10 Biện pháp điều trị viêm thanh quản ngay tại nhà
Viêm thanh quản khiến giọng nói thay đổi, thường có xu hướng khàn và trầm hơn bình thường. Nếu triệu chứng không quá nghiêm trọng, bạn có thể thực hiện các biện pháp điều trị viêm thanh quản ngay tại nhà.
10 cách điều trị viêm thanh quản ngay tại nhà
1. Hạn chế nói chuyện
Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh quản bị viêm và tổn thương, do đó việc đầu tiên bạn cần làm là hạn chế hoạt động ở cơ quan này. Bạn nên hạn chế nói chuyện trong khoảng 1 – 3 ngày.
Nếu bạn bắt buộc phải nói, hãy cố gắng nói nhỏ để ít tác động đến dây thanh quản. Hoặc có thể sử dụng thiết bị khuếch đại âm thanh để hạn chế tình trạng nói to khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Súc miệng bằng nước muối ấm
Nước muối ấm là cách giảm đau họng, điều trị viêm thanh quản bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Nhiệt độ ấm sẽ giúp dây thanh quản được thư giãn, giảm đau và sưng viêm. Ngoài ra, muối còn hỗ trợ kháng khuẩn, chống viêm và hỗ trợ phục hồi tổn thương ở dây thanh quản.
Nên khuấy ¼ thìa muối với nước ấm và súc miệng 2 lần/ngày (sáng và tối). Thực hiện đến khi tình trạng được điều trị dứt điểm.
3. Dùng viên ngậm
Các loại viên ngậm có thể giúp bạn cải thiện tình trạng đau họng và viêm thanh quản khá hiệu quả. Bạn có thể tìm mua những viên ngậm này ở các nhà thuốc tây.
Hầu hết thành phần trong các viên ngậm đều có nguồn gốc từ thảo dược nên bạn có thể ngậm nhiều lần trong ngày. Nếu từng có tiền sử dị ứng với các viên ngậm, bạn nên báo với dược sĩ để hạn chế những rủi ro xảy ra.
4. Trị viêm thanh quản tại nhà bằng giấm táo
Giấm táo có đặc tính kháng khuẩn giúp cơ thể ức chế sự phát triển và sinh sôi của vi khuẩn trong cổ họng. Dùng 1 – 2 thìa giấm táo khuấy đều với một ly nước ấm. Bạn có thể cho thêm 1 chút bột quế để tăng hiệu quả của cách điều trị này.
Sau đó uống khi nước còn ấm, nên uống từng ngụm nhỏ để các thành phần cần thiết vào dây thanh quản và cải thiện tình trạng viêm.
Xem thêm: Chế độ ăn uống khi bị viêm thanh quản: Thực phẩm nên ăn và cần kiêng
5. Trà mật ong trị viêm thanh quản tại nhà
Khi cổ họng bị đau rát, một ly trà mật ong nóng sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng nhanh chóng. Hơn nữa, trà còn chứa nhiều thành phần chống oxy hóa có tác dụng làm dịu và giảm sưng viêm.
Các loại trà đều được chế biến từ những thảo dược thiên nhiên, hầu hết chúng đều có chứa nhiều thành phần tốt cho hệ miễn dịch. Khi bạn bổ sung trà mật ong, hệ miễn dịch sẽ được cải thiện và ức chế sự hoành hành của vi khuẩn.
Ngoài ra, mật ong cũng đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân bị viêm thanh quản. Mật ong có tính kháng khuẩn, tiêu đàm và hỗ trợ phục hồi tổn thương ở dây thanh quản. Thành phần này đã được ứng dụng trong y học để sản xuất viên ngậm trị ho, đau họng và các vấn đề về phế quản.
6. Gừng
Gừng là thảo dược thiên nhiên được sử dụng trong y học cổ truyền. Thảo dược này có tác dụng ức chế ho khan, khó chịu ở cổ họng và làm giảm các triệu chứng do nhiễm trùng cổ họng gây ra.
