Các thuốc giảm tiết và trung hòa axit dạ dày tốt nhất [MỚI CẬP NHẬT]

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Các thuốc giảm tiết và trung hòa axit dạ dày tốt nhất gồm nhóm thuốc kháng axit, thuốc ức chế bơm proton và thuốc chẹn thụ thể H2. Những loại thuốc này có tác dụng ức chế sự bài tiết quá mức của dạ dày và trung hòa axit. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày…

Các thuốc giảm tiết và trung hòa axit dạ dày tốt nhất
Thông tin về công dụng, liều dùng, hướng dẫn sử dụng các thuốc giảm tiết và trung hòa axit dạ dày tốt nhất

Các thuốc giảm tiết và trung hòa axit dạ dày tốt nhất từ Tây y

Việc tăng tiết quá mức sẽ làm phát sinh tình trạng dư axit dạ dày. Thông thường để giảm tiết và trung hòa axit dạ dày, bệnh nhân sẽ được sử dụng ba nhóm thuốc là thuốc kháng axit, thuốc ức chế bơm proton và thuốc chẹn thụ thể H2. Trong đó những loại thuốc thường được sử dụng gồm:

1. Thuốc Omeprazol

Thuốc Omeprazol thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPIs). Loại thuốc này có tác dụng ức chế sự bài tiết của dạ dày và trung hòa axit. Tác dụng của thuốc được chứng minh là nhanh, kéo dài nhưng có hồi phục. Sau 4 ngày sử dụng, thuốc sẽ đạt tác dụng tối đa.

Thuốc Omeprazol được chỉ định cho những trường hợp sau:

Chống chỉ định

Không dùng Omeprazol cho những trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với thành phần của thuốc
  • Phụ nữ mang thai vì có thể gây độc và gây dị dạng với bào thai (đặc biệt là trong 3 tháng đầu)
  • Phụ nữ cho con bú.
Thuốc Omeprazol
Thuốc Omeprazol có tác dụng ức chế sự bài tiết của dạ dày và trung hòa axit

Tác dụng phụ

Trong thời gian sử dụng thuốc Omeprazol, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ sau:

Tác dụng phụ thường gặp: Chóng mặt, Buồn ngủ, Nhức đầu, Đau bụng, Buồn nôn và nôn, Chướng bụng, Táo bón.

Giá bán tham khảo

Thuốc Omeprazol đang được bán với giá 36.000 VNĐ/ hộp 3 vỉ x 10 viên 20mg.

2. Thuốc Pantoprazole

Tác dụng ức chế dạ dày tiết axit của thuốc Pantoprazole được duy trì ngay cả khi dạ dày gặp vấn đề và bị kích thích bởi bất kỳ tác nhân nào.

Thuốc Pantoprazole được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Loét tá tràng, loét dạ dày
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Sử dụng kết hợp với thuốc kháng sinh trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori
  • Tăng tiết acid trong hội chứng Zollinger-Ellison
  • Dự phòng loét tá tràng, loét dạ dày do sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs).

Chống chỉ định

Chống chỉ định dùng Pantoprazole cho những người quá mẫn cảm với dẫn xuất benzimidazol hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Thuốc Pantoprazole
Thuốc Pantoprazole là một loại thuốc ức chế bơm proton xuất hiện trên bề mặt tế bào thành dạ dày

Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ từ việc sử dụng thuốc Pantoprazole: Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt; Nổi ban da, mày đay; Đầy hơi, buồn nôn, nôn, khô miệng, đau bụng, tiêu chảy, táo bón; Đau khớp, đau cơ.

Giá bán tham khảo

Thuốc Pantoprazole đang được bán với giá 34.000 VNĐ/ hộp 3 vỉ x 10 viên 40mg.

3. Thuốc Cimetidine

Thuốc Cimetidine thuộc nhóm thuốc kháng thụ thể H2 histamin. Loại thuốc này có tác dụng ức chế quá trình tiết dịch acid được kích thích bởi thức ăn, ức chế tiết dịch acid khi đói cả ngày và đêm của dạ dày.

Thuốc Cimetidine
Thuốc Cimetidine có khả năng ức chế cạnh tranh với histamin, xảy ra ngay tại thụ thể H2 của tế bào dạ dày

Thuốc Cimetidine được chỉ định dùng cho những trường hợp sau:

  • Điều trị ngắn hạn loét dạ dày tiến triển
  • Điều trị duy trì loét tá tràng khi ổ loét đã lành (điều trị với liều thấp)
  • Điều trị ngắn hạn loét dạ dày tiến triển lành tính
  • Chữa trào ngược dạ dày thực quản gây loét

Chống chỉ định

Không dùng thuốc Cimetidine cho những người bị mẫn cảm với hoạt chất Cimetidin. Ngoài ra cần tránh dùng thuốc cho phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú.

Tác dụng phụ

Những tác dụng phụ dưới đây có thể xuất hiện trong thời gian sử dụng thuốc Cimetidine: Tiêu chảy, Chóng mặt, Đau đầu, Ngủ gà, Kích động, Trầm cảm

Giá bán tham khảo

Thuốc Cimetidine đang được bán với giá 115.000 VNĐ/ hộp 10 vỉ x 10 viên 300mg.

Tham khảo chi tiết: Thuốc Cimetidine: Cách dùng và tác dụng phụ có thể gặp

4. Thuốc Lansoprazol

Loại thuốc này có tác dụng điều trị dài ngày cho những trường hợp tăng tiết dịch vị tiêu hóa bệnh lý như tăng dưỡng bào hệ thống, u đa tuyến nội tiết, hội chứng Zollinger – Ellison.

Thuốc Lansoprazol được sử dụng để điều trị cho những trường hợp sau:

  • Viêm thực quản có trợt loét ở những trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản
  • Loét dạ dày tá tràng cấp
  • Tăng dưỡng bào hệ thống, u đa tuyến nội tiết, hội chứng Zollinger – Ellison.

Chống chỉ định 

Không sử dụng thuốc Lansoprazol cho những trường hợp sau:

  • Phụ nữ mang thai, đặc biệt mang thai 3 tháng đầu
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú
  • Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Thuốc Lansoprazol
Thuốc Lansoprazol là thuốc ức chế tiết acid dịch vị, thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton

Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra trong thời gian sử dụng thuốc Lansoprazol gồm: Đau đầul, Chóng mặt, Tiêu chảy, Đau bụng, Buồn nôn, nôn; Khó tiêu, Táo bón, Phát ban.

Giá bán tham khảo

Thuốc Lansoprazol đang được bán với giá 47.000 VNĐ/ hộp 3 vỉ x 10 viên 30mg.

5. Thuốc Ranitidine

Thuốc có khả năng làm giảm nhanh lượng acid dịch vị sau khi tiết ra, làm liền vết loét dạ dày tá tràng và phòng ngừa bệnh tái phát.

Thuốc Ranitidine được sử dụng để điều trị những bệnh lý và tình trạng sau:

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Hội chứng Zollinger – Ellison
  • Giảm tiết acid và giảm tiết dịch vị ở những trường hợp cần thiết: Dự phòng chảy máu dạ dày – ruột, phòng chảy máu tái phát ở bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng, phòng ngừa hội chứng Mendelson
Thuốc Ranitidine
Thuốc Ranitidine giúp giảm nhanh lượng acid dịch vị được tiết ra, làm liền vết loét dạ dày tá tràng và phòng ngừa bệnh tái phát

Chống chỉ định

Những người có tiền sử bị ứng với thành phần của thuốc không được khuyến cáo sử dụng Ranitidine.

Tác dụng phụ của thuốc Ranitidine

Tác dụng phụ của thuốc Ranitidine gồm: Chóng mặt, Đau đầu, Yếu mệt, Tiêu chảy, Nổi ban đỏ.

Giá bán tham khảo

Thuốc Ranitidine đang được bán với giá 320.000 VNĐ/ hộp 10 vỉ x 10 viên 300mg.

