Bị viêm thanh quản khàn tiếng kéo dài phải làm sao?

Bệnh viêm thanh quản dù nặng hay nhẹ cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của giọng nói. Bị viêm thanh quản khàn tiếng kéo dài không chỉ gây khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang chuyển biến xấu. Cần sớm có biện pháp can thiệp kịp thời để cải thiện chất lượng giọng nói và đẩy lùi bệnh.

viêm thanh quản khàn giọng
Bệnh viêm thanh quản có thể khiến bạn bị khàn giọng kéo dài

Vì sao bệnh viêm thanh quản gây khàn tiếng?

Bên trong thanh quản chính là dây thanh – 2 nếp gấp của niêm mạc được bao phủ bởi các cơ và sụn. Thông thường dây thanh sẽ hoạt động đóng mở nhịp nhàng để tạo thành âm thanh thông qua chuyển động và rung.

Tuy nhiên, khi thanh quản bị các phản ứng viêm tấn công gây nhiễm trùng thì dây thanh cũng sẽ bị sưng viêm và kích thích. Cùng với đó, sưng viêm sẽ khiến cho dây thanh không còn khả năng đóng mở nhịp nhàng.

Chính điều này sẽ khiến các âm thanh được tạo bởi không khí đi qua dây thanh bị biến dạng. Lúc này giọng nói của bạn thường sẽ có xu hướng khàn và trầm hơn so với bình thường.

Tình trạng viêm thanh quản càng kéo dài thì chất lượng của giọng nói sẽ càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cùng với đó hiện tượng khàn giọng cũng sẽ kéo dài, người bệnh đôi khi sẽ đứng trước nguy cơ bị mất tiếng.

Viêm thanh quản khàn tiếng kéo dài khoảng trên 3 tuần được cho là đã chuyển biến sang giai đoạn mãn tính. Lúc này các triệu chứng đi kèm như khô cổ họng, đau họng cùng các dấu hiệu khác như khó nuốt, sốt, mệt mỏi cũng sẽ kích hoạt ở mức độ nặng nề hơn. Nếu không sớm khắc phục thì nhiễm trùng sẽ lan rộng và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bị viêm thanh quản khàn tiếng kéo dài phải làm sao?

Để có thể cải thiện được chất lượng giọng nói, khắc phục tình trạng khàn tiếng kéo dài do viêm thanh quản thì nguyên tắc điều trị là cần làm dịu cổ họng và ức chế các phản ứng viêm. Theo đó, bạn có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà để hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng:

1. Hạn chế sử dụng giọng nói

Khi đang bị khàn giọng kéo dài thì việc đầu tiên mà bạn cần chú ý thực hiện là nên hạn chế sử dụng giọng nói. Bởi càng nói nhiều và nói to sẽ càng khiến cho dây thanh cũng như cổ họng bị kích thích và triệu chứng sẽ càng thêm nghiêm trọng.

Hạn chế nói sẽ làm giảm áp lực lên dây thanh đồng thời giúp ích cho việc ngăn ngừa tình trạng khô cổ họng. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng đến giọng nói thì bạn nên chú ý nói chậm và nhỏ nhẹ. Tuyệt đối tránh việc nói nhanh, nói lớn hay la hét.

Ngoài ra, có thể tham khảo việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ khuếch tán âm thanh. Chúng có thể giúp bạn hạn chế nói lớn nhưng những người xung quanh vẫn có thể nghe rõ âm thanh mà bạn phát ra.

2. Súc miệng bằng nước muối ấm

Nước muối là dung dịch có tính kháng khuẩn và chống viêm rất tốt mà bạn có thể sử dụng để hỗ trợ khắc phục bệnh viêm thanh quản. Dùng nước muối súc miệng sẽ giúp làm sạch cổ họng và ức chế sự lây lan của tình trạng nhiễm trùng.

viêm thanh quản giọng khàn
Nên pha nước muối ấm để súc họng đều đặn 2 lần/ngày

Bên cạnh đó, nhiệt độ từ nước muối ấm còn giúp cho cổ họng của bạn được thư giãn, dịu hơn. Đồng thời làm giảm bớt tình trạng sưng đau và mang đến cảm giác dễ chịu. Cổ họng được xoa dịu cũng chính là yếu tố giúp bạn hạn chế được những khó khăn trong việc phát âm khi dây thanh đang bị tổn thương.

