Bị viêm thanh quản nên uống thuốc gì nhanh khỏi ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Tai Mũi HọngGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Dùng thuốc tây chữa viêm thanh quản có tác dụng làm giảm nhanh chóng các triệu chứng, giúp bệnh mau được chữa lành. Vậy viêm thanh quản uống thuốc gì? Cần lưu ý gì khi chữa viêm thanh quản bằng thuốc tây? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này. 

Viêm thanh quản uống thuốc gì
Viêm thanh quản uống thuốc gì? Cần lưu ý gì khi điều trị?

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm thanh quản

Viêm thanh quản được chia thành 2 dạng là cấp tính và mạn tính. Nếu bệnh chỉ kéo dài trong khoảng từ 7 – 10 ngày thì được gọi là viêm thanh quản cấp tính. Sau thời gian này mà bệnh vẫn chưa khỏi thì bệnh sẽ diễn tiến sang giai đoạn mạn tính. Để điều trị viêm thanh quản, cần dựa trên nguyên tắc sau:

Đối với các trường hợp viêm thanh quản không khó thở:

  • Bệnh nhân cần kiêng lạnh, tránh nói nhiều.
  • Điều trị nội khoa: Sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin H1, thuốc giảm viêm, tiêu đờm, trị ho
  • Các biện pháp chữa trị tại chỗ: Sử dụng các men tiêu viêm, tinh dầu, các loại thuốc kháng viêm nhóm corticoid…
  • Bổ sung chất dinh dưỡng, điện giải để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Nếu bị viêm thanh quản gây khó thở:

  • Khó thở cấp độ I: Điều trị bằng các biện pháp nội khoa
  • Viêm thanh quản gây khó thở cấp độ 2: Cấp cứu thông qua bước mở khí quản.
  • Khó thở cấp độ III: Cần mở khí quản để cấp cứu, đồng thời phải hồi sức tích cực cho bệnh nhân.

Nắm vững được nguyên tắc chữa bệnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Tránh tình trạng dùng sai thuốc, gây ra các vấn đề không mong muốn trong quá trình điều trị.

Tham khảo: 10 Cách trị viêm thanh quản tại nhà hiệu quả mà không cần dùng thuốc

Các loại thuốc chữa viêm thanh quản được dùng phổ biến

Dựa trên nguyên tắc điều trị được đưa ra và xem xét nguyên nhân, mức độ bệnh lý ở mỗi người, các bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc tây điều trị viêm thanh quản cho phù hợp. Vậy bị viêm thanh quản uống thuốc gì?

Thuốc kháng sinh

Với những người bị bệnh do vi khuẩn, sử dụng kháng sinh để điều trị là biện pháp cần thiết. Nó sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại, điều trị triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng.Tuy nhiên nhiều người còn chưa biết viêm dây thanh quản uống kháng sinh gì. Do đó, các thông tin dưới đây sẽ giúp giải đáp vấn đề được đưa ra.

Thuốc kháng sinh chữa viêm thanh quản
Kháng sinh được chỉ định khi bị viêm thanh quản do vi khuẩn

Hai nhóm kháng sinh được dùng phổ biến là nhóm beta lactam và nhóm macrolide. Các loại kháng sinh được dùng để điều trị viêm thanh quản bao gồm:

Đối với nhóm Beta lactam:

  • Amoxicilin
  • Cephalexin
  • Những loại thuốc cephalosporin thế hệ 1, 2 như: Cefaclor,  cefadroxyl, cefuroxime
  • Thuốc kháng men betalactamse, bao gồm: Sulbactam, acid clavulanic…

Nhóm macrolide: 

  • Roxithromycin
  • Azithromycin
  • Clarythromycin…

Các loại thuốc kháng viêm

Nếu còn băn khoăn chưa biết viêm thanh quản uống thuốc gì, các loại thuốc kháng viêm steroid cũng là nhóm thuốc có thể được chỉ định. Nhóm thuốc này còn được gọi bằng những tên khác như cortisone hoặc corticosteroid. Chúng có tác dụng làm giảm nhanh chóng các triệu chứng bệnh viêm thanh quản. Nhưng nó chỉ được sử dụng trong các trường hợp cần thiết vì thuốc kháng viêm dễ gây tác dụng phụ.

Các loại thuốc kháng viêm steroid thường được dùng bao gồm:

Ngoài ra, những loại thuốc chống viêm dạng men như alpha chymotrypsin, lysozym cũng sẽ được chỉ định.

Viêm thanh quản uống thuốc gì
Viêm thanh quản ở trẻ uống thuốc gì?

