Viêm thanh quản mạn tính xuất tiết là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm thanh quản mãn tính xuất tiết là tình trạng nhiễm trùng kéo dài ở thanh quản đi kèm với hiện tượng xuất tiết ngay tại niêm mạc cơ quan này. Bệnh tưởng chừng như rất nguy hiểm nhưng vẫn có thể điều trị triệt để nếu như có biện pháp can thiệp kịp thời.
Viêm thanh quản mạn tính xuất tiết là bệnh gì?
Viêm thanh quản mãn tính xuất tiết được cho là một trong những thể chuyển biến nặng của bệnh viêm thanh quản. Lúc này tại niêm mạc hộp giọng nói và dây thanh không chỉ bị nhiễm trùng mà còn xuất hiện tình trạng xuất tiết.
Tình trạng bệnh này có nguy cơ xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Vấn đề này được lý giải là do đối tượng nam giới thường hút thuốc hay uống rượu nhiều và làm việc ở môi trường có nhiều khói bụi hay gió lạnh.
Viêm thanh quản mạn tính xuất tiết là hệ quả rất khó tránh khỏi của tình trạng viêm nhiễm cấp tính khu trú tại thanh quản không được điều trị triệt để. Bệnh thường làm phát sinh các triệu chứng như niêm mạc thanh quản bị sung huyết. Khi thăm khám sẽ thấy dây thanh nề đỏ, lớp phía dưới niêm mạc phù nề và xuất tiết dịch nhầy đặc đọng ở mép sau dây thanh.
Bệnh thường có chu kỳ tiến triển khoảng từ 3 – 4 ngày sau đó có xu hướng giảm dần. Các triệu chứng sẽ có dấu hiệu giảm đi, sung huyết nhạt dần, đồng thời chất lượng giọng nói cũng sẽ từ từ hồi phục. Tuy nhiên, nếu không can thiệp thì các đợt bệnh tiếp theo sẽ nhanh chóng tái diễn với mức độ nặng nề hơn.
Trường hợp nặng của bệnh, bạn sẽ bị khàn tiếng nặng, khó khăn khi phát âm, phải cố gắng dùng sức mới có thể nói to và thường rất mệt khi nói. Bên cạnh đó còn đi kèm với các dấu hiệu ngứa rát, khô và khó chịu trong thanh quản. Tại dây thanh có rất nhiều dịch nhầy lắng đọng, khi ho mạnh thì chất dịch có thể bong ra và giọng nói được phục hồi trở lại.
Bệnh viêm thanh quản mạn tính xuất tiết có nguy hiểm không?
Tình trạng viêm thanh quản mạn tính xuất tiết sẽ không gây ra những vấn đề nghiêm trọng nếu được can thiệp kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài thì tình trạng nhiễm trùng sẽ có xu hướng lan rộng. Người bệnh sẽ có nguy cơ gặp phải các bệnh lý mãn tính khác như viêm phế quản, viêm họng, viêm khí quản mạn tính.
Bệnh kéo dài cũng sẽ khiến cho dây thanh âm bị tổn thương nghiêm trọng. Từ đó làm tăng nguy cơ kích hoạt sự hình thành cũng như phát triển của các khối polyp ngay tại thanh quản.
Thống kê còn ghi nhận rằng, bệnh viêm thanh quản mạn tính xuất tiết nếu không điều trị triệt để còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư thanh quản. Bệnh có thể khiến bạn bị mất giọng nói vĩnh viễn, trong nhiều trường hợp còn đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.
Cách xử lý khi bị bệnh viêm thanh quản mạn tính xuất tiết
Đối với bệnh viêm thanh quản mạn tính xuất tiết cần biết cách xử lý đúng đắn mới có thể kiểm soát tốt và tránh những vấn đề nghiêm trọng phát sinh. Dưới đây là một số vấn đề bạn cần đặc biệt chú ý khi không may mắc phải bệnh lý này.
1. Thăm khám và điều trị y tế
Khác với tình trạng viêm thanh quản cấp tính, khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính đi cùng hiện tượng xuất tiết thì không thể nào tự khỏi chỉ dựa vào các biện pháp điều trị tại nhà. Lúc này bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám càng sớm càng tốt.
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, đồng thời thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết. Điều này sẽ giúp đánh giá mức độ tổn thương dây thanh cũng như phạm vi ảnh hưởng của nhiễm trùng để có biện pháp can thiệp đúng đắn.
Thông thường, việc sử dụng thuốc sẽ được ưu tiên đối với bệnh lý này. Các thuốc có thể sử dụng có thể là:
- Nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm
- Thuốc chống sung huyết phù nề
- Kháng sinh tại chỗ hoặc đường uống
- Thuốc hạ sốt nếu bệnh đi kèm triệu chứng sốt
Bất cứ loại thuốc nào cũng cần phải dùng đúng chỉ định từ bác sĩ. Các tác dụng phụ sẽ có nguy cơ phát sinh cao hơn nếu người bệnh dùng sai liều. Khi liều được khuyến cáo không thể đáp ứng triệu chứng, bạn đừng tự ý thay đổi, hãy báo ngay cho bác sĩ để có sự điều chỉnh phù hợp.
Trong một số trường hợp, bệnh diễn tiến nặng cùng với đó là trên bề mặt dây thanh xuất hiện các khối polyp hay hạt xơ thì bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật. Tuy nhiên việc phẫu thuật đôi khi tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Chính vì thế, người bệnh cần chăm sóc hậu phẫu thật tốt theo hướng dẫn từ bác sĩ.
2. Mẹo tự nhiên trị viêm thanh quản mạn tính xuất tiết
Đối với bệnh viêm thanh quản mạn tính xuất tiết thì các mẹo dân gian không thể điều trị triệt để được nhưng lại có thể hỗ trợ rất tốt. Hơn nữa, các mẹo tự nhiên có thể giúp làm giảm triệu chứng, từ đó giúp cho người bệnh được thư giãn và thoải mái hơn. Có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng hơn:
Sử dụng tỏi chữa viêm thanh quản mạn tính xuất tiết:
Nhiều nghiên cứu hiện đại ghi nhận rằng, hoạt chất allicin dồi dào trong tỏi có đặc tính kháng sinh tự nhiên cao. Nhờ đó mà có thể giúp tiêu diệt một số chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng thanh quản. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn rất lành tính, có thể dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Có thể áp dụng theo hướng dẫn sau:
- Tỏi tươi đem bóc vỏ rồi bào mỏng và cho vào hũ thủy tinh ngâm cùng giấm táo trong ít nhất 4 tiếng đồng hồ.
- Mỗi lần dùng đem chắt lấy 1 thìa thêm vào 1 chút mật ong rồi ngậm trong miệng và nuốt từ từ.
- Nên sử dụng đều đặn mỗi ngày 3 – 4 lần để nhận được hiệu quả tốt nhất.
Chữa viêm thanh quản mạn tính xuất tiết bằng trà mật ong:
Dùng trà mật ong là cách rất đơn giản có thể giúp khắc phục tình trạng ngứa rát cổ họng do bệnh viêm thanh quản mạn tính xuất tiết gây ra. Đồng thời, mật ong còn là nguyên liệu có tác dụng ức chế nhiễm trùng và hỗ trợ làm giảm tình trạng phù nề tại dây thanh.
Nên pha các loại trà có nguồn gốc tự nhiên như trà bạc hà, trà hoa cúc… bởi chúng có chứa các thành phần lành tính tốt cho sức khỏe. Mỗi tách trà chỉ nên thêm khoảng 1 thìa các phê mật ong và uống khi còn ấm nóng.
Gừng tươi trị viêm thanh quản mạn tính xuất tiết:
Một nguyên liệu tự nhiên lành tính mà bạn có thể dùng để điều trị bệnh lý này đó là gừng tươi. Vị thuốc này có tính ấm, vị hơi cay nồng với tác dụng làm dịu cổ họng và ức chế các phản ứng viêm rất tốt. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên dùng gừng khi có triệu chứng sốt đi kèm hay bạn là người có thân nhiệt cao. Đối với gừng tươi thì có rất nhiều cách để sử dụng:
- Dùng gừng tươi cạo sạch vỏ rồi thái thành từng lát mỏng và ngậm rồi nhai nuốt trực tiếp.
- Hãm trà gừng để uống mỗi ngày khoảng 2 – 3 tách.
- Bổ sung gừng vào khẩu phần ăn mỗi ngày bằng cách thêm vào khi chế biến món ăn.
Ngoài ra, bạn còn có thể áp dụng nhiều mẹo tự nhiên khác để điều trị viêm thanh quản mạn tính xuất tiết. Ví dụ như xông hơi với tinh dầu, dùng chanh mật ong, sử dụng củ cải trắng… Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu nghiệm và an toàn cho sức khỏe thì bạn nên tham khảo bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ mẹo dân gian nào.
3. Chăm sóc và dự phòng tại nhà
Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ điều trị từ bác sĩ và áp dụng mẹo tự nhiên thì người bệnh cần chú ý đến các biện pháp chăm sóc tại nhà. Việc chăm sóc không chỉ hỗ trợ điều trị tốt hơn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nguy cơ tái diễn của bệnh.
Cần chú ý đến một số khuyến nghị như sau:
- Hạn chế nói chuyện nhiều, không nên nói nhanh, la hét hay nói chuyện lớn tiếng.
- Uống nhiều nước hơn để giúp giữ độ ẩm tự nhiên cho cổ họng, tránh tình trạng khô họng gây kích thích dây thanh âm. Nên uống nước sôi ấm, cùng với đó là các loại nước trái cây hay rau củ tươi. Cần tránh tuyệt đối rượu bia, nước ngọt hay cà phê và trà đặc.
- Tránh ăn các loại thức ăn cay nóng, nhất là khi bạn đang mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá, đồng thời cần tránh hít phải khói thuốc. Những chất độc từ khói thuốc sẽ khiến cho triệu chứng bệnh xuất hiện với mức độ dày đặc hơn.
- Sử dụng dung dịch nước muối ấm để vệ sinh cổ họng mỗi ngày khoảng 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
- Giữ ấm cho cơ thể, nhất là cổ họng, có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong những ngày thời tiết hanh khô.
- Không nên tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp trên.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như lối sống lành mạnh để nâng cao đề kháng cũng như miễn dịch cho cơ thể, có sức chiến đấu với bệnh tật.
Nếu như sớm có biện pháp can thiệp đúng đắn thì bệnh viêm thanh quản mạn tính xuất tiết hoàn toàn có thể được kiểm soát tốt và không phát sinh các biến chứng nghiêm trọng. Điều tốt nhất là người bệnh cần nghiêm túc điều trị theo đúng phác đồ từ bác sĩ và kết hợp với các biện pháp chăm sóc tốt ngay tại nhà.
Có thể bạn quan tâm:
- 10 Biện pháp điều trị viêm thanh quản tại nhà hiệu quả
- Bị Viêm Thanh Quản Khàn Tiếng Kéo Dài Phải Làm Sao?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!