Chỉ cần sử dụng khoảng 1/2 thìa cà phê muối hạt pha cùng với 300ml nước sôi ấm và dùng dung dịch này để súc miệng 2 lần/ngày. Chú ý khi súc miệng nên ngửa cổ về phía sau để súc họng thì hiệu quả điều trị sẽ khả quan hơn.

3. Sử dụng viêm ngậm

Một số loại viêm ngậm có thể giúp bạn cải thiện triệu chứng đau rát cổ họng mà bệnh viêm thanh quản gây ra. Đồng thời chúng còn giúp làm dịu cổ họng nhằm cải thiện chất lượng giọng nói. Có thể tìm mua các loại viêm ngậm này ở hầu khắp các nhà thuốc tây trên toàn quốc.

Đa phần các loại viêm ngậm giúp giảm đau họng đều có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên nên rất lành tính. Bạn có thể ngậm chúng nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên tham khảo bác sĩ để dùng với tần suất khoa học nhất. Cần chú ý rằng, nếu trước đó bạn từng bị dị ứng với các loại viên ngậm thì hãy báo cho dược sĩ để dự phòng rủi ro trước khi sử dụng.

4. Uống nhiều nước ấm

Tình trạng khàn giọng thường kích hoạt ở mức độ nặng nề hơn khi cổ họng bị khô. Đây cũng chính là nguyên nhân lý giải tại sao khi độ ẩm không khí xuống thấp thì chất lượng giọng nói của người bệnh sẽ trở nên tệ hơn.

Lúc này việc uống nhiều nước ấm để giúp cung cấp độ ẩm tự nhiên cho cổ họng là cần thiết. Ngoài nước sôi ấm thì người bệnh có thể dùng thêm một số loại nước ép từ hoa quả hay rau củ tươi. Điều này sẽ giúp nâng cao đề kháng và miễn dịch cho cơ thể, chống nhiễm trùng lan rộng.

Ngoài ra, để ngăn ngừa nguy cơ bị khô cổ họng, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm không khí. Nhất là trong những ngày thời tiết hanh khô, vào buổi tối nên đặt máy trong phòng ngủ sẽ giúp làm giảm sự kích ứng ở cổ họng rất tốt.

5. Dùng gừng chữa khàn tiếng do viêm thanh quản

Gừng chính là loại thảo dược thiên nhiên, một vị thuốc được sử dụng phổ biến trong u học cố truyền. Vị thuốc này có tác dụng rất tốt trong việc ức chế tình trạng ho khan, làm giảm khó chịu ở cổ họng. Đồng thời có thể hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng do nhiễm trùng ở cổ họng gây ra.

viêm thanh quản khàn tiếng kéo dài
Các hoạt chất từ gừng có thể làm dịu cổ họng và hỗ trợ cải thiện chất lượng giọng nói

Sử dụng gừng cũng là một cách đơn giản có thể giúp bạn làm dịu cổ họng và cải thiện chất lượng giọng nói, đẩy lùi chứng khàn giọng do viêm thanh quản. Có thể dùng gừng hỗ trợ điều trị bệnh viêm thanh quản tại nhà theo một số cách sau đây:

  • Dùng gừng tươi thái lát và ngậm trực tiếp để cho tinh chất từ gừng có thể thẩm thấu vào cuống họng.
  • Sử dụng gừng trong chế biến thức ăn, làm tăng hương vị cho các món ăn đồng thời hỗ trợ làm giảm viêm ở dây thanh quản.
  • Dùng gừng để hãm trà uống, có thể cho thêm 1 chút mật ong để tăng hương vị và hiệu quả điều trị.
  • Ngoài ra, người bệnh còn có thể ăn mứt gừng hay sử dụng các loại kẹo được chế biến từ thảo dược này.

6. Sử dụng chanh kết hợp mật ong

Chanh kết hợp với mật ong cũng là một cách tốt có thể hỗ trợ xoa dịu cổ họng. Đồng thời giúp làm giảm các triệu chứng ho, đau họng và tình trạng sưng viêm ở thanh quản.

Các nguyên liệu này chứa hàm lượng vitamin C, E cùng nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Từ đó không chỉ giúp chống khô rát cổ họng mà còn kích thích sự phục hồi của các tế bào bị tổn thương. Đồng thời còn có khả năng cải thiện sức đề kháng cho cơ thể của bạn từ bên trong.