6. Thuốc Famotidin

Thuốc Famotidin có tác dụng làm giảm quá trình tăng tiết acid và làm giảm nồng độ acid dạ dày ở cả ban ngày lẫn ban đêm.

Thuốc Famotidin được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Loét tá tràng hoạt động
  • Loét dạ dày hoạt động lành tính
  • Bệnh lý tăng tiết đường tiêu hóa (đa u tuyến nội tiết, hội chứng Zollinger – Ellison)
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Chống chỉ định

Không dùng Famotidin khi bị dị ứng với các thành phần của thuốc.

Tác dụng phụ của thuốc Famotidin

Những tác dụng phụ có thể gặp trong thời gian sử dụng thuốc Famotidin: Chóng mặt, Đau đầu, Táo bón, Tiêu chảy.

Thuốc Famotidin
Thuốc Famotidin là một trong các thuốc giảm tiết và trung hòa axit dạ dày tốt nhất

7. Thuốc Nizatidine

Thuốc Nizatidine có khả năng ức chế quá trình tiết dịch acid được kích thích bởi thức ăn, pentagastrin, insulin, amino acid, cafein, histamin và giảm tiết dịch acid cả ngày lẫn đêm.

Sử dụng Nizatidine cho những trường hợp sau:

  • Loét tá tràng tiến triển
  • Điều trị duy trì loét tá tràng với liều thấp sau khi vết loét đã liều để phòng ngừa tái phát
  • Hội chứng tăng tiết acid dịch vị Zollinger-Ellison
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do tăng tiết acid dịch vị như ợ chua, khó tiểu, nóng rát…

Chống chỉ định

  • Những người có tiền sử dị ứng với thuốc Nizatidine hoặc những loại thuốc kháng thụ thể H2 khác.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú.

Tác dụng phụ

Những tác dụng phụ dưới đây có thể xuất hiện trong thời gian chữa bệnh với thuốc Nizatidine:

  • Viêm da tróc vảy, ngứa, phát ban
  • Viêm xoang, viêm họng, chảy nước mũi, ho
  • Đau ngực, đau lưng,

Giá bán tham khảo

Thuốc Nizatidine đang được bán với giá 80.000 VNĐ/ hộp 3 vỉ x 10 viên 150mg.

Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng, hướng dẫn sử dụng các thuốc giảm tiết và trung hòa axit dạ dày phổ biến từ Tây y. Chúc bạn sớm tìm được loại thuốc phù hợp và nhanh khỏi bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Người bị trào ngược dạ dày với tần suất thấp có thể sử dụng baking soda

Cách dùng baking soda chữa trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày gây nên cảm giác nóng rát ở ngực, thường xuất hiện sau khi ăn và đi kèm với nhiều triệu chứng khác. Sử dụng baking...

Cách chữa trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản [Chuyên gia tư vấn]

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng thức ăn, dịch vị từ dạ dày trào từng đợt hay...

Tìm hiểu chứng ợ nóng khi mang thai và cách khắc phục

Chứng ợ nóng khi mang thai làm cho nhiều chị em cảm thấy không được thoải mái. Điều này không...

Trào Ngược Dạ Dày Nổi Hạch Có Nguy Hiểm Không?

Trào ngược dạ dày nổi hạch là hệ quả của bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi không được...

Bé nôn trớ ra dịch màu vàng có thể là biểu hiện của nhiều căn bệnh nghiêm trọng

Bé nôn trớ ra dịch vàng có nguy hiểm không?

Cho trẻ bú quá no, bú không đúng tư thế có thể khiến trẻ nôn trớ ra dịch vàng. Ngoài...

Bác sĩ trực tiếp kê đơn, bốc thuốc theo chứng trạng cho từng người, không sử dụng đại trà

CHỮA TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY bằng Sơ can Bình vị tán – 7 ngày hiệu quả, không tái phát

Chữa trào ngược dạ dày bằng Sơ can Bình vị tán hiện nay đang là giải pháp hữu hiệu nhất,...