Viêm thanh quản cấp tính là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm thanh quản cấp tính là tình trạng viêm nhiễm tại niêm mạc thanh quản kéo dài trong khoảng thời gian dưới 2 tuần. Bệnh lý này tương đối phổ biến, mặc dù không nguy hiểm nhưng cần nghiêm túc điều trị để tránh bệnh diễn tiến xấu kéo theo những vấn đề nghiêm trọng khác.
Viêm thanh quản cấp tính là bệnh gì?
Viêm thanh quản cấp tính là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng hộp giọng nói hay dây thanh âm bị viêm ở mức độ nhẹ. Bệnh thường kéo dài trong khoảng 3 – 7 ngày có khi hơn nhưng không quá 2 tuần.
Thống kê cho thấy rằng, bệnh lý này thường có nguy cơ xuất hiện nhiều nhất ở đối tượng trong độ tuổi từ 18 đến 40. Tuy nhiên, trẻ em khoảng từ 3 tuổi trở lên cũng có thể mắc bệnh trong nhiều trường hợp.
Bệnh gây ra tình trạng tắc nghẽn thanh quản và thường ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giọng nói. Một đợt cấp tính của bệnh thường có thể hết trong khoảng vài tuần nếu phát hiện sớm và can thiệp đúng cách.
Tuy nhiên nếu không nghiêm túc điều trị thì bệnh sẽ diễn tiến xấu và nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này việc điều trị thường khó khăn hơn rất nhiều và kèm theo đó là những biến chứng nguy hiểm tiềm ẩn.
1. Nguyên nhân
Bệnh viêm thanh quản cấp tính có thể được kích hoạt ở 2 dạng là nhiễm trùng và không nhiễm trùng. Trong đó thì dạng nhiễm trùng được cho là phổ biến hơn và thông thường sẽ theo sau 1 đợt viêm nhiễm ở đường hô hấp trên.
Bệnh sẽ nhanh chóng khởi phát khi nếu có sự xâm nhập và tấn công của các loại vi khuẩn hay virus. Các loại vi khuẩn thường là Streptococcus pneumoniae, Moraxella catarrhalis hay H.influenza. Còn do virus thì có thể là Virus cúm, Rhinovirus, Virus hợp bào hô hấp, Coronavirus, Virus Parainfluenza, Adenovirus…
Bên cạnh đó, tình trạng viêm nhiễm thanh quản cấp tính còn được cho là có liên quan đến một số bệnh lý khác. Có thể kể đến như thủy đậu, sởi, sốt xuất huyết, ho gà… Một số trường hợp, nguyên nhân có thể là do nhiễm nấm gây ra nhưng lại thường không được chẩn đoán.
Còn nếu bệnh kích hoạt ở dạng không nhiễm trùng thì nguyên nhân có thể là dị ứng, chấn thương giọng nói, sử dụng thuốc hít hen, bỏng nhiệt thanh quản, trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, việc thường xuyên hút thuốc là hay tiếp xúc với môi trường ô nhiễm đều được cho là những yếu tố liên quan.
2. Triệu chứng
Các triệu chứng của bệnh viêm thanh quản cấp tính thường khởi phát một cách đột ngột. Chúng sẽ có xu hướng biểu hiện rõ ràng và có thể trở nên tồi tệ hơn sau khoảng vài ngày.
Sau đây là một số triệu chứng đặc trưng của bệnh:
- Chất lượng giọng nói có sự thay đổi.
- Cổ họng bị khó chịu, đau rát, nhất là khi nói nhiều.
- Người bệnh thường mắc chứng khó đọc và sợ nước.
- Ho khan, triệu chứng này thường tồi tệ hơn vào ban đêm.
- Cổ họng khô rát.
Triệu chứng viêm thanh quản cấp tính có rất nhiều điểm tương đồng với dấu hiệu của các bệnh về đường hô hấp, điển hình nhất là chứng viêm họng. Chính vì thế mà bạn nên chú ý thăm khám sớm để có thể chẩn đoán chính xác và can thiệp kịp thời.
Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm thanh quản cấp tính
Bệnh viêm thanh quản mãn tính được đánh giá là không quá nguy hiểm. Có thể nhanh chóng khắc phục nếu như sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp đúng đắn.
Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh thường ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt cũng như cuộc sống. Đặc biệt là ở trường hợp bệnh do nhiễm trùng gây ra thì các phản ứng viêm có thể sẽ lan rộng. Lúc này bạn thường sẽ gặp một số triệu chứng như khó thở hay khó nuốt.
Mặt khác, bệnh lý này nếu không được kiểm soát kịp thường sẽ kéo dài dai dẳng, bên cạnh đó nguy cơ tái phát cũng rất cao. Chính điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm thanh quản mãn tính. Kéo theo đó là những biến chứng nguy hiểm có thể phát sinh bất cứ lúc nào. Điển hình nhất là biến chứng suy hô hấp, viêm phổi hay nhiễm trùng lan tỏa trên diện rộng.
Cách khắc phục bệnh viêm thanh quản cấp tính tại nhà
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà sẽ có biện pháp điều trị tương thích. Trường hợp bệnh mới kích hoạt với các triệu chứng còn nhẹ thì các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà hoàn toàn có thể đáp ứng.
1. Hạn chế sử dụng giọng nói
Khi dây thanh quản đang bị tổn thương thì điều đầu tiên bạn cần làm đó là hạn chế hoạt động ở cơ quan này. Tốt nhất nên hạn chế việc nói chuyện trong khoảng thời gian từ 1 – 3 ngày.
Trường hợp bắt buộc phải sử dụng giọng nói thì nên nói nhỏ để tránh tác động và gây áp lực nhiều cho dây thanh. Bên cạnh đó có thể sử dụng các thiết bị khuếch đại âm thanh để hỗ trợ.
2. Sử dụng nước muối ấm để súc miệng
Đây là cách đơn giản có thể giúp làm giảm đau họng và hỗ trợ điều trị viêm thanh quản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Nước muối có tác dụng hỗ trợ kháng khuẩn cũng như chống viêm rất tốt sẽ giúp ức chế sự phát triển của các phản ứng viêm.
Cùng với đó, nhiệt độ ấm sẽ giúp dây thanh được thư giãn, đồng thời giúp giảm đau và sưng viêm. Bạn có thể dùng 1/4 thìa muối hòa tan trong khoảng 200ml nước sôi ấm súc miệng và họng 2 lần/ngày. Nên thực hiện đều đặn cho đến khi các triệu chứng được khắc phục hoàn toàn.
3. Sử dụng trà mật ong
Một tách trà mật ong nóng chính là giải pháp có thể giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đau rát cổ họng. Bên cạnh đó, trà còn chứa nhiều thành phần chống oxy hóa với tác dụng làm dịu và giảm sưng viêm.
Ngoài ra, mật ong còn là nguyên liệu mang lại nhiều lợi ích tích cực với việc điều trị bệnh viêm thanh quản cấp tính. Mật ong với tính kháng khuẩn, tiêu đàm có thể hỗ trợ làm lành tổn thương ở dây thanh.
4. Bổ sung nhiều nước
Hiện tượng khô họng cũng có thể sẽ khiến cho tình trạng sưng viêm trở nên nặng nề hơn. Chính vì thế khi bị viêm thanh quản cấp tính bạn nên chú ý uống đủ nước trong suốt quá trình điều trị.
Nước sẽ giúp bổ sung độ ẩm, làm mềm cổ họng và giúp những tổn thương ở dây thanh được phục hồi nhanh chóng hơn. Ngoài ra, bổ sung nước sẽ thúc đẩy quá trình thải trừ đờm và chất nhầy ở cổ họng diễn ra tốt hơn.
Ngoài việc uống nước sôi ấm thì bạn có thể bổ sung thêm các loại nước ép từ trái cây hay rau củ tươi. Điều này sẽ giúp tăng cường đề kháng và miễn dịch cho cơ thể, cải thiện các triệu chứng mà bệnh viêm thanh quản cấp tính gây ra. Cùng với đó nên hạn chế các loại thức uống có cồn, có gas, nhiều đường hay chứa caffeine.
5. Các vấn đề cần tránh
Ngoài việc thực hiện các liệu pháp điều trị nêu trên thì người bệnh nên chú ý tránh một số vấn đề sau đề bệnh nhanh chóng được khắc phục:
- Hét: Khi hét hay nói to thì dây thanh sẽ phải hoạt động nhiều hơn. Từ đó sẽ khiến cho tình trạng viêm diến biến phức tạp hơn.