Có thể thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

  • Cần chuẩn bị 1 quả chanh tươi cùng với 5 thìa cà phê mật ong nguyên chất.
  • Bổ quả chanh thành 6 – 8 phần hình múi cau rồi cho mật ong vào ngâm trong 2 – 3 tiếng.
  • Cắt chanh thành từng miếng nhỏ rồi ngậm trong miệng.
  • Phần nước chanh và mật ong chảy ra có thể dùng pha nước ấm để uống mỗi lần 1 thìa.

Cần chú ý rằng, khi bệnh đã diễn tiến nặng thì các biện pháp trên đây chỉ có tác dụng hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng mà không thể điều trị triệt để được bệnh. Lúc này, việc thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán mức độ bệnh và điều trị y tế là cần thiết.

Thăm khám và điều trị y tế

Bị viêm thanh quản khàn giọng kéo dài đôi khi còn là dấu hiệu cảnh báo rằng bệnh tình đang có xu hướng chuyển biến xấu. Lúc này, có nguy cơ rất cao là bạn đang sống chung với bệnh viêm thanh quản mãn tính. Trong trường hợp này các giải pháp tại nhà sẽ không thể nào kiểm soát được bệnh. Cần thăm khám để điều trị theo phác đồ từ bác sĩ chuyên khoa.

Với tình trạng mãn tính của bệnh thì ngoài việc kiểm tra triệu chứng bác sĩ sẽ cần đến các xét nghiệm chuyên sâu hơn để có thể đánh giá chính xác mức độ bệnh. Có thể là sinh thiết mẫu mô thanh quản trong phòng thí nghiệm, xét nghiệm máu hay thực hiện các xét nghiệm hình ảnh.

khàn giọng do viêm thanh quản
Nên sớm thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và có phác đồ điều trị thích hợp

Đối với điều trị, bác sĩ sẽ thường lên toa một số loại thuốc sau kết hợp với hướng dẫn chăm sóc tại nhà:

  • Thuốc điều trị tại chỗ: Thường dùng để xông hay khí dung thanh quản, Hydrocortisone và Alpha chymotripsine chính là 2 loại kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất. Ngoài ra có thể kết hợp thêm với một số loại thuốc chống viêm và giảm phù nề.
  • Thuốc điều trị toàn thân: Các loại thuốc chống viêm dạng men hoặc thuốc chống viêm steroid sẽ được dùng trong trường hợp này. Dexamethasone, Lysozym, Methylprednisolon, Alpha chymotrypsine… là những loại được dùng nhiều nhất.

Trong trường hợp bạn bị khàn tiếng quá lâu, tình trạng viêm diễn biến phức tạp không đáp ứng với thuốc thì bác sĩ có thể cân nhắc việc phẫu thuật. Thông thường, phẫu thuật sẽ được chỉ định khi người bệnh đứng trước nguy cơ bị mất giọng nói hay bệnh phát sinh các vấn đề như:

  • Xuất hiện hạt xơ dây thanh
  • Thanh quản có khối u hoặc polyp
  • Viêm thanh quản bị phù Reinke

Bạn chớ nên chủ quan khi bị viêm thanh quản khàn giọng kéo dài. Tình trạng này nếu không được điều trị triệt để còn làm tăng nguy cơ mắc chứng ung thư thanh quản rất nguy hiểm. Không chỉ giọng nói mà tính mạng người bệnh cũng có thể bị đe dọa nghiêm trọng.

viêm thanh quản nguy hiểm hay không

Bệnh viêm thanh quản có nguy hiểm không?

Viêm thanh quản là từ y khoa dùng để chỉ tình trạng tổn thương ở thanh quản do sử dụng...

Chế độ ăn uống khi bị viêm thanh quản: Thực phẩm nên ăn và cần kiêng

Khi bị viêm thanh quản, có những thực phẩm bạn nên ăn và không nên ăn để tránh khiến tình...

Những thông tin cần biết về bệnh viêm thanh quản

Viêm thanh quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Nói quá to, bị nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp có thể làm...

Viêm thanh quản trào ngược – Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Viêm thanh quản trào ngược là một vấn đề liên quan đến rối loạn giọng nói. Điều này xuất phát...

Nội soi thanh quản: Những điều bạn nên biết về phương pháp nầy

Nội soi thanh quản là một thủ thuật cần thiết để tìm ra nguyên nhân khiến bạn bị ho, đau...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.