản điện tử: đây là một thiết bị được đặt trên cổ, sau đó người bệnh sẽ nói và giọng nói phát ra từ máy giống như tiếng robot.
  • Cấy ghép thanh quản: người vừa phẫu thuật cắt thanh quản sẽ được cấy ghét thanh quản từ người hiến xác, tuy nhiên biện pháp này khá hiếm gặp.

Đối với những người sử dụng giọng nói từ khí quản hay thực quản có thể được tiêm Botulinum toxin để cải thiện chất lượng giọng nói khi co thắt hoặc tăng trương lực của các cơ phân đoạn hầu họng.

Ăn bằng miệng

Phẫu thuật cắt thanh quản dẫn đến một số thay đổi ở thanh quản và các cấu trúc ở những khu vực xung quanh. Vì thế, chức năng nuốt sẽ thay đổi nhiều, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và dinh dưỡng của người bệnh. Mặc dù hầu hết những bệnh nhân sau phẫu thuật đều gặp phải tình trạng khó nuốt nhưng đa số đều bình phục sau khoảng 3 tháng.

Người bệnh nên được cho ăn bằng miệng kể từ ngày 7-10 sau phẫu thuật để ngăn chặn lỗ rò hầu họng. Lỗ rò hầu họng thường xuất hiện trước khi được cho ăn lại, phần lớn là vì mức độ pH và sự hiện diện của amylase trong nước bọt gây hại cho các mô.

Phục hồi mùi và vị

Cắt bỏ thanh quản tạo ra sự tách biệt giữa đường hô hấp trên (hầu họng, mũi, miệng) và đường hô hấp dưới (phổi, khí quản dưới). Hơi thở không còn đi qua mũi, gây ra sự mất hoặc giảm khứu giác, dẫn đến giảm cảm giác vị giác. Để phục hồi và cải thiện chức năng khướu giác, máy điều khiển cảm ứng dòng khí mũi sẽ được sử dụng để tăng không gian trong khoang miệng trong khi miệng vẫn khép, nó mô phỏng cái ngáp với một cái miệng kín bằng cách hạ thấp hàm, lưỡi và sàn miệng.

Biến chứng sau phẫu thuật cắt bỏ thanh quản

Cắt bỏ toàn bộ thanh quản có thể gây ra một số biến chứng, phổ biến nhất là lỗ rò hầu họng, được đặc trưng bởi một lỗ bất thường giữa hầu họng và khí quản hoặc da dẫn đến rò rỉ nước bọt bên ngoài cổ họng. Khi gặp phải biến chứng này, người bệnh phải ăn hoàn thành qua ống thông mũi, gây khó chịu, trì hoãn phục hồi chức năng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác.

Ngoài ra, phẫu thuật cắt bỏ thanh quản còn đem đến một số biến chứng như:

  • Chảy máu
  • Nhiễm trùng
  • Viêm phổi
  • Chấn thương thần kinh
  • Mất giọng nói bình thường
  • Hẹp lỗ khí hoặc họng
  • Khó nuốt
  • Tổn thương các cơ quan lân cận như tuyến giáp và tuyến cận giáp có thể dẫn đến suy giáp
  • Tổn thương khí quản, thực quản
  • Ổ tụ máu

Trên đây là những thông tin quan trọng về phẫu thuật cắt bỏ thanh quản, nếu như có bất kỳ thắc mắc nào, hãy hỏi trực tiếp ý kiến bác sĩ.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phuowng pháp điều trị thay thế bác sĩ.

viêm thanh quản khàn giọng

Bị viêm thanh quản khàn tiếng kéo dài phải làm sao?

Bệnh viêm thanh quản dù nặng hay nhẹ cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của giọng nói....

Sau phẫu thuật hạt xơ thanh quản, người bệnh không cần kiêng nói mà chỉ cần hạn chế nói nhiều, nói lớn tiếng.

Sau phẫu thuật hạt xơ dây thanh phải kiêng nói bao lâu ?

Phẫu thuật hạt xơ dây thanh giúp loại bỏ những khối hạt trong bề mặt niêm mạc thanh quản, giúp...

Làm thế nào để lấy lại giọng nói khi bị viêm thanh quản?

Mất giọng là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm thanh quản. Tình trạng này kéo dài sẽ gây cản...

Viêm thanh quản uống thuốc gì? Cần lưu ý gì khi điều trị?

Bị viêm thanh quản nên uống thuốc gì nhanh khỏi ?

Dùng thuốc tây chữa viêm thanh quản có tác dụng làm giảm nhanh chóng các triệu chứng, giúp bệnh mau...

viêm thanh quản xuất tiết

Viêm thanh quản mạn tính xuất tiết là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm thanh quản mãn tính xuất tiết là tình trạng nhiễm trùng kéo dài ở thanh quản đi kèm với...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.