- Rượu bia: Các loại thức uống có cồn này sẽ khiến cho cổ họng bị khô, đồng thời kích thích tình trạng sưng viêm. Lúc này người bệnh sẽ thường bị đau họng và gặp khó khăn khi nói chuyện.
- Hút thuốc lá: Những thành phần chất độc có trong thuốc lá thường khiến cho cổ họng bị tổn thương. Cùng với đó là gây ho, kích thích sản sinh đờm khiến việc điều trị gặp khó khăn.
Khi nào cần thăm khám và điều trị y tế?
Bệnh viêm thanh quản ở giai đoạn cấp tính thường sẽ có thể tự khỏi sau khoảng vài tuần nếu như chắm sóc tốt tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng không có xu hướng thuyên giảm mà còn có dấu hiệu nghiêm trọng thêm thì bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ.
Việc chẩn đoán lâm sàng có thể sẽ được thực hiện dựa trên các triệu chứng mà bạn gặp phải. Bác sĩ cũng sẽ gián tiếp kiểm tra đường thở bằng gương hay kiểm tra trực tiếp bằng ống soi mũi kinh hoạt. Tình trạng thanh quản sẽ có một số thay đổi nhất định tùy theo mức độ bệnh.
Ở giai đoạn đầu, thường xuất hiện ban đỏ và phù nề ngay tại vùng thượng vị hoặc nếp gấp aryepiglottic, arytenoids. Nhưng lúc này dây thanh âm vẫn còn trắng bình thường và chưa xuất hiện triệu chứng. Khi bệnh tiến triển, dây thanh âm cũng sẽ dần chuyển sang màu đỏ và sưng phù lên. Trong trường hợp quá lạm dụng giọng nói thì tình trạng xuất huyết dưới niêm mạc cũng có thể sẽ được nhìn thấy trong dây thanh âm.
Sau khi đã thăm khám và chẩn đoán mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Dưới đây là phác đồ điều trị chung với bệnh viêm thanh quản cấp tính:
- Thuốc kháng sinh: Có thể là nhóm beta lactam như cephalexin, amoxicilin, các cephalosporin thế hệ 1, 2, các thuốc kháng men betalactamse. Hay cũng có thể là nhóm macrolide bao gồm roxithromycin, clarythromycin, azithromycin…
- Thuốc kháng viêm: Bao gồm kháng viêm steroid: methylprednisolon, dexamethasone, prednisolon… Hay chống viêm dạng men: lysozym, alpha chymotrypsin…
- Điều trị tại chỗ: Có thể là khí dung hay bơm thuốc thanh quản bằng một số hỗ dịch kháng sinh, kháng viêm dạng men hay chống viêm corticoid. Cùng với đó có thể kết hợp dùng các dung dịch sát khuẩn, giảm viêm tại chỗ để súc họng.
- Hạ sốt, giảm đau: Có thể là truyền dịch hay sử dụng các loại thuốc paracetamol, aspirin…
- Nâng đỡ cơ thể: Bổ sung thêm các yếu tố vi lượng, vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết.
Biện pháp ngăn ngừa bệnh viêm thanh quản cấp tính
Thống kê ghi nhận rằng, số người mắc bệnh viêm thanh quản cấp tính đang ngày càng có xu hướng tăng lên. Bạn cần chú ý đến vần đề phòng ngừa để giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh, đồng thời bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe.
Hãy thực hiện tốt một số khuyến cáo sau từ bác sĩ chuyên khoa:
- Nếu gặp các vấn đề về đường thở, hãy sớm thăm khám và điều trị triệt để.
- Cần tránh tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên.
- Giữ ấm cho cơ thể, nhất là vùng cổ khi thời tiết chuyển lạnh. Nếu ra ngoài hãy chú ý đeo khẩu trang để hạn chế tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như lối sống lành mạnh nhằm giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch.
- Hạn chế việc hút thuốc lá, đồng thời tránh hít phải khói thuốc.
Nếu không may mắc bệnh viêm thanh quản cấp tính bạn hãy chú ý theo dõi và nghiêm tục điều trị. Khi các biện pháp tại nhà không thể đẩy lùi bệnh hãy sớm thăm khám và điều trị y tế để tránh bệnh diễn tiến xấu. Lúc này các tình trạng nghiêm trọng hơn sẽ rất dễ phát sinh nếu không có giải pháp can thiệp kịp thời và đúng đắn.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!