Có rất nhiều cách sử dụng gừng để điều trị viêm thanh quản tại nhà:
- Sử dụng lát gừng tươi và ngậm cho tinh chất thẩm thấu vào cuống họng
- Sử dụng gừng trong chế biến món ăn để hỗ trợ giảm viêm ở dây thanh quản
- Dùng gừng như một loại trà
- Dùng mứt gừng hoặc các loại kẹo từ thảo dược này
7. Sử dụng tinh dầu xông mũi
Tinh dầu không chỉ có tác dụng tạo mùi hương, chúng còn có khả năng cải thiện những vấn đề sức khỏe thường gặp. Bạn có thể làm giảm hiện tượng sưng viêm ở cổ họng và dây thanh quản bằng các xông hơi bằng tinh dầu.
Đổ vài giọt tinh dầu vào thau nước ấm và xông trong khoảng 5 – 10 phút. Hoặc đổ dầu vào máy tạo độ ẩm để phân tán dầu trong không gian. Khi hít những tinh dầu này, các triệu chứng như đau họng, khàn giọng sẽ được cải thiện rõ rệt.
8. Mẹo trị viêm thanh quản tại nhà bằng tỏi
Tương tự như gừng, tỏi là thảo dược có tác dụng điều trị một số vấn đề sức khỏe thường gặp. Trong tỏi có chứa hoạt chất allicin có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm, do đó thảo dược này được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm xoang, viêm phế quản.
Tỏi có mùi khá hăng nên bạn không thể dùng trực tiếp, thay vào đó hãy bổ sung loại gia vị này vào những món ăn để hỗ trợ quá trình điều trị.
9. Súc miệng bằng giấm pha loãng
Giấm có tác dụng kháng khuẩn và chống nhiễm trùng, do đó bạn có thể súc miệng bằng giấm pha loãng để tiêu diệt những vi khuẩn gây viêm ở cổ họng. Nên súc miệng 2 lần/ngày để cải thiện tình trạng viêm thanh quản.
10. Uống nhiều nước
Khô họng có thể khiến tình trạng sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn, do đó bạn nên uống đủ nước trong thời gian điều trị. Nước sẽ giúp làm mềm cổ họng và phục hồi những tổn thương ở dây thanh quản. Ngoài ra, nước còn kích thích cổ họng và thải trừ đờm, chất nhầy ở cuống họng.
Ngoài việc dùng nước lọc, bạn có thể bổ sung nước ép rau củ, trái cây để tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện các triệu chứng do viêm thanh quản gây ra. Đồng thời nên kiêng cử những đồ uống chứa nhiều đường, có gas và có chứa caffeine.
→Tham khảo ngay: Viêm thanh quản trào ngược – Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục
Những điều cần tránh khi điều trị viêm thanh quản
Bên cạnh những cách điều trị trên, bạn nên hạn chế những thói quen xấu để giúp tình trạng viêm ở dây thanh quản phục hồi nhanh chóng.
- Hét: khi bạn hét hoặc nói to, dây thanh quản phải hoạt động và tình trạng viêm có thể chuyển biến nghiêm trọng hơn.
- Rượu: rượu và các đồ uống có cồn khiến cổ họng bị khô và kích thích tình trạng sưng viêm, khiến bạn đau họng và khó khăn hơn khi nói chuyện.
- Hút thuốc: những thành phần trong thuốc lá khiến cổ họng bị tổn thương, gây ho, sản sinh đờm và kéo dài thời gian điều trị.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Viêm thanh quản cấp tính thường tự khỏi sau khoảng vài tuần. Tuy nhiên, nếu tình trạng không thuyên giảm và có dấu hiệu nghiêm trọng, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Thông thường, bác sĩ sẽ dùng thuốc corticosteroid để giảm viêm ở dây thanh quản.
Nếu khàn giọng kéo dài khoảng 1 tháng, đây có thể là dấu hiệu của viêm thanh quản mãn tính. Viêm thanh quản mãn tính thường do trào ngược axit dạ dày, nhiễm trùng vi khuẩn,… gây ra. Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!
Có thể bạn quan tâm
- Bị viêm thanh quản khàn tiếng kéo dài phải làm sao?
- Viêm thanh quản ở trẻ và những điều mà phụ huynh nên biết
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!