Thuốc điều trị tại chỗ

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc dạng viên uống, bệnh nhân có thể áp dụng các loại thuốc điều trị tại chỗ như:

  • Dùng các loại khí dung, bơm thuốc thanh quản bằng cách sử dụng các hỗn dịch kháng viêm corticoid (hydrococtison, dexamethason…), các kháng sinh hoặc các loại thuốc kháng viêm dạng men.
  • Có thể dùng thêm các loại dung dịch giảm viêm, sát khuẩn tại chỗ như BBM…

Những loại thuốc điều trị tại chỗ thường có tác dụng làm giảm tức thời các triệu chứng bệnh viêm thanh quản. Do đó, nếu các mẹ chưa biết trẻ bị viêm thanh quản uống thuốc gì thì có thể tham khảo những loại thuốc này để điều trị cho con. Nhưng cần phải tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để bảo đảm an toàn.

Các loại thuốc hạ sốt, giảm đau

Khi bị viêm thanh quản, ho khan, đau họng, sốt cao là những triệu chứng thường gặp. Đặc biệt là trẻ em. Do đó, sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Vậy khi người trưởng thành hoặc trẻ bị viêm thanh quản uống thuốc gì?

  • Paracetamol
  • Ibuprofen
  • Piroxicam
  • Aspirin
  • Truyền dịch cho cơ thể

Sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm hạ sốt, giảm đau hoặc bất kỳ loại thuốc tây nào khác đều khiến bệnh nhân có nguy cơ gặp tác dụng phụ. Chính vì thế, hãy chú ý tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ khi sử dụng.

Súc họng đúng cách có thể làm giảm các triệu chứng viêm thanh quản gây ra
Súc họng đúng cách có thể làm giảm các triệu chứng viêm thanh quản gây ra

Lưu ý khi chữa viêm thanh quản bằng thuốc tây

Những thông tin cung cấp trên đây đã phần nào giải đáp được cho chúng ta câu hỏi viêm thanh quản uống thuốc gì. Tuy nhiên, dùng thuốc tây luôn luôn tiềm ẩn gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh nhân cần chú ý các vấn đề sau để đảm bảo an toàn cho bản thân:

  • Dùng thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cách dùng. Tuyệt đối không được tự ý tăng, giảm hoặc bỏ liều khi chưa được sự cho phép từ bác sĩ.
  • Với những loại thuốc dạng xịt hoặc các loại dung dịch sát khuẩn súc họng, hãy đảm bảo bản thân biết cách dùng đúng. Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng bệnh nặng hơn khi dùng thuốc sai cách.
  • Cần chú ý tình trạng sức khỏe bản thân. Khi thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường, ngưng dùng thuốc ngay và liên hệ với các trung tâm y tế để được hướng dẫn xử lý.

Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cần chú ý điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt. Nó không chỉ giúp bệnh mau được chữa lành mà còn có tác dụng phòng bệnh cho bản thân. Dưới đây là một số biện pháp có thể áp dụng:

  • Không nên tiếp xúc trực tiếp với những người đang bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp trên, cảm cúm…
  • Chú ý giữ ấm cho cơ thể về mùa lạnh, nhất là trẻ nhỏ. Không nên lạm dụng giọng nói của bản thân.
  • Bổ sung cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng, thực phẩm tươi ngon để tăng cường sức đề kháng cho bản thân.
  • Đeo khẩu trang khi đi đường. Tránh tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, khói thuốc lá…

Trên đây là các loại thuốc tây chữa viêm thanh quản và một vài lưu ý khi sử dụng. Bất cứ loại thuốc nào cũng có nguy cơ gây tác dụng phụ. Do đó, trước khi sử dụng bệnh nhân nên tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ để tránh gặp phải những vấn đề không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Cách điều trị viêm thanh quản mãn tính ở trẻ em

Phòng và điều trị viêm thanh quản ở trẻ dưới 12 tháng tuổi

Viêm thanh quản ở trẻ em rất phổ biến và có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho con nếu...

Viêm thanh quản cấp ở trẻ em là gì? Cách điều trị như thế nào?

Viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em: Nhận biết và điều trị

Viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em thường chỉ kéo dài trong vòng 7 - 10 ngày, sau đó...

viêm thanh quản cấp tính

Viêm thanh quản cấp tính là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm thanh quản cấp tính là tình trạng viêm nhiễm tại niêm mạc thanh quản kéo dài trong khoảng thời...

Viêm nắp thanh quản

Viêm nắp thanh quản: Tổng quan về bệnh và cách điều trị

Theo các nghiên cứu mới đây tại Hoa Kỳ, viêm nắp thanh quản là căn bệnh đang rất phổ biến...

Chi phí phẫu thuật cắt hạt xơ dây thanh là bao nhiêu tiền?

Chi phí phẫu thuật cắt hạt xơ dây thanh là đề tài mà khá nhiều bệnh nhân nhận chỉ